1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bị ung thư gan khi mới 6 tháng tuổi

Cháu K.N.B. Duy, 6 tháng tuổi, (Đồng Nai) được chuyển đến BV Ung bướu vào ngày 9/5 vì có bướu to chiếm gần hết vùng bụng. Theo lời kể của gia đình, sau khi sinh được 3 tháng, mẹ cháu nhận thấy bụng cháu to bất thường và có một cục bướu cỡ quả chanhở vùng bên hông sườn phải.

Cháu không bị sốt hay bỏ ăn... Khi được đưa đến khám tại BV Nhi Đồng Nai, qua thăm khám và siêu âm bụng, các bác sĩ đã phát hiện khối u gan to. Sau đó, bé được chuyển đến BV Nhi Đồng 1 TPHCM với chẩn đoán bệnh là u gan to.

 

Tại BV Nhi Đồng 1, bệnh nhi được siêu âm bụng và chụp cắt lớp scan bụng, cho thấy một khối u gan rất to chiếm gần trọn vùng bụng. Cháu bé bị bướu nguyên bào gan quá to không thể can thiệp mổ cắt bướu được nên được chuyển sang BV Ung bướu.

 

Ung thư gan nguyên phát là một dạng ung thư thường gặp ở nam giới nước ta, chiếm 10,8% và đứng thứ 3 trong số 10 loại ung thư hàng đầu ở TPHCM. Đây là dạng ung thư xấu vì đa số trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn trễ (khối bướu to > 5cm, trên nền xơ gan lách to...), không thể mổ cắt bỏ u được và tỉ lệ tử vong cao.

 

Ở trẻ em, ung thư gan hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1% tổng số ung thư trẻ em. Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường gặp nhất là bướu nguyên bào gan, bướu có dạng một khối u đơn độc, khoảng 70% có khả năng mổ được. Đặc biệt, bệnh nhạy với thuốc hóa trị nên điều trị kết hợp mổ cắt bỏ bướu và hóa trị cho kết quả tốt và có khoảng 80% trường hợp sống thêm 5 năm sau điều trị. Còn ở trẻ hơn 11 tuổi, thường gặp là dạng carcinôm tế bào gan. Đây là dạng ung thư gan thường phát triển đa ổ, xâm lấn rất mạnh và không nhạy thuốc hóa trị. Bệnh thường có diễn tiến xấu tương tự ung thư gan nguyên phát ở người lớn. Chỉ có khoảng 20% sống được 5 năm sau điều trị.

 

Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có bướu sờ được trong bụng. Khối u có thể ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả ½ bên phải bụng, chắc, không gây đau. Các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán cơ bản gồm: siêu âm bụng, định lượng AFP/máu, chụp CT scan bụng để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u gan và mối tương quan với các cơ quan lân cận với gan.

 

Theo BS Trần Chánh Khương

Người lao động

Dòng sự kiện: Chăm sóc trẻ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm