Ngày Quốc tế người cao tuổi 1-10:

Chế độ dinh dưỡng và thuốc men hợp với người cao tuổi

Con người ta ai cũng phải già. Sự hóa già có những quy luật của nó. Nếu biết vận dụng các quy luật đó thì tuổi cao nhưng cơ thể vẫn cường tráng, tinh thần vẫn sảng khoái, làm việc bền bỉ có nhiều cống hiến cho đời.

  
Người già cần được khám sức khoẻ thường xuyên
Người già cần được khám sức khoẻ thường xuyên

Quá trình già có hai đặc điểm:

 

 Thứ nhất, Các phủ tạng ở tuổi 70 so với lúc 30 thì chức năng đều giảm:

 

- 20% tiêu thụ oxy - 40% mức lọc cầu thận

 - 35% cung lượng tim - 40% sức bóp tay.

 

Thứ 2: Có nhiều bệnh phát sinh:

 

- 43,6% bệnh xương khớp - 18,25% bệnh tiêu hóa

- 19,3% bệnh phổi - 18,52% bệnh tim mạch

 

Và còn biết bao nhiêu bệnh thuộc ngũ quan khoa: Mắt mờ, tai điếc, răng rụng... Vậy, như thế nào là sống đúng quy luật để nâng cao tuổi thọ? Chúng ta phải quan tâm mấy vấn đề cốt lõi sau:

 

Môi trường sống phải thật trong sạch (không khí, nước...) sẽ hạn chế được các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột, đường tiết niệu… Bài học về môi trường trên thế giới cũng như trong nước đã giúp ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường bức thiết biết chừng nào.

 

Lao động cần cù bền bỉ giúp con người trẻ lâu và hữu ích. Theo thống kê 95% các cụ sống trên 100 tuổi đều là những người lao động từ bé cho đến 100 tuổi vẫn cưỡi ngựa, săn bắn, tóc chưa bạc hết, răng còn chắc, mắt còn tinh... ở tuổi 80 nhiều cụ vẫn sáng tác, kinh doanh giỏi...

 

Chế độ ăn uống: Thanh đạm nhưng giàu sinh tố nghĩa là nhiều hoa quả, rau tươi, ít đường và ít nước. Chế độ ăn của giáo sư OhSaWa, Giám đốc Viện khoa học Viễn Đông ở Paris khuyên ta: Tăng ngũ cốc, giảm thịt cá, ăn gạo lứt, muối vừng, đậu phụ... được nhiều người áp dụng hiệu quả. Những thông tin gần đây cho thấy: Người cao tuổi nên ăn các loại acid béo không no như loại Oméga 3 (tăng cường trí nhớ) và acid Linoleic (phòng bệnh tim mạch và ung thư).

 

Cần nhắc các cụ uống đủ nước hàng ngày để tránh khô teo và táo bón. Phải uống được 1,5 lít nước mỗi ngày chưa kể canh và hoa quả. Khi ra nhiều mồ hôi tiêu chảy hay sốt cao phải bù đủ nước cả đường uống và đường truyền.

 

Bổ sung sinh tố không được coi nhẹ: Vì cần một lượng rất ít nhưng vô cùng quan trọng.

 

Sinh tố A: Chống giảm thị lực, tăng sức đề kháng, chống viêm xơ.

 

Sinh tố B: Tăng cường hoạt động cơ bắp và thần kinh.

 

Sinh tố C: Tăng cường hoạt động các tế bào, giảm mệt mỏi, vững thành mạch, dùng liều cao có thể chữa ung thư (theo Viện nghiên cứu y tế quốc gia Hoa Kỳ tháng 3/2006).

 

Sinh tố D: Chống loãng xương, nếu bổ sung canxi mà thiếu sinh tố D thì canxi không giữ được sẽ bị đào thải qua thận dễ sinh sỏi.

 

Sinh tố E: Rất cần trong lão khoa, giúp chống xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, giúp trẻ ra và chống được ung thư tiền liệt.

 

Sinh tố F: Cùng sinh tố C chống xơ vữa động mạch và ung thư.

 

Sinh tố P và PP: Làm vững thành mạch, chống phóng xạ của các tia tử ngoại và các bức xạ khác đồng thời chống lại thoái hóa tế bào.

 

Một số chế phẩm phối hợp rất cần là:

 

Acid Folic là chất không thể thiếu trong tổng hợp Nucleoprotein chữa thiếu máu.

 

Nhóm sinh tố B (B1, B6, B12) phối hợp với C ngăn ngừa xơ vữa động mạch, trong khẩu phần ăn, hấp thụ kém qua đường ruột người cao tuổi.

 

Calcium: Chống loãng xương, đau khớp, bổ phổi. Thường kết hợp với A và D thành viên calcinta. Kết hợp với C, PP và acid hypophosphore calcicorbierè bằng đường uống.

 

Arcalion 200 (Sulbutiamine 200mg): Kết hợp nhiều tá dược chống mệt mỏi, tăng trí nhớ, cải thiện tình dục.

 

Theo kinh nghiệm của chúng tôi:  Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thanh đạm đủ chất, chế độ lao động hợp lý các cụ mỗi ngày chỉ cần dùng:  Arcalion 200: 2 viên/ uống một lần.

 

- Liptaminne 1 viên (đủ các sinh tố và khoáng chất) thì chắc chắn tuổi thọ được nâng cao, cuộc sống sẽ tươi đẹp, nêu gương sáng cho con cháu.

 

Theo Sức khỏe & Đời sống