Cẩm nang “hậu giãn cách”: lạc quan nhưng đừng chủ quan
(Dân trí) - Hàng loạt thói quen, nếp sống cần được khắc phục để phù hợp với giai đoạn này, thế nhưng qua bộ ảnh hài hước, sinh động này lại cực kì dễ nhớ.
“Hãy thiết lập trạng thái bình thường MỚI, vừa đẩy mạnh kinh tế xã hội, vừa chống dịch hiệu quả” - câu nói mà phải 99% chúng ta nghe đều đặn trước mỗi cuộc điện thoại. Thế nhưng, điều gì mới cũng sẽ mất một khoảng thời gian để ghi nhớ và làm quen (hoặc quên luôn). Nhất là khi nhịp sống đang dần trở lại sau chuỗi ngày cách ly “chán ngán”, người người tay bắt mặt mừng, nhà nhà sum vầy nâng ly vui vẻ.
Sau đại dịch toàn cầu, chúng ta thay đổi gì?
Trạng thái bình thường mới sau những biến cố lịch sử đòi hỏi chúng ta phải sống với suy nghĩ mới – “Lạc quan thì được, chủ quan thì đừng”. Tại Hàn Quốc, chỉ sau gỡ bỏ quy định giãn cách xã hội 4 ngày, 34 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện. Các thành phố ở tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) đã tạm ngừng mọi dịch vụ xe buýt và tàu lửa, đóng cửa trường học và cách ly hàng chục ngàn dân do sợ dịch bệnh Covid-19 lây lan vượt ngoài tầm kiểm soát từ ngày 18/5 do dịch tái bùng phát. Ở Việt Nam, số ca mắc bệnh mới vẫn xuất hiện qua đường nhập cảnh trái phép từ Campuchia, hoặc những chuyến bay chính thống đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về.
Nguy cơ lây nhiễm vẫn đang rình rập trên mọi ngóc ngách. Nếu bình thường là bắt tay rồi cầm nắm mọi vật, thì nay, bình thường mới là rửa tay 6 bước thường xuyên. Nếu bình thường việc đi du lịch xoay quanh hành lý và passport, thì định nghĩa bình thường mới là thêm việc cần theo dõi để chắc chắn sự dịch chuyển không mang tính lây lan. Bình thường mới là những quy chuẩn được rút ra sau đại dịch, cho cuộc sống an toàn hơn, như việc giữ khoảng cách, giới hạn quy mô những hoạt động cộng đồng, luôn đeo khẩu trang ở những nơi công cộng, và luôn rửa tay đúng cách trong những thời điểm cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Y Tế ...
Nếu những điều này khó nhớ? Hãy xem ngay loạt hình thú vị đang khiến cư dân mạng chia sẻ nhanh chóng, gói gọn những thói quen về những nếp sống cẩn thận mới cần được cập nhật sau đại dịch.
Nếu như bắt tay là hành động khiến chúng ta tin tưởng, hiểu nhau hơn trước khi gặp gỡ, thì bây giờ, “chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời”. Nhưng không phải nhớ vì quá thấu hiểu, mà nhớ để… tránh xa, không bao giờ gặp lại! Đôi khi, một cái bắt tay trao đổi vi khuẩn và virus có thể trở thành nguồn lây không thể kiểm soát.
Vi khuẩn rình rập ở mọi nơi, đặc biệt, trong thực phẩm sống còn có chứa vi khuẩn E.Coli, dễ gây ra những bệnh như tiêu chảy hay viêm màng não ở trẻ em. Cầm vào đồ sống, rồi lại nhón ít đồ ăn ngoài chợ để thử, mẹ bệnh, cả nhà buồn.
Không xét đến góc nhìn nhân quả, việc hạn chế tiếp xúc nơi công sở cũng giúp bạn an toàn hơn trong giai đoạn này. Máy tính để bàn có nhiều vi trùng hơn - gấp khoảng 400 lần - so với chỗ ngồi trong nhà vệ sinh. Điện thoại văn phòng của bạn có thể còn tồi tệ hơn máy tính để bàn của bạn, với trung bình 25.000 vi trùng trên một inch vuông. Vi khuẩn có thể ẩn và phát triển trên các nút của thang máy, máy in, máy photocopy, fax cũng như các thiết bị khác.
Vậy nên, nếu “buôn dưa lê” trong văn phòng, bạn không chỉ có nguy cơ nhiễm bệnh từ “vật chủ” đối diện, mà còn có thể vô tình “vướng karma”, sứt mẻ tình đồng nghiệp.
Không chỉ Covid-19, mà nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cũng lây lan qua việc ăn chung chén uống nước ly, cụ tỉ như viêm gan A chẳng hạn.
Xem trọn bộ ảnh “Lạc quan thì được, chủ quan thì đừng” đây nhé: https://www.facebook.com/LifebuoyVietnam/posts/2858390977619742?__tn__=-R
Trường Thịnh