Chọn dầu ăn theo cách của chuyên gia

Mới đây, tại Hải Phòng và Quảng Ninh, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam và Cục an toàn thực phẩm tổ chức hội thảo “Sức khỏe và an toàn thực phẩm”. Trong đó, các chuyên gia đã cung cấp thông tin về vai trò của an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khỏe, đồng thời, đưa ra những khuyến cáo cụ thể về việc lựa chọn và sử dụng dầu ăn đúng cách.

Nhận biết mỡ bẩn, dầu ăn kém chất lượng

Thực tế cho thấy, thời gian qua, cơ quan chức năng đã kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở sản xuất dần ăn kém chất lượng, sử dụng dầu ăn đã qua chế biến, dùng các chất hóa học công nghiệp độc hại để có màu dầu đẹp, bảo quản được lâu hơn… Một số cơ sở sản xuất tự phát, hộ gia đình thu gom mỡ không rõ nguồn gốc, trực tiếp nấu và bán ra thị trường.

Không khó bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy chở từng can mỡ đem giao cho các quán ăn, nhà hàng hay lời chào mời mua những chai dầu ăn lớn, thương hiệu lạ lẫm với giá rẻ giật mình. Nhìn bằng cảm quan bên ngoài rất khó xác định được chất lượng sản phẩm. Do đó, lời khuyên hữu ích cho những bà nội trợ là nên chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín, có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng.

PGS. TS. Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia chia sẻ: “Dầu ăn chất lượng tốt có độ sánh, mùi thơm nhẹ, màu vàng có độ óng và trong suốt. Nếu dầu ăn có mùi khét, mùi tanh, mùi hôi, có cặn vẩn hay màu sắc lạ là dầu kém chất lượng. Người tiêu dùng nên lựa chọn những loại dầu ăn chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe như chất béo không bão hòa đa và đơn. Dầu ăn tốt phải là dầu khi xào nấu lên không bị đóng váng, đóng các mảng trắng, cặn mỡ trên thực phẩm khi nguội.”

Chọn dầu ăn theo cách của chuyên gia - 1

Từ chia sẻ của PGS. TS. Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia, lời khuyên hữu ích cho những bà nội trợ là nên chọn sản phẩm từ các nhà sản xuất uy tín, có xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng

Thói quen nguy hiểm của người Việt Nam đó là sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần mà không biết đây là nguồn gốc dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như ung thư.

Cách sử dụng dầu ăn đúng đắn nhất là không chiên đi chiên lại nhiều lần, không dùng dầu đã chiên lẫn với dầu chưa dùng, nên bảo quản dầu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và đậy kín nắp sau khi sử dụng.

Hãy là người nội trợ thông minh

Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, dầu gạo có tỷ lệ cân bằng lý tưởng giữa các chất béo thiết yếu, gần nhất với khuyến cáo về thành phần chất béo ưu việt của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tim mạch Mỹ (chất béo bão hòa: 30%, chất béo không bão hòa đơn: 38% và chất béo không bão hòa đa: 31%).

Trong dầu gạo còn chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E, Squalene cùng các loại axit béo Omega-3,6,9; tốt cho sức khỏe tim mạch, đẩy mạnh tuần hoàn máu, ngăn ngừa nguy cơ ung thư và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Trong chế biến thực phẩm, dầu gạo là một trong những loại dầu bền nhiệt, ít hao do có điểm bốc khói cao lên đến 254 độ C. Vì vậy, dầu gạo đáp ứng tốt mọi hình thức nấu nướng và rất an toàn khi chế biến các món chiên, nướng ở nhiệt độ cao, giúp giảm nguy cơ cháy khét và mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn.

Chọn dầu ăn theo cách của chuyên gia - 2

Theo PGS. TS. Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, dầu gạo chứa dồi dào các dưỡng chất Gamma-Oryzanol, Phytosterol, Vitamin E,... rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.

Lưu ý về những nguyên tắc an toàn trong sử dụng dầu ăn, các chuyên gia khuyến cáo nên chọn dầu ăn phù hợp mục đích sử dụng. Theo đó, với những món ăn chiên, nướng ở nhiệt độ cao thì nên chọn những loại dầu ăn bền nhiệt, chịu được nhiệt độ cao như dầu gạo, dầu đậu nành. Còn với các loại dầu ăn có khả năng chịu nhiệt thấp như dầu oliu thì chỉ nên dùng trộn sa lát, nấu canh hoặc xào ở nhiệt độ thấp.

Tuy nhiên, dù với bất kỳ loại dầu ăn nào cũng không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao, trên 1800C, để bảo đảm món ăn không bị cháy và giảm giá trị dinh dưỡng.

Một thông tin rất hữu ích cho những người nội trợ đó là những lý giải về hiện tượng dầu đông. Các chuyên gia khẳng định, hiện tượng dầu đông khi nhiệt độ hạ thấp là đặc tính tự nhiên của các loại dầu ăn (mỗi loại dầu ăn lại có một “điểm đông” khác nhau), hoàn toàn không phải do dầu ăn kém chất lượng. Có những loại rất dễ đông như như dầu dừa, dầu cọ và cũng có những loại dầu khó đông hơn như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu gạo... Dầu đông không gây ra biến đổi về hóa học nên không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, màu dầu ăn đậm hay nhạt do đặc tính tự nhiên của từng loại dầu ăn, không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Ví dụ: dầu đậu nành có màu vàng nhạt, dầu mè thơm có màu nâu cánh gián, dầu gạo có màu vàng sẫm…/.

Dầu gạo được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…và được biết đến như một trong những loại dầu có hàm chứa các dưỡng chất chống ô-xi hóa tự nhiên cao nhất. Gamma-Oryzanol trong dầu gạo không chỉ có khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào mà còn giúp giảm lượng cholesterol tổng hữu hiệu, đẩy lùi nguy cơ bệnh tim mạch. Chính vì vậy, dầu gạo có hàm lượng Gamma-Oryzanol càng cao càng có giá trị.