Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ

(Dân trí) - Nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm trong kiêng cữ thủy đậu, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, học tập, công việc, thậm chí nhiều trường hợp có thể tử vong, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Quan niệm sai lầm trong kiêng cữ khi mắc bệnh thủy đậu

Trong quá trình điều trị, nhiều người do thiếu hiểu biết đã áp dụng những cách kiêng cữ sai lầm, dẫn tới biến chứng nghiêm trọng. Các quan niệm sai lầm trong kiêng cữ bệnh thủy đậu thường gặp là:

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 1
Hình ảnh bệnh thủy đậu

Bị thủy đậu kiêng nước đúng hay sai?

Khi bị thủy đậu, nhiều người tuyệt đối kiêng nước- không sờ, đụng tay vào nước dưới mọi hình thức. Thậm chí không rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, mồ hôi tay ra nhớp nháp thì lấy giấy khô lau sạch.

Nhiều người nghĩ rằng, sử dụng gel rửa tay khô để tránh nước thì sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi bị thủy đậu không phải ngày một, ngày hai khỏi ngay được. Nếu kiêng nước trong ngần đó thời gian thì tay, chân sẽ rất mất vệ sinh, khiến vi khuẩn tích tụ, làm cho bệnh nặng hơn.

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 2
Thủy đậu có thể để lại sẹo thâm lõm trên da nếu không chữa trị đúng cách

Tuyệt đối kiêng gió khi bị thủy đậu

Kiêng gió cũng là một quan niệm sai lầm thường được áp dụng với người bị thủy đậu. Thông thường, người bị bệnh phải ở trong phòng kín, che chắn cẩn thận đến mức khó chịu.

Nếu những ngày nhiệt độ mát, ổn định, chuyện kiêng gió trở nên đơn giản, nhưng thậm chí khi trời nóng bức, nhiều người thà chấp nhận toát mồ hôi còn hơn nhiễm gió.

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 3
Người bệnh thủy đậu nên ở trong phòng thoáng, sạch sẽ

Bị thủy đậu kiêng tắm

Với chủ trương kiêng nước, kiêng gió, chuyện tắm gội của người mắc thủy đậu lại càng bị cấm triệt để nhằm phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, không ít trường hợp vì kiêng quá kỹ sẽ gây ra hiện tượng bị viêm nhiễm tại các vết mụn nước (do tình trạng vệ sinh kém, khó chịu nên người bệnh gãi, gây trầy xước các mụn nước).

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 4
Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ góp phần đẩy lùi bệnh thủy đậu

Nhiều người bị bệnh nặng hơn do vết thương bội nhiễm, vi khuẩn tấn công làm tăng thời gian điều trị, thậm chí gây tử vong. Bạn hoàn toàn có thể lau rửa, tắm nhanh và nhẹ nhàng bằng nước ấm để làm sạch mồ hôi hàng ngày.

Kiêng ăn khi nhiễm virus thủy đậu

Người bệnh thủy đậu không nên kiêng khem một cách thái quá, vì trong thời gian bị bệnh đồng nghĩa với việc sức đề kháng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bạn nên duy trì chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch.

Bị thủy đậu nên kiêng gì cho đúng?

Để giúp bệnh thủy đậu mau cải thiện, người bị thủy đậu nên áp dụng kiêng cữ cho đúng và khoa học. Cụ thể như:

Kiêng chỗ đông người

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây qua đường không khí hoặc tiếp xúc với người bệnh. Trong thời gian mắc thủy đậu, người bệnh cần tránh đến những nơi đông người. Điều này giúp tình trạng ổn định, không lây nhiễm các loại bệnh khác vì sức đề kháng lúc này rất kém, đồng thời tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh.

Kiêng sờ, gãi mụn nước

Những mụn nước thủy đậu làm người bệnh khó chịu, ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được gãi hoặc làm vỡ mụn nước vì chúng có thể để lại sẹo, đồng thời lây lan sang các vùng da xung quanh. Với trẻ nhỏ, gia đình nên nhắc nhở trẻ không sờ, gãi vào các mụn nước, cần vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, cắt móng tay và cho bé mặc đồ rộng rãi, tránh cọ xát.

Kiêng đồ nếp, đồ tanh

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 5
Bị thủy đậu không nên ăn đồ tanh, nóng

Trong quá trình chuẩn bị bữa ăn cho người bệnh thủy đậu, cần tránh các đồ nếp, đồ tanh vì chúng có thể làm các nốt mụn sưng tấy nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh nhân thủy đậu cần hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và chất cay nóng.

Cách điều trị thủy đậu hiện nay

Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, chủ yếu vẫn là loại bỏ các triệu chứng. Thông thường, cách chữa bệnh thủy đậu còn tùy thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm trong 24 giờ đầu. Cần cho người nhiễm virus thủy đậu đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Căn cứ vào tình trạng nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ có hướng xử lý cụ thể, phù hợp.

- Sử dụng thuốc: Có một số thuốc được dùng để chữa thủy đậu như xanh methylen, thuốc kháng sinh khác để giảm đau, chống nhiễm trùng,…

- Sử dụng gel bôi thảo dược chứa thành phần chính là nano bạc: Mọi người nên lựa chọn sản phẩm gel bôi ngoài da có chứa thành phần chính là nano bạc. Bạc khi được bào chế dưới dạng nano sẽ cho hiệu quả tiêu diệt virus, vi khuẩn trên diện rộng tăng lên gấp nhiều lần. Nano bạc có tác dụng chống viêm, sát khuẩn tại các vị trí có vết thương, lở loét, viêm kết mạc, viêm niêm mạc. Do kích thước các phân tử bạc siêu nhỏ, làm tăng bề mặt tiếp xúc với các vết thương hở, tăng tác động diệt khuẩn,… do đó, hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, vi khuẩn cũng tăng lên gấp bội.

Bên cạnh nano bạc, sản phẩm thảo dược còn có sự kết hợp với một số dược liệu khác như:

+ Chitosan: Là một dạng hợp chất hữu cơ, được chiết xuất từ vỏ các loài giáp xác như: Tôm, cua, sò… Chitosan có tác dụng đặc trị vi khuẩn nên mang lại hiệu quả cao trong các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da. Không những vậy, chitosan còn cho tác dụng nhanh, an toàn, không gây độc nên rất được ưa chuộng.

+ Dịch chiết neem: Cây neem (hay còn gọi là xoan Ấn Độ hoặc cây sầu đâu) có nguồn gốc từ Ấn Độ và được sử dụng rộng rãi, lá neem dùng làm nước tắm, mặt nạ để điều trị các vết viêm da, nhiễm trùng da, mụn, u nhọt,… Nhờ tác dụng kháng khuẩn mạnh, lại vô cùng an toàn nên cây neem được các nhà khoa học dùng làm cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau.

GEL SUBẠC – Kem làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Công dụng:

Dùng làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes, zona, sởi.

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

Bệnh thủy đậu và những sai lầm trong kiêng cữ - 6
Gel bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc

Thành phần:

Nano bạc (Nano silver)

Dịch chiết sầu đâu (Neem extract)

Chitosan

Đối tượng sử dụng

Các bệnh ngoài da do nhiễm virus: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…

Các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Hướng dẫn sử dụng

Thoa Subạc ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240. Hotline miễn cước 18006107, https://benhvirus.com

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Khánh Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm