Cái kết có hậu của hành trình tìm lại sự kết nối với con

Trường Thịnh

(Dân trí) - Từng khiến hai anh em trở nên bất hòa, từng khiến mối quan hệ mẹ con trở nên rất xa cách chỉ vì cách cư xử thiếu công bằng, nay chị Bình đã tìm thấy cái kết có hậu cho mình, để trở thành người phụ nữ hạnh phúc.

Mất kết nối với con chỉ vì sự thiên vị

Câu chuyện cha mẹ thiên vị không phải là một chủ đề mới lạ, mà ngược lại, luôn là đề tài thu hút sự chú ý của đông đảo phụ huynh. Mặc dù chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ cha mẹ thiên vị con cái, nhưng các chuyên gia cho rằng, con số này là không nhỏ. Bên cạnh đó, một thực tế là nhiều bố mẹ không nhận ra bản thân đang đối xử bất công với con của mình. Vì không nhận ra sự bất thường trong cách giáo dục nên bố mẹ gần như không có sự điều chỉnh.

Cụ thể như câu chuyện của chị Trần Thị Bình đến từ Sóc Sơn, Hà Nội. Chị có 2 cậu con trai, một cháu lớp 4 và một cháu lớp 6. Cũng giống như nhiều bà mẹ khác, chị Bình dành rất nhiều tình yêu thương cho con trai thứ 2, luôn bắt anh lớn phải nhường em trong mọi việc, vì đơn giản "con lớn hơn, con phải nhường em chứ". Chính từ sự đối xử thiếu công bằng, thiên vị đối với đứa em nhỏ của mẹ, mà anh lớn luôn cảm thấy ghét đứa em của mình, con không chia sẻ bất cứ thứ gì với em, luôn tị nạnh với em, và thậm chí còn thường đánh em.

Mỗi lần như vậy, chị Bình thường không kiểm soát được cảm xúc, không kiềm chế được cơn nóng giận, và đã trừng phạt con bằng những trận đòn roi mà không cần nghe bất cứ lời giải thích nào. Chị Bình chia sẻ: "lúc đánh con thì chỉ nghĩ như vậy là tốt cho con, yêu thì cho roi cho vọt, con là trẻ con, mình phải đánh thì con mới nên người được".

Cái kết có hậu của hành trình tìm lại sự kết nối với con - 1

Chính từ sự đối xử thiếu công bằng, thiên vị đối với đứa em nhỏ của mẹ, mà anh lớn luôn cảm thấy ghét đứa em của mình (Ảnh minh họa: Gettyimages).

Nhưng chị đâu biết rằng, những hành động đó chỉ lại từng ngày đẩy con ra xa mình hơn, và khiến con ngày càng mất kết nối với mẹ. Con trai lớn dần không nghe lời mẹ nói, con kháng cự trước mọi yêu cầu của mẹ, luôn giận dỗi và từ chối mọi hành động yêu thương của mẹ.

Chị Bình chia sẻ, mỗi lần đánh con xong, chị cũng cảm thấy rất hối hận. Nhưng chính bản thân chị cũng cảm thấy rất bối rối, rất trăn trở, không biết làm cách nào để thay đổi hành vi của con, để khiến hai anh em trở nên hòa hợp.

Khi nỗi đau đủ lớn, giải pháp sẽ xuất hiện

Tình cờ biết đến các chương trình về nuôi dạy con của Thạc sĩ Khoa học giáo dục, chuyên gia trị liệu tâm trí Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành), chị Bình không ngờ rằng, đây chính là bước ngoặt quan trọng khiến mình thay đổi hoàn toàn cách cư xử với con trai.

"Hóa ra từ trước tới nay tôi đã là một người mẹ vô minh mà mình không hề hay biết. Học được cô tôi mới biết, tất cả đứa trẻ trên đời này đều cần được đối xử như nhau, và nguyên nhân chính khiến con ghét em là bởi bố mẹ đã vô tình khiến con cảm thấy lạc lõng, bị bỏ rơi. Nhờ cô, tôi mới biết những hành động của mình không phải là để tốt cho con, mà chỉ làm đứa con của mình ngày càng thêm tổn thương về mặt tinh thần", chị nghẹn lời.

Những ngày sau đó, chị đã từng bước thay đổi, bởi chị biết nếu muốn con thay đổi thái độ với em, thì chính chị phải là người thay đổi cách cư xử với con. Chị dành nhiều thời gian cho con lớn hơn, chị tâm sự với con nhiều hơn, và đã thể hiện sự quan tâm, yêu thương hai con một cách đồng đều. Chị dẫn đứa con lớn đi chơi, dành thời gian ở một mình với con nhiều hơn và học cách trở thành người bạn để con có thể dễ dàng chia sẻ, tâm sự mọi chuyện trong cuộc sống. Bởi chị Bình biết rằng, chỉ có lắng nghe, thấu hiểu cảm giác của con, thì mới có thể kết nối lại mạnh mẽ với đứa con trai lớn của mình.

Và sau một thời gian, con trai lớn của chị đã có sự chuyển hóa rõ rệt. Con đã biết yêu thương em, không còn sự tị nạnh giữa 2 anh em nữa mà thay vào đó là sự quan tâm, sự chia sẻ. Hai anh em bây giờ đã trở thành đồng minh, em rất nghe lời anh và chỉ làm việc đó khi anh làm. "Nhìn thấy 2 con vui vẻ, hòa thuận, quan tâm lẫn nhau, tôi biết mình đã thành công", chị kể.

Anh lớn giờ đây còn biết chủ động làm việc nhà, biết quan tâm, nói lời yêu thương với mẹ. Chị Bình tâm sự, giờ đây khi trở về nhà, chị chỉ thấy một bầu không khí tràn ngập tình yêu thương, chị đã tìm lại được sự kết nối với con trai lớn, và chị đang là một người phụ nữ vô cùng hạnh phúc.

Câu chuyện của chị Bình được chia sẻ tại chương trình "Kiến tạo cuộc đời mới - Đường về hạnh phúc" do Học viện Minh Trí Thành tổ chức vào tháng 3/2024. Đây là chương trình phát triển tư duy, giúp các học viên thấu hiểu bản thân, hướng dẫn các phương pháp chữa lành nội tâm và chữa lành các mối quan hệ với những người xung quanh, thiết lập tư duy của người thành công, tìm ra con đường đúng để luôn đủ đầy hạnh phúc.

Cái kết có hậu của hành trình tìm lại sự kết nối với con - 2

Chương trình "Kiến tạo cuộc đời mới - Đường về hạnh phúc" do Học viện Minh Trí Thành tổ chức vào tháng 3/2024.

Tiếp nối sự thành công của chương trình trước, vào ngày 6/7 - 7/7, học viện Minh Trí Thành tiếp tục tổ chức sự kiện với quy mô 1.500 người tham dự. Chương trình hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm đặc biệt, giúp nhiều người định nghĩa lại hạnh phúc, chữa lành những tổn thương và kiến tạo cuộc đời mới.