1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng

Trường Thịnh

(Dân trí) - Bệnh thủy đậu gia tăng, liệu bệnh có thể gây ra biến chứng, cách chăm sóc và phòng bệnh thế nào? Tọa đàm trực tuyến do báo Dân trí phối hợp với Hệ thống y tế Thu Cúc TCI tổ chức vào 14h ngày 29/3 giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn đọc.

Tọa đàm: Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng

Bệnh thủy đậu bùng phát liệu có đáng lo ngại?

Trước thực trạng bệnh thủy đậu đang gia tăng nhanh chóng, phủ rộng nhiều tỉnh, thành và quận, huyện, mối quan tâm chung của toàn xã hội lúc này là: liệu bệnh có đáng lo ngại hay không?

Có những biện pháp nào có thể bảo vệ bản thân, và gia đình, đặc biệt đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch kém? Làm thế nào để chăm sóc và điều trị đúng cách, tránh những biến chứng có thể xảy ra…

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 1

Nhà báo Lê Bảo Trung- Trưởng ban Khoa học Giáo dục tặng hoa tới các khách mời tại chương trình tọa đàm.

Tọa đàm trực tuyến "Bệnh thủy đậu bùng phát mạnh liệu có đáng lo ngại?" do Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI kết hợp cùng báo điện tử Dân trí, thực hiện vào 14h ngày 29/3, với sự đồng hành của 2 bác sĩ thuộc Hệ thống y tế Thu Cúc TCI:

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 2

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh (Ảnh: Hữu Nghị).

- Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh - Trưởng đơn vị tiêm chủng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Bác sĩ nguyên là Phó Trưởng Khoa Dịch tễ - Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, đã có nhiều năm kinh nghiệm trong phòng chống dịch tễ học và tiêm chủng vaccine. Bên cạnh vai trò là một bác sĩ, hiện tại bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh cũng đang phụ trách chuyên môn tiêm chủng - Giảng viên bộ môn Dịch tễ học, Đại học Y tế Công cộng.

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 3

Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Nho (Ảnh: Hữu Nghị).

- Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Văn Nho - Khoa Nhi, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Nhi khoa và tấm lòng yêu thương trẻ, bác sĩ Nho đã giúp hàng nghìn em nhỏ thoát bệnh và vui sống khỏe mạnh.

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 4

Tọa đàm trực tuyến "Bệnh thủy đậu bùng phát mạnh liệu có đáng lo ngại?" diễn ra chiều 29/3.

Xin mời độc giả quan tâm tham gia đặt câu hỏi tới các khách mời trong cuộc giao lưu tại đây:

Thủy đậu vào mùa: tỷ lệ mắc cao gấp 140 lần so với 2022

Trong ba tuần liên tiếp gần đây, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (Ha Noi CDC) cho biết, có tới hơn 100 trẻ mắc thủy đậu được ghi nhận mỗi tuần, gấp 140 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 tới nay, chỉ tính riêng thành phố Hà Nội đã có hơn 550 ca bệnh thủy đậu. Số người mắc bệnh ghi nhận trên gần 30 quận, huyện trong thành phố, dẫn đầu là huyện Chương Mỹ với 230 ca bệnh, Mê Linh có 69 ca, Ba Vì có 60 ca, Nam Từ Liêm có 56 ca, Mỹ Đức có 42 ca…

Đáng chú ý, số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận với tỷ lệ khá cao ở nhóm tuổi tiểu học (38%) và mầm non (36,5%) và con số này đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian tới.

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Nho - Khoa Nhi, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết, thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng từ tháng 3 tới tháng 5 là đỉnh điểm của bệnh do thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm trong không khí cao… tạo điều kiện thuận lợi để loại virus này phát triển mạnh mẽ.

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 5
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella Zoster (Ảnh minh họa).

Virus Varicella Zoster gây thủy đậu thông qua xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên của con người. Loại virus này có thể tồn tại ở ngoài môi trường tự nhiên trong khoảng thời gian nhất định và ở trên nhiều đồ vật và chất liệu khác nhau. Đó cũng là nguyên do, bệnh thủy đậu có khả năng lây truyền cao từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây cũng là bệnh có khả năng lây lan khủng khiếp nhất trong số các bệnh lý truyền nhiễm hiện nay.

Chủ quan với bệnh thủy đậu - Coi chừng biến chứng

Bệnh thủy đậu bùng phát và mối nguy từ những biến chứng - 6
Tiêm ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả tối ưu đối với bản thân và cộng đồng (Ảnh: Thu Cúc TCI).

Thủy đậu là vấn đề về sức khỏe được cả thế giới quan tâm bởi quy mô bệnh lớn, khả năng bùng phát thành dịch rất cao, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với cộng đồng. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường.

Mụn nước thủy đậu có thể gây viêm da "bội nhiễm" hoặc có nguy cơ bị bệnh Zona, để lại sẹo trên da về sau khiến người bệnh cảm thấy tự ti trong cuộc sống. Nghiêm trọng hơn, thủy đậu cũng có thể là "nguồn cơn" dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm não, rối loạn tâm thần, co giật… nếu người bệnh không được phát hiện sớm.

Mặt khác, thủy đậu cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, mặc dù không phải là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng người lớn lại là đối tượng có thể gặp các biến chứng nặng nề hơn so với trẻ nhỏ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên khả năng kiểm soát và phòng ngừa là rất hạn chế, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm phòng.

Hiện nay, tiêm ngừa là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả tối ưu đối với bản thân và cộng đồng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Kim Hạnh, Thu Cúc TCI, vaccine thủy đậu nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn có nhiều trẻ em, người lớn chưa tiêm phòng, và đó chính là lý do khiến bệnh lan rộng.