1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bộ trưởng Y tế lý giải việc Việt Nam tiếp cận vaccine sớm nhưng mua muộn

Hồng Hải (ghi)

(Dân trí) - Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam tiếp cận vaccine phòng Covid-19 từ rất sớm, nhưng mua muộn hơn so với các nước, do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự bất bình đẳng trong cung ứng vaccine toàn cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu về vấn đề vaccine

Trong phiên chất vấn sáng 10/11, đại biểu Lưu Văn Đức nêu câu hỏi: Vừa qua công tác dự báo diễn biến dịch chất lượng sao. Bộ Y tế dự báo dịch đến 2022 như thế nào, có khó khăn gì trong dự báo? Trách nhiệm Bộ Y tế trong việc tham mưu, để triển khai chiến lược tiêm vaccine, Bộ trưởng có chiến lược gì đảm bảo công bằng. Có địa phương tiêm đủ, có địa phương chưa tiêm, nhiều địa phương chuẩn bị tiêm mũi 3.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn nếu chúng ta triển khai chiến lược vaccine Covid-19 sớm hơn, ngay từ năm 2019-2020 thì sẽ hạn chế được nhiều tổn thất về người, về của trong năm 2021, đặc biệt từ đợt dịch thứ 4. Đại biểu này đặt vấn đề trách nhiệm tham mưu của Bộ Y tế về chiến lược vaccine đến đâu?

Bộ trưởng Y tế lý giải việc Việt Nam tiếp cận vaccine sớm nhưng mua muộn - 1

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng Việt Nam tiếp cận vaccine từ rất sớm, nhưng mua muộn do nhiều nguyên nhân.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng trả lời, dự báo với Covid-19 hết sức khó khăn. Các nước hầu hết chưa có dự báo mang tính dài hạn. WHO đưa khuyến cáo chung dịch không thể kết thúc 2022, hi vọng 2023 Covid-19 trở thành bệnh theo mùa. Đây là đại dịch chưa từng có trong tiền lệ, biến chủng liên tục. Chủng gốc tốc độ lây vừa phải, biến chủng Delta lây lan nhanh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: "Về chiến lược vaccine, chúng ta tiếp cận vaccine sớm, nhưng mua muộn hơn so các nước, do có nhiều lý do khách quan, chủ quan".

Theo đó, từ tháng 9/2020, Thủ tướng có chỉ đạo, Bộ Y tế đã làm việc, thỏa thuận với Covax, sau đó thỏa thuận Công ty AstraZeneca cung ứng 30 triệu liều vaccine đầu tiên. 

Có nhiều lý do khách quan, đó là việc khan hiếm vaccine trên quy mô toàn cầu. Một số nước phát triển khi có vaccine đặt hàng mua số lượng lớn. "Chúng tôi cho rằng có bất bình đẳng trong cung ứng vaccine toàn cầu. Có nước đặt hàng cao hơn nhu cầu nhiều lần", Bộ trưởng khẳng định. 

Bên cạnh đó việc mua vaccine cũng có nhiều khó khăn. Cam kết mua vaccine phải vượt qua nhiều rào cản về pháp luật, phải chấp nhận tất cả điều kiện bên bán mà không có điều kiện thương thuyết. Tất cả điều kiện công ty đưa ra chúng ta không thay đổi được.

Chúng ta chấp nhận toàn bộ rủi ro giao hàng chậm, giá cả mua (sau thấp hơn không được thanh toán thấp hơn), ko được trả lại vaccine, trừ khi quốc tế công nhận không bảo), họ không chấp nhận giao hàng đúng thời hạn.

Thời gian qua, Việt Nam thúc đẩy tiến trình mua vaccine. Việt Nam được đánh giá triển khai bao phủ vaccine nhanh.

Bộ trưởng thông tin thêm, đến thời điểm này Việt Nam đã mua, nhập khẩu, thỏa thuận gần 200 triệu liều. Những ngày tới có thể lên hơn 200 triệu liều. Chúng ta thúc đẩy chiến lược ngoại giao vaccine, làm sao tăng lượng vaccine nhanh nhất, nhiều nhất.

Về việc phân bổ vaccine cho các địa phương, Bộ trưởng Y tế cho biết, theo quan điểm chung, Bộ chỉ đạo các địa phương phải đẩy nhanh phủ mũi 1, đồng thời tiêm trả mũi 2. Lượng vaccine về hoàn toàn đảm bảo đủ cho người dân từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi, cho 12-17 tuổi tiêm đủ 2 mũi. "Cuối năm nay mới có kế hoạch tiêm mũi 3. Một vài địa phương tuyên bố tiêm mũi 3, tôi đề nghị phải theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế, đảm bảo công bằng trong phân bổ vaccine", Bộ trưởng nói.