Chân bạn bao nhiêu tuổi - làm sao để biết?
(Dân trí) - Giữ một vị trí quan trọng đến vậy song đôi chân lại không thực sự được chú ý và quan tâm đúng cách, khiến chúng có thể đang âm thầm "già" đi với những căn bệnh khó nhận diện. Vậy làm sao để bạn đo được tuổi chân
Bạn đang ở tuổi 40, nhưng đôi chân có thể già hơn tuổi thật rất nhiều
Có thước đo để có thể đo được tuổi thật của đôi chân cũng như mức độ lão hóa của nó. Nhưng thực tế mọi người thường lo ngại sự "già" đi của làn da, cột sống và trái tim, mà lại quên chăm lo cho "trái tim thứ hai" của cơ thể - đó là đôi chân của chính mình.
Nâng đỡ cả cơ thể, duy trì nhiều hoạt động quan trọng, đôi chân có thể coi là bộ phận lĩnh trách nhiệm nặng nề nhất. Giữ một vị trí quan trọng đến vậy song đôi chân lại không thực sự được chú ý và quan tâm đúng cách, khiến chúng có thể đang âm thầm "già" đi với những căn bệnh khó nhận diện.
Một trong những căn bệnh phổ biến và gây lão hóa cho đôi chân nhanh nhất là suy giãn tĩnh mạch. Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng hồi lưu máu về tim, khiến máu dồn ứ ở chân và gây ra tình trạng viêm trong thành và van tĩnh mạch.
Tại Việt Nam cứ 10 bệnh nhân đến phòng khám thì có 6 ca mắc suy giãn tĩnh mạch. Những đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất là phụ nữ đã mang thai, người thừa cân, người cao tuổi, người phải đứng hoặc ngồi nhiều trong thời gian dài...
Theo nguyên lý hoạt động của cơ thể, tim co bóp đưa máu theo các động mạch mang các dưỡng chất nuôi cơ thể, sau đó hệ thống tĩnh mạch sẽ đưa máu từ các bộ phận chảy ngược về tim. Đôi chân là bộ phận xa tim nhất và chịu lực dồn từ trên xuống. Hệ thống mạch máu của chi dưới có nhiệm vụ đẩy ngược máu lại tim từ nơi xa nhất của cơ thể. Xa nhất và phải chịu nhiều áp lực nhất chính là những lý do khiến hệ thống mạch máu của đôi chân dễ bị giãn tĩnh mạch nhất, khi phải chuyển máu ngược trọng lực với một quãng đường dài.
Chữa trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, các bác sĩ cần dựa vào triệu chứng và tình trạng cụ thể, để chỉ định phương pháp điều trị gồm một hoặc nhiều biện pháp. Đơn giản nhất là các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc, như Daflon®500mg, với cơ chế hoạt động chính của thuốc là giúp tăng trương lực và tăng tính thẩm thấu của tĩnh mạch.
Tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp nội tĩnh mạch gồm tiêm xơ giúp hình thành mô sẹo và đóng các tĩnh mạch bị giãn, hay can thiệp bằng laser hoặc sóng cao tần để phá hủy tĩnh mạch bị giãn. Nếu các phương pháp trên không phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định phải phẫu thuật để loại bỏ tĩnh mạch bị giãn.
Như vậy, phát hiện sớm suy giãn tĩnh mạch là rất quan trọng. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh lại rất dễ dàng bị bỏ qua. Theo các bác sĩ, đa phần bệnh nhân trước khi phát hiện bệnh không biết về bệnh chứng và cũng ít than phiền về các triệu chứng.
Thực tế, các biểu hiện ban đầu của bệnh như đau, sưng, nặng, chuột rút, đổi màu da, ven xanh tím nhỏ thường khiến nhiều người lầm tưởng với bệnh thiếu canxi hoặc xương khớp. Mặt khác, suy giãn tĩnh mạch có thể tiến triển với các triệu chứng tăng dần theo thời gian nhưng không quá dồn dập càng dễ khiến người bệnh chủ quan bỏ qua các dấu hiệu, dẫn đến tình trạng khi phát hiện, bệnh đã có thể bước vào giai đoạn nặng gây biến chứng như loét, gây huyết khối, xuất huyết.
Để biết được chính xác tình trạng của đôi chân, và để có phương pháp chăm sóc hoặc điều trị tốt nhất cho đôi chân, người bệnh nên thực hiện kiểm tra sàng lọc.
Nhằm giúp cộng đồng kiểm soát và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, chương trình kiểm tra miễn phí đôi chân "Đo tuổi chân - Tư vấn suy tĩnh mạch miễn phí" đang được Daflon®500mg phối hợp các nhà thuốc thực hiện tại 450 nhà thuốc trên 16 tỉnh thành, các ngày trong tuần từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Thông tin chi tiết tại https://daflon.com.vn/song-khoe-cung-suy-tinh-mach/
Chương trình kiểm tra có thể giúp phát hiện kịp thời các nguy cơ cảnh báo bệnh, tạo thói quen chủ động trong chăm sóc sức khỏe. Cùng với các tài liệu, thông tin về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch, chương trình có thể sẽ giúp mọi người nhận thức rõ hơn về bệnh, cách phát hiện và phòng tránh.