1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chăm sóc gót ngà

(Dân trí) - Để “gót ngà” hồng hào, mạnh khoẻ, không bị đau, bị chai… bạn cần chú ý:

Cắt tỉa

 

Cắt tỉa móng chân thường xuyên bằng đồ dùng chuyên dụng chất lượng tốt. Không nên dùng bộ làm móng kém chất lượng hoặc dùng chung với người khác, vì có thể gây bệnh. Không nên cắt móng quá ngắn nếu bạn bị bệnh tiểu đường.

 

Xử lý vết chai

 

Loại bỏ vết chai bằng đá bọt, đừng cố cậy, bóc hoặc cắt lớp chai đi. Nếu làm như vậy, vết chai về sau sẽ còn sần sùi, đau và dày hơn lớp trước.

 

Dưỡng da

 

Dùng sản phẩm dưỡng da hàng ngày để giữ ẩm. Da khô dẫn đến việc tạo thành vết chai da và nứt ở gót chân. Không nên bôi kem vào kẽ chân.

 

Rửa sạch và lau khô bàn chân

 

Rửa sạch chân hàng ngày bằng nước xà phòng ấm. Không nên ngâm chân quá lâu vì sẽ làm mất chất dầu tự nhiên trên da. Nhớ lau khô chân, đặc biệt là các kẽ bàn chân.

 

Đi giầy vừa bàn chân

 

Giày mềm, êm, vừa với cỡ chân là tốt nhất, điều này vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ đôi chân vì bàn chân của chúng ta phải chịu một lực lớn từ toàn bộ cơ thể dồn xuống. Do đó, nên chọn giầy đúng cỡ giúp chân thoải mái và chống đỡ tốt với sức nặng cơ thể. Đôi tất cũng phải sạch sẽ, thay giặt thường xuyên nếu không đôi chân sẽ bốc mùi khó chịu gây ra nấm kẽ chân và hôi chân.

 

Những vấn đề thường gặp

 

Da phồng rộp - không nên nặn hoặc bóc chỗ da đó. Nên để chỗ phồng rộp tự sẹp đi và biến mất.

 

Vết thương - Rửa vết thương bằng dung dịch khử trùng rồi băng lại. Nếu vết thương nghiêm trọng thì nên đến dịch vụ y tế để có biện pháp thích hợp.

 

Đi chân không? Nhớ kem chống nắng

 

Đôi chân rất nhạy cảm với nắng vì luôn được giày bảo vệ bên ngoài. Do đó nếu đi chân không hoặc đi dép, da chân sẽ bị cháy nắng rất nhanh.

 

Nấm chân là bệnh khá phổ biến và có thể ngăn ngừa bằng cách vệ sinh chân thật tốt, đi tất sạch, rửa và lau khô chân thường xuyên.

 

Thuý An

Theo health24