Bệnh sởi có nguy hiểm không?

(Dân trí) - Trước đây, khi chưa có vắc-xin phòng sởi thì mỗi năm có khoảng 2,6 triệu người trên thế giới tử vong vì bệnh này. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân đe dọa tính mạng người bệnh.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra với các triệu chứng như sốt cao, phát ban, đau nhức cơ thể, ho khan, chảy nước mũi… Bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng.

Bệnh sởi có nguy hiểm không? - 1
Virus gây bệnh sởi

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Các chuyên gia y tế cho biết, sởi là bệnh tiến triển rất nhanh, nặng và có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé cơ địa suy dinh dưỡng hoặc có bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính hay suy giảm hệ miễn dịch. Ở những trẻ này, sức đề kháng vốn dĩ đã kém, khi mắc sởi, hệ miễn dịch càng suy giảm, bé mau xuống sức và khiến bệnh chuyển biến nặng. Theo thống kê, khoảng 20% trẻ mắc bệnh sởi có biến chứng. Những nguy hiểm hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi thường là suy dinh dưỡng, viêm phổi; ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn thường là viêm cơ tim, viêm não…

Bệnh sởi có nguy hiểm không? - 2
Sởi có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Ngoài ra còn rất nhiều biến chứng khác do bệnh sởi như:

- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường gặp của người bị sởi, xảy ra ở 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.

- Viêm thanh quản: Thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh, gây đau họng, khó thở do co thắt thanh quản.

- Viêm phổi nặng: Có thể xảy ra khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Trẻ có thể khó thở, sốt rất cao.

- Viêm não: Viêm não có thể khiến người bệnh hôn mê, co giật, gây tử vong hoặc ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất.... Tuy hiếm gặp nhưng đây là biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề.

- Viêm màng não: Có thể viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

- Tiêu chảy hoặc ói mửa: Tiêu chảy sau sởi thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường.

- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa: Có thể xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A.

- Đối với phụ nữ mang thai mắc sởi: Có thể bị sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh nhẹ cân.

Cách điều trị bệnh sởi

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh sởi, cách tốt nhất để không mắc phải virus này đó chính là tiêm vắc-xin phòng bệnh. Đối với người đang mắc bệnh thì phương pháp điều trị chủ yếu là xử lý các triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng và ngăn chặn biến chứng.

Bệnh sởi có nguy hiểm không? - 3
Điều trị sởi sớm sẽ giúp người bệnh thoát khỏi nguy hiểm

Một số cách dùng để điều trị triệu chứng bệnh sởi:

- Hạ sốt: Có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lí hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol.

- Thuốc ho, long đờm

- Kháng histamin: Dimedrol, Pipolphen.

- Kem bôi ngoài da trị sởi.

- Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…

- Kháng sinh hoặc corticoid chỉ dùng khi có bội nhiễm và trường hợp biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính,… đồng thời, phải được sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: Hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…), hồi sức tim mạch…

- Chế độ ăn uống nên đầy đủ dưỡng chất, nấu dạng súp, lỏng dễ nuốt (chia nhỏ thành nhiều bữa nếu người bệnh không muốn ăn) và tránh các đồ cay, chua, nóng.

- Bên cạnh đó, một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng đó chính là sử dụng gel làm sạch, sát khuẩn da chứa thành phần chính là nano bạc giúp đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương da do sởi gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo một cách an toàn và hiệu quả.

GEL SUBẠC – Kem làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Công dụng:

Giúp làm sạch, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng, da trong các trường hợp viêm da, lở loét, mụn nước, viêm niêm mạc miệng, gây ra do nhiễm virus tay chân miệng, virus phỏng dạ, thủy đậu, herpes, zona, sởi.   

Giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo trong trường hợp bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt.

SB_HANH_dântrí 3.12.docx.jpeg

Gel bôi thảo dược sát khuẩn, làm sạch da Subạc.

Thành phần:

Nano bạc (Nano silver)

Dịch chiết sầu đâu (Neem extract)

Chitosan

Đối tượng sử dụng

Các bệnh ngoài da do nhiễm virus: herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn: viêm da, lở loét, chốc lở, mụn nước…

Các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Hướng dẫn sử dụng

Thoa Subạc ngày 3 - 4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm và nước ấm.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240. Hotline miễn cước 18006107, https://benhvirus.com

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Khánh Nhi