Cảnh báo nguy cơ mắc ung thư vú khi nâng ngực
(Dân trí) - Theo một nghiên cứu công bố trên JAMA Oncology, nâng ngực liên quan với tăng nguy cơ ung thư hiếm gặp lympho. Đây là vấn đề đã được biết đến cách đây 2 thập kỷ nhưng nghiên cứu này là lớn nhất từ trước tới nay.
Các nhà khoa học giờ đã có thể hiểu nâng ngực làm tăng nguy cơ ung thư vú như thế nào.
Như bài nghiên cứu mô tả, độn ngực sẽ kích thích phản ứng viêm. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn bám trên bề mặt túi cấy ghép cũng góp phần gây ra nguy cơ này. Và một số phụ nữ thậm chí mắc ung thư sau khi phẫu thuật nâng ngực ít lâu.
Theo số liệu trong nghiên cứu, nâng ngực làm tăng 421 lần nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào lớn (lymphoma non-Hodgkin). Tuy nhiên, cứ 7.000 phụ nữ nâng ngực sẽ chỉ có 1 phụ nữ mắc thể ung thư này.
Sự khác biệt này là do ung thư thể lymphoma rất hiếm. Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, chỉ có 4,3% ca ung thư ở Mỹ là thể lymphoma non-Hodgkin. Do là thể hiếm nên những yếu tố làm tăng nguy cơ rõ rệt như nâng ngực, cũng chỉ khiến 1 vài người trong nhóm mắc bệnh,
Nghiên cứu này được thực hiện tại Hà Lan, nơi có khoảng 45% ca nâng ngực là đặt túi có bề mặt nhám (dành cho người có cơ ngực chắc khỏe). Trong số những phụ nữ mắc bệnh lymphoma, có khoảng 82% là đặt túi nâng có bề mặt nhám.
Những trường hợp ung thư biểu mô tế bào lớn liên quan với nâng ngực đầu tiên được công bố là vào năm 1997.
Sau 1 nghiên cứu năm 2008, FDA đã công bố báo cáo cho thấy nâng ngực lien quan với ung thư này vào năm 2011. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã công nhận nâng ngực liên quan với ung thư.
Tuy nhiên, theo TS Daphne de Jong, nhà nghiên cứu bệnh học, TT Y tế ĐH VU, nguy cơ ung thư gia tăng không đồng nghĩa với việc chúng ta cấm nâng ngực nhưng phụ nữ cần ý thức về nguy cơ và các triệu chứng liên quan với dạng ung thư này, bao gồm sưng và xuất hiện u cục sau khi nâng ngực.
“Phụ nữ không nên hoảng sợ nhưng họ nên nhận thức rõ về nó”, de Jong nói.
Nhân Hà
Theo newsweek