1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ca mổ ghép xương ức và xương sườn 3D đầu tiên trên thế giới

(Dân trí) - Một bệnh nhân ung thư đã được ghép thành công xương ức và xương sườn titan chế tạo bằng công nghệ đúc 3D.

 

Ca mổ đầu tiên thuộc loại này trên thế giới được tiến hành để giúp một bệnh nhân Tây Ban Nha, 54 tuổi, bị u sarcom thành ngực.
Ca mổ đầu tiên thuộc loại này trên thế giới được tiến hành để giúp một bệnh nhân Tây Ban Nha, 54 tuổi, bị u sarcom thành ngực.

Nhìn nhận về qui trình CSIRO (Tổ chức nghiên cứu Khoa học và công nghiệp Australia), cho biết dự án được hoàn thành nhờ thiết bị trị giá 2,3 triệu đô la. Sau đó bộ phận nhân tạo đã được gửi tới các bác sĩ ở Tây Ban Nha.

Ca mổ đã tiến hành thành công việc ghép xương ức và khung xương sườn in 3D cho bệnh nhân.

Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu tại CSIRO, Alex Kingsbury, cho biết đây là một quá trình rất tinh vi vì từng lớp một được tạo ra trước khi cuối cùng hòa nhập với nhau.

“In 3D là phương pháp phù hợp nhất vì bộ phận cấy ghép cần tùy biến theo từng bệnh nhân. Cơ thể con người không ai giống ai”.

Do những nguy cơ liên quan với cách sản xuất truyền thông, nên các bác sĩ Tây Ban Nha đã liên hệ với công ty thiết bị y tế Anatomics của Australia, và họ đã cùng hợp tác trong một dự án chung để chế tạo ra bộ phận cấy ghép chính xác và duy nhất cho bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư Tây Ban Nha bị u sarcom thành ngực – một khối u phát triển quanh các xương sườn – và đã chọn bộ phận giả in 3D thay cho loại nẹp vít truyền thống.

 

Được thiết kế và sản xuất bởi công ty Anatomics của Australia, dự án là công trình hợp tác với các phẫu thuật viên Tây Ban Nha
Được thiết kế và sản xuất bởi công ty Anatomics của Australia, dự án là công trình hợp tác với các phẫu thuật viên Tây Ban Nha

CSIRO xác nhận bệnh nhân đã được xuất viện, sức khỏe tốt và đang hồi phục sau phẫu thuật 15 ngày.

 

Chế tạo bộ phân giả bằng công nghệ in 3D là phương pháp chính xác hơn để sao chép những cấu trúc phức tạp cho từng bệnh nhân, khiến nó ngày càng trở nên phổ biến.
Chế tạo bộ phân giả bằng công nghệ in 3D là phương pháp chính xác hơn để sao chép những cấu trúc phức tạp cho từng bệnh nhân, khiến nó ngày càng trở nên phổ biến.

TS Mia Woodruff, trường Đại học công nghệ Queensland, đang tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực in 3D, cho biết điều quan trọng là tất cả các phẫu thuật viên đều hiểu về tiến trình và kiểu khung đỡ cần thiết để sao chép các bộ phận của cơ thể.

Cẩm Tú

Theo DM