Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng

(Dân trí) - Tay chân miệng là một bệnh virus thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có nguy cơ nhiễm virus này. Nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng là điều vô cùng cần thiết.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể chúng ta, chúng được coi là “hàng rào” giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bất lợi từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì da phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên rất dễ chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus khi hệ miễn dịch suy yếu (sức khỏe bất thường). Tay chân miệng là một bệnh ngoài da do virus, do đó, cơ chế phát sinh bệnh tay chân miệng liên quan đến sức đề kháng của cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài da bằng các tình trạng như: Loét ở miệng, phát ban tại lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc đùi. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tay chân miệng cụ thể giúp mọi người có thể nhận diện sớm và có hướng xử lý kịp thời.

Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng - 1
Cấu trúc virus gây bệnh tay chân miệng

+ Giai đoạn sớm của bệnh tay chân miệng:

- Các dấu hiệu ban đầu khi bạn bị nhiễm virus là sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho.... Bạn cũng có thể thấy những vết loét xuất hiện bên trong miệng hoặc ngay trên lưỡi của người bệnh.

Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng - 2
Ho, sốt – Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

- Khi virus tấn công mạnh sẽ gây ra các tổn thương rát đỏ, mụn nước nổi lên tại các vị trí như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông, bụng,… Những nốt mụn hình thành thường có dịch nước bên trong hoặc đóng vảy. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng 1 - 2 ngày sau khi phát ban.

- Khi bị tay chân miệng, người bệnh cũng thường thấy đau miệng, khó nuốt thức ăn,…

+ Giai đoạn bệnh nặng:

- Người lớn sẽ có hiện tượng giật mình, tim đập nhanh hơn, mất ngủ, khó chịu cả ngày. Còn đối với trẻ nhỏ: Bé sẽ quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc). Nhiều người nghĩ do các vết loét trong miệng gây ra hiện tượng ấy, nhưng thực tế lại không phải vậy. Đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm.

Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng - 3
Vị trí xuất hiện nốt mụn tay chân miệng

- Sốt cao không hạ trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn - đó là các chế phẩm có ibuprofen.

Khi thấy các dấu hiệu bệnh tay chân miệng như trên, bạn không được chủ quan, hãy tới gặp bác sĩ điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm não, suy tim,… đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện nay, chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu, thường chỉ áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt cần chú ý để không tiếp xúc với nguồn lây.

- Phòng bệnh tại cơ sở y tế

Các nhân viên y tế khi tiếp xúc với nguồn bệnh cần mang khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân.

Môi trường cần được khử khuẩn, làm sạch như: Bề mặt, tay vịn cầu thang, giường bệnh, phòng bệnh,…

Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường,… của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc theo quy trình phòng bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá, hô hấp,…

Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng - 4
Vệ sinh sạch sẽ là cách ngăn ngừa dịch tay chân miệng phát triển

- Phòng bệnh ở cộng đồng

Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng (đặc biệt là sau khi thay tã, quần áo cho người bệnh).

Rửa sạch đồ chơi, các dụng cụ, đồ dùng trong nhà và nên để người bệnh sử dụng đồ riêng.

Lau sàn nhà và các bề mặt- nơi thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch khử khuẩn.

- Cách ly người bệnh: Không nên tới nơi làm việc, nơi tập trung đông người để tránh nguy cơ lây lan, bùng phát thành dịch và khó kiểm soát.

Cách xử lý khi mắc bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có mức độ lây lan nhanh và bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Hiện nay, chưa có vacxin phòng ngừa và điều trị đặc hiệu, tuy nhiên trẻ có thể được dùng một số thuốc như:

- Khi trẻ sốt 38 độ phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu trẻ sốt từ 38.5 độ trở lên phải đưa vào bệnh viện gần nhất để bác sĩ điều trị kịp thời.

- Dùng các thuốc bôi như: Xanh methylen, hồ nước,... để chống bội nhiễm các vết loét.

- Bên cạnh đó, một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là sử dụng gel làm sạch, sát khuẩn da chứa thành phần chính là nano bạc. Bạc khi được bào chế dưới dạng nano sẽ cho hiệu quả tiêu diệt virus, vi khuẩn trên diện rộng tăng lên gấp nhiều lần. Nano bạc có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tại các vị trí có vết thương, lở loét, viêm kết mạc, viêm niêm mạc. Do kích thước các phân tử bạc siêu nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các vết thương hở, tăng tác động diệt khuẩn,… do đó, hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, vi khuẩn như bệnh tay chân miệng cũng tăng lên gấp bội.

Bên cạnh nano bạc, sản phẩm thảo dược còn có sự kết hợp với một số dược liệu khác như: Chitosan, dịch chiết neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ hoặc cây sầu đâu) giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các nốt mụn, viêm niêm mạc do tay chân miệng, tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo trên da.

GEL SUBẠC – Kem làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Cách nhận biết biểu hiện bệnh tay chân miệng - 5
Gel bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc

Công dụng:

Dùng làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes , zona , sởi.    

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Thành phần:

Nano bạc (Nano silver)

Dịch chiết sầu đâu (Neem extract)

Chitosan

Đối tượng sử dụng

Các bệnh ngoài da do nhiễm virus: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…

Các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Hướng dẫn sử dụng

Thoa kem ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240. Hotline miễn cước 18006107, https://benhvirus.com

Nhi Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm