Trung Quốc:
Cảnh báo sức khỏe từ sương mù
(Dân trí) - “Sương mù gây ra nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người dân” là lời cảnh cáo từ nhóm nghiên cứu vệ sinh môi trường của Đại học Phúc Đán,Thượng Hải.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy tính nguy hại nghiêm trọng của các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5micromet (PM2,5) và việc dùng thuốc phòng ngừa PM2,5 sẽ làm tăng nguy cơ lớn mắc bệnh phổi.
Trước đó không lâu, Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã đồng ý chi 5 tỷ nhân dân tệ để xử lý ô nhiễm không khí và dự tính phải mất 10 năm mới giải quyết được tình trạng ô nhiễm không khí này. Và đồng nghĩa với điều này, những ảnh hưởng sức khỏe đối với con người sẽ còn tiếp tục kéo dài từ nay cho tới đó.
PM 2.5 trong sương mù gây ra ung thư
Nghiên cứu cho thấy sau khi bụi PM2,5 vào mô phổi sẽ ảnh hưởng lớn cho chức năng thực bào của tế bào phế nang đồng thời ảnh hưởng đến sự lưu động và độ thấm của màng tế bào thượng bì phổi, gây rò rỉ thành phần bên trong tế bào và khiến chúng chết đi.
Ngoài ra, PM2,5 còn làm cho thành phần sinh hóa của mô phổi thay đổi và gây ra viêm nhiễm. Viêm nặng và lâu dài sẽ làm cho mô tăng sinh, xơ hóa, gây ra bệnh phổi và ung thư phổi.
Trung tâm nghiên cứu của WTO cho biết có đầy đủ chứng cứ chứng minh rằng tiếp xúc không khí ô nhiễm gây ung thư phổi, mức độ tiếp xúc với không khí ô nhiễm dạng hạt càng sâu, nguy cơ mắc ung thư phổi càng lớn.
Theo số liệu báo cáo gần nhất, trong những người chết vì ung thư phổi năm 2010, toàn thế giới có 22,3 triệu người bị viêm phổi do không khí ô nhiễm. Ở Trung Quốc mỗi phút có 6 người được chẩn đoán ung thư với tỉ lệ phát bệnh hàng đầu thuộc về ung thư phổi (mỗi năm có 8.555 người mắc ung thư phổi).
“Phổi tươi” thành “phổi đen” sau 6 ngày
Nghiên cứu giải phẫu chuột cống sống chung với PM2,5 liên tục 6 ngày cho thấy mô phổi trở nên cứng, thiếu đàn hồi, hiện màu đỏ sẫm, hai bên màu trắng đục, mô phổi có sự lấn chiếm, khuếch tán rõ rệt của chất hạt đen, gọi tắt là “phổi đen”.
Chuyên gia nhóm nghiên cứu cho biết: “Một khi hạt PM2,5 làm tổn thương phổi sẽ khiến việc điều trị mất thêm nhiều thời gian và chi phí. Còn khi đã hình thành “phổi đen” rồi thì sẽ khó điều trị khỏi hoàn toàn”.
Hạt PM2,5 có thể hể mang theo sulfur dioxide, thậm chí vi rút vào trong phế nang, bị tế bào thực quản “nuốt chửng” và vĩnh viễn lưu lại trong đó.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết dày đặc sương mù và dù khẩu trang hoạt tính chỉ giúp bảo vệ một phần nhỏ nhưng cũng giúp hạn chế phần nào sương mù ô nhiễm vào phổi.
Tùng Đan
Theo people