Chi tiết nghiên cứu được giải Nobel: “Nhịn ăn kéo dài tuổi trẻ”
(Dân trí) - Vào năm 2016, nhà khoa học người Nhật, Yoshinori Ohsumi, đã đoạt giải Nobel ở lĩnh vực Sinh lý học và Y học bởi nghiên cứu về autophagy trong nấm men. Nghiên cứu cho thấy nhịn ăn một thời gian ngắn có tác động tích cực đến việc tái tạo tế bào và làm chậm quá trình lão hóa.
Hôm nay, chúng tôi sẽ cho bạn biết về tất cả những gì mà Yoshinori đã nghiên cứu được!
1. Các tế bào có thể tự ăn chính nó không?
Có, chúng nó có thể. Quá trình sử dụng và tái tạo lại các phần không cần thiết của tế bào được gọi là autophagy.Thuật ngữ được đặt tên dựa trên 2 từ tiếng Hy Lạp; đi với nhau, chúng có nghĩa là “tự ăn”.
Autophagy giúp đỡ cả tế bào lẫn cơ thể có nhu cầu loại bỏ các tế bào không cần thiết - tế bào chết hoặc hư hỏng. Cuối đời, các tế bào sẽ được sử dụng để tạo nên các tế bào mới trong tương lai.
Một tính năng của tế bào được phát hiện cách đây 60 năm. Nhưng mới gần đây, trong lúc nghiên cứu autophagy trong nấm men, Yoshinori Ohsumi đã xác định được bộ gen chịu trách nhiệm về nó. Hóa ra là các gen như vậy có thể tìm thấy ở hầu hết mọi sinh vật sống, kể cả là con người.
2. Lợi ích của việc “tự ăn” là gì?
Autophagy chịu trách nhiệm cho sự đổi mới của cơ thể, chống nhiễm trùng và thoát nước của chất độc. Các bất thường trong quá trình autophagy được kết nối với các bệnh khác nhau bao gồm ung thư, bệnh tiểu đường loại II, và bệnh Alzheimer. Người ta biết rằng một tế bào bị nhiễm cố gắng “tiêu hóa” vi khuẩn bằng cách sử dụng cùng một cơ chế và protein thường được sử dụng để tái tạo tế bào.
Nếu chúng ta kiểm soát được quá trình ảnh hưởng của autophagy trong các tế bào ung thư, ta có thể khiến cho cơ thể nghĩ về nó như những tế bào bị tổn thương và tiêu diệt chúng bằng nỗ lực riêng chứ không cần động đến hóa trị. Điều này hoàn toàn không sao vì nó chỉ thúc đẩy đổi mới tế bào ở người cao tuổi và cố gắng làm chậm quá trình lão hóa.
3. Làm thế nào để chế độ nhịn ăn ảnh hưởng đến việc tế bào “tự ăn”?
Trong lúc nhịn ăn, lượng đường trong máu giảm xuống, do đó, việc sản xuất insulin hay quá trình truyền glucose đến các mô cơ thể sẽ chậm lại. Đối với cơ thể con người, đó có nghĩa là nguồn cung cấp dinh dưỡng đã dừng lại và nó chuyển sang chế độ “sống xót”, điều này chứng tỏ việc sản xuất glucagon bắt đầu, chức năng quan trọng trong đó là sự kích thích autophagy.
Đó là phản ứng phòng thủ của cơ thể dựa trên việc sử dụng các tế bào “già” để có nguồn cung cấp dinh dưỡng.
4. Trước đây, chúng ta có biết gì về nó không?
Những ảnh hưởng tích cực của việc nhịn ăn luôn được phổ biến rộng rãi. Kinh Thánh kể rằng Chúa Giê-su và Môi-se từng nhịn ăn 40 ngày. Ở Ba Tư, người ta phải từ chối thức ăn trong vòng 50 ngày, trong khi Hồi giáo hiện đại đặt ra những hạn chế của việc tiêu thụ thực phẩm trong tháng lễ Ramadan.
Herodotus viết rằng người Ai Cập đã từng nhịn ăn 3 ngày trong mỗi tháng để phục hồi lại hệ thống sức khỏe. Socrates, Plato, Byron, Voltaire, Linnaeus, Milton, Newton, Rousseau, Leo Tolstoy - tất cả họ đều ăn chay một cách thường xuyên.
5. Nhịn ăn có dẫn đến mất khối lượng cơ và tốc độ trao đổi chất chậm không?
Trên thực tế, thời gian nhịn ăn có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất. Nhưng trong trường hợp nhịn ăn khoảng 12 đến 72 tiếng, tỷ lệ trao đổi chất sẽ tăng lên đáng kể. Nó được kết nối với việc giải phóng hoóc môn stressnoradreanaline gây ra cảm giác đói.
Quy định tương tự áp dụng cho sự mất khối lượng cơ. Nghiên cứu cho rằng nhịn ăn trong khoảng thời gian ngắn dẫn đến mức độ cao của hoóc môn tăng trưởng mang năng lượng từ mô mỡ. Các chức năng khác của nó như là anabolic hay anti-catabolic giúp ngăn chặn sự phá hủy khối lượng cơ.
6. Nhịn ăn thế nào là đúng?
Bạn nên cẩn thận.Trung bình, bạn cần 8 đến 12 tiếng để đốt cháy tất cả calo đã tiêu thụ trong ngày và bảo quản dưới dạng glycogen. Chỉ sau lúc đó, quá trình autophagy mới bắt đầu. Điều này đồng nghĩa với việc không nên nhịn ăn ít hơn 12 tiếng.
3 ngày nhịn ăn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Trong thời gian này, các tế bào không nhận được những vi lượng cần thiết và điều này có thể dẫn tới sự suy yếu hệ miễn dịch và các cơ quan nội tạng không hoạt động đúng chức năng.
7. Chế độ ăn nào bao gồm nhịn ăn ngắn hạn?
Chế độ ăn kiêng nổi tiếng nhất này có tên là "5/2". Chế độ này được phát minh bởi nhà báo người Anh, Michael Mosley. Vào năm 2012, một bộ phim dành cho một nghiên cứu về các chất hạn chế calo được phát hành. Với chế độ “5/2”, bạn ăn thức ăn thường xuyên trong 5 ngày một tuần nhưng trong 2 ngày bất kì, bạn phải giảm lượng calo đến 500 kcal cho phụ nữ và 600 kcal cho nam giới.
Martin Berkhan, một nhà báo, huấn luyện viên thể hình cung cấp một chế độ ăn kiêng khác được gọi là "16/8", nghĩa là bạn phải nhịn ăn trong vòng 16 giờ và làm việc trên một dạ dày trống rỗng. Ori Hofmekler tuân theo thói quen ăn uống tương tự trong chế độ ăn kiêng “20/4” do bản thân tự biến tấu. Với chế độ này, bạn chỉ có 4 giờ để ăn thức ăn và 20 giờ còn lại trong ngày, bạn có thể uống nước trái cây tươi và ăn các loại hạt hay trái cây sấy khô để lót dạ.
Hồ Tiên
Theo BR