Chảy máu chân răng nhưng không đi khám, một người tử vong

Một nam bệnh nhân (36 tuổi, ở Hòa Bình), bị bầm tím trên da, chảy máu chân răng trong lúc đánh răng, không đi khám đến khi quá nặng, xuất huyết não nên đã không qua khỏi.

Chảy máu chân răng nhưng không đi khám, một người tử vong - 1

Ngày 15/12, Ths.BS Lê Quang Tường – Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp một nam bệnh nhân (36 tuổi, ở Hòa Bình), dù đã được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nhưng do bệnh quá nặng, xuất huyết não nên đã không qua khỏi.

Theo bác sĩ Trường, ban đầu bệnh nhân xuất hiện một số vết bầm tím trên da, thậm chí mỗi khi đánh răng lại xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng.

Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cũng cho biết, hàng ngày khoa tiếp nhận khoảng 50-70 bệnh nhân đến khám do căn bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là căn bệnh về máu có tỷ lệ người mắc nhiều nhất hiện nay.

Ths.BS Lê Quang Tường cảnh báo chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu của bệnh.
Ths.BS Lê Quang Tường cảnh báo chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu của bệnh.

BS Tường cho biết, hiện có không ít người vẫn chưa hiểu và nhận thức đúng về căn bệnh này. Thậm chí nhiều người khi thấy những dấu hiệu ban đầu, nhưng lại chủ quan không đi khám, đến khi phát hiện thì bệnh đã gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, do những dấu hiệu này không xuất hiện thường xuyên nên bản thân bệnh nhân và gia đình chủ quan. Đến khi bệnh nhân đau đầu dữ dội, da xanh xao gia đình mới đưa ra bệnh viện tỉnh khám. Sau khi làm các xát nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Khi chuyển xuống Viện huyết học Truyền máu Trung ương, bệnh nhân đã có hiện tượng xuất huyết não. Dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa, nhưng do bệnh ở giai đoạn quá muộn nên bệnh nhân đã tử vong.

BS Tường khuyến cáo mọi người cần hết sức chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo trước như xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, máu chân răng, chảy máu kinh nguyệt kéo dài. Trong đó, biểu hiện sớm và dễ nhận biết nhất là tình trạng xuất hiện các vết bầm trên da.

Khác với sốt xuất huyết, các vết bầm của căn bệnh này đa hình thái như nốt, chấm, mảng và rải rác ở tay chân hay lan rộng toàn thân. Các vết xuất huyết ban đầu có màu đỏ, sau đó chuyển sang vàng nhạt và thâm. Cuối cùng để biết chính xác người bệnh có bị xuất huyết giảm tiểu cầu hay không.

Để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thường xuyên đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu kịp thời để phát hiện bệnh, đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như trên.

Theo Diệu Thu

Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm