1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bộ trưởng Bộ Y tế “vi hành” kiểm tra phòng chống dịch sốt xuất huyết

(Dân trí) - “Lăng quăng đầy thế này thì làm sao mà tránh được bệnh sốt xuất huyết. Ý thức phòng chống dịch bệnh của cộng đồng còn thấp quá.” Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lắc đầu quan ngại trước thực trạng các điểm nguy cơ sốt xuất huyết đang tràn lan khắp nơi tại Bình Dương.

Sốt xuất huyết - Vấn đề y tế công cộng toàn cầu  

Sốt xuất huyết đang hoành hành tại 54 tỉnh thành trên cả nước khiến gần 46 nghìn trường hợp mắc, 30 ca tử vong. Ngày 16/10 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi thị sát thực tế tại phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.


Bộ trưởng thăm hỏi công tác chống SXH tại một hộ gia đình đang sống trong nhà trọ

Bộ trưởng thăm hỏi công tác chống SXH tại một hộ gia đình đang sống trong nhà trọ

Bộ trưởng cho hay, sốt xuất huyết Dengue hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng lớn trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Bệnh hiện đang lưu hành tại 128 quốc gia trên thế giới với khoảng 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ.

Theo thông báo của WHO, năm 2015 sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng mạnh ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt tại khu vực châu Á Thái Bình Dương như Malaysia Philippines, Cămpuchia Lào, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Samoa, Brazin...

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết lưu hành ở hầu hết các tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung, dịch đang phát triển mạnh trong mùa mưa. Nỗ lực của chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết những năm qua đã liên tục kéo giảm số người mắc, giảm số người tử vong từ hàng nghìn người còn hàng chục người. Tuy nhiên, thành quả phòng chống sốt xuất huyết vẫn chưa bền vững, bệnh vẫn có nguy cơ bùng phát dịch lớn gây ảnh hưởng đến an ninh y tế và sức khỏe của người dân nếu không quyết tâm ngăn chặn.

Lốp xe chứa nước đầy lăng quăng và muỗi
Lốp xe chứa nước đầy lăng quăng và muỗi

Báo cáo từ ông Trần Thanh Liêm, Phó chủ tịch thưởng trực UBND tỉnh Bình Dương, cho hay: Tích lũy từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã có hơn 3.600 người mắc sốt xuất huyết. Bình Dương có địa bàn rộng, nhiều khu công nghiệp với hơn 1 triệu lao động nhập cư, khu nhà trọ mọc lên khắp nơi, môi trường ô nhiễm, nhiều công trình xây dựng dang dở, tập quán người dân thay đổi, “sạch nhà nhưng bẩn vườn”... đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Việc tăng dân số cơ học kéo theo những vấn đề trong công tác quản lý tuyên truyền chống dịch nên nguy cơ gia tăng dịch bệnh trong thời gian tới vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để.

Bộ trưởng yêu cầu quyết liệt dập dịch

Để nắm thực tế công tác phòng chống dịch trong các khu dân cư, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp thị sát nhiều hộ dân tại phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Qua kiểm tra ghi nhận, các vật dụng chứa nước thải tràn lan khắp nơi, tại một hộ gia đình bán dừa nước, vỏ gáo dừa vứt ngổn ngang trong vườn, bên trong chứa nước mưa, lăng quăng nhiều lúc nhúc.

Bộ trưởng Bộ Y tế “vi hành” kiểm tra phòng chống dịch sốt xuất huyết - 3
Bộ trưởng Kim Tiến thả cá vào bồn chứa nước để tiêu diệt lăn quăng
Bộ trưởng Kim Tiến thả cá vào bồn chứa nước để tiêu diệt lăn quăng

Khi tình nguyện viên kéo các tấm tôn phế liệu để lộ chiếc lốp xe ô tô cũ nằm dưới mặt đất, muỗi bay ra như vãi trấu, trong lòng vỏ xe chứa đầy nước lăng quăng bơi lội tung tăng. Các bể chứa nước, đồ gốm sứ xuất xưởng để ngoài trời tại nhiều hộ dân, ở đâu cũng phát hiện lăng quăng. Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lắc đầu quan ngại: “Lăng quăng đầy thế này thì làm sao mà tránh được bệnh sốt xuất huyết, ý thức phòng chống dịch bệnh của cộng đồng còn thấp quá”.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng chống muỗi đốt. Việc phun hóa chất diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt đàn muỗi trưởng thành trong thời gian ngắn, quan trọng và hiệu quả lâu dài là phải thường xuyên diệt lăng quăng và loại bỏ điều kiện để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết không sinh sản và phát triển được.”

Gáo dừa chứa đầy lăng quăng ngổn ngang trong vườn của một hộ gia đình
Gáo dừa chứa đầy lăng quăng ngổn ngang trong vườn của một hộ gia đình

Từ thực tế trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu ngành y tế các tỉnh phải quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng bệnh, kiên quyết kéo giảm tỷ lệ người mắc, người tử vong do sốt xuất huyết. Cần triển khai rộng khắp chiến dịch không lăng quăng, không sốt xuất huyết, huy động nguồn nhận lực nòng cốt từ hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, thực hiện các giải pháp đơn giản nhất để loại trừ muỗi lây bệnh như: “lật úp, đậy kín, thả cá, lọc nước ở các vật dụng chứa nước, nằm mùng khi ngủ”.

Ngành y tế phải thực hiện nhiệm vụ bao vây xử lý ổ dịch nhỏ, phun hóa chất trong bán kính 200 - 500m tiêu diệt ngay các đàn muỗi đang hình thành kèm theo diệt lăng quăng. Bộ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện cần có giải pháp cụ thể để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, giảm quá tải, giảm tử vong do sốt xuất huyết.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống quanh quẩn trong nhà và ngoài vườn, đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong như bể nước, chum vại, lu khạp, bình bông, bể cảnh... Đặc biệt các vật phế thải xung quanh nhà có khả năng chứa nước mưa như vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại, hốc cây bẹ lá là nơi muỗi rất ưa thích. Sau khi làm sạch các dụng cụ này thì chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau lại có thể nở một đàn muỗi mới.

Vì vậy để diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đẻ trứng, người dân cần phải kiểm tra thường xuyên, liên tục để loại bỏ các yếu tố nguy cơ, mỗi người, mỗi nhà chỉ cần dành 10 phút trong tuần để tiêu diệt muỗi loại bỏ điểm nguy cơ sẽ góp phần đặc biệt quan trong vào việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, tránh dịch bệnh lây lan cho cộng đồng.

 

Vân Sơn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm