Bệnh không lây nhiễm: 10 quan niệm đúng, sai

(Dân trí) - Theo ước tính của WTO, sự thay đổi của mô hình bệnh tật, trong đó có bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng. Hàng năm, có tới 60% số người chết vì các bệnh không lây nhiễm.

Dưới đây là những quan niệm đúng sai do Bộ Y tế Việt Nam công bố về loại bệnh này:

 

1. Bệnh không lây nhiễm (KLN) là bệnh của nước có thu nhập cao?

 

Thực tế là 4/5 trường hợp tử vong do xảy ra ở những nước có thu nhập thấp.

 

2. Những nước thu nhập trung bình và thấp nên tập trung cho các bệnh lây nhiễm trước.

 

Sự thực là các nước thu nhập trung bình và thấp phải chịu gánh nặng bệnh tật  kép. Các bệnh lây nhiễm và bệnh KLN đều tập chung ở những nước này. Trong khi bệnh lây nhiễm ở những nước thu nhập trung bình và thấp đang có xu hướng giảm dần thì các trường hợp tử vong và các yếu tố nguy cơ của bệnh KLN đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực thành thị.

 

Phòng chống bệnh KLN chủ yếu tập chung vào các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, dinh dưỡng bất hợp lý và ít vận động..

 

Chính vì vậy, vấn đề phòng chống bệnh lây nhiễm không thể trì hoãn tới khi giải quyết ổn thỏa các bệnh lây nhiễm như HIV, cúm gia cầm H5N1, lao…khi đó, gánh nặng do bệnh KLN đã trở thành quá tải đối với ngành Y tế và nên kinh tế của đất nước.

 

Có rất nhiều loại bệnh KLN khác nhau như: Bệnh tim mạch (huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, động mạch vành), đái tháo đường (týp II), các bệnh ung thư, các rối loạn tâm thần (tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm).

 

Khi đã mắc bệnh KLN thường phải điều trị lâu dài (thậm chí hết quãng đời còn lại), đồng thời những bệnh này có thể gây ra những biến chứng và di chứng rất nặng nề như liệt nửa người, mù lòa, suy thận, loét chi phải cắt cụt…và có thể tử vong.

 

Chi phí cho điều trị và chăm sóc người bị bệnh KLN đắt tiền, lâu dài, ngoài ra còn chi phí gián tiếp cho người già phải dành thời gian, công sức chăm sóc; giảm đóng góp cho xã hội…

3. Bệnh KLN là bệnh của nhà giàu

 

Sự thật là ở tất cả các quốc gia kém phát triển, người nghèo dễ bị mắc các bệnh KLN hơn. Người ngèo thiếu thốn về vật chất dẫn đến điều kiện sống không đảm bảo, căng thẳng thần kinh, đồng thời có hành vi nguy cơ cao hơn (hút thuốc lá, uống rượu…), ít có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng tốt. Hậu quả là người ngèo thường mắc bệnh sớm hơn, thời gian gánh chịu bệnh tật dài hơn và nhanh chết hơn.

 

4. Bệnh KLN hay gặp ở người già

 

Thực tế là có tới một nửa các trường hợp tử vong do Bệnh KLN gặp ở người dưới 70 tuổi. Trong đó, 1/4 trường hợp là dưới 60.

 

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tình trạng cận nặng sơ sinh thấp làm tăng nguy cơ măc bệnh tăng huyết áp , bệnh mạch vành và đái tháo đường ở tuổi ngay sau đó. Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ tử vong và tàn tật ở tuổi trưởng thành.

 

5. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới

Quan niệm cho rằng nam giới uống rượu và hút thuốc lá, uống rượu nhiều hơn nên dễ mắc bệnh KLN hơn là sai lầm.

 

Trên thực tế, bệnh KLN gặp ở nam và nữ là tương đương.

 

Phụ nữ tuy không hút thuốc phải hít khói thuốc nhiều hơn (hút thuốc thụ động) nên có nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc. Hơn nữa, nữ giới thường bị căng thẳng thần kinh hơn. Các yếu tố nguy cơ khác như dinh dưỡng bất hợp lý, ít hoạt động thể lực ở nam và nữ là tương đương.

 

6. Phát sinh bệnh KLN thuộc trách nhiệm cá nhân do có hành vi, lối sống không lành mạnh.

 

Mặc dù hành vi nguy cơ của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong phát sinh bệnh KLN. Tuy nhiên, trong các yếu tố nguy cơ (nguyên nhân gây bệnh còn có các yếu tố về kinh tế, chính trị và các yếu tố không thể thay đổi được như tuổi, giới, chủng tộc.

 

Các yếu tố kinh tế, trính trị, xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hành vi cá nhân thì vai trò của Chính phủ, các cấp lãnh đạo và đoàn thể ảnh hưởng rất lớn đến hành vi lành mạnh, thúc đẩy mọi người tiếp xúc với lựa chọn về điều kiện cuộc sống.

 

7. Bệnh KLN không thể phòng chống được

 

Các yếu tố nguy cơ của bệnh KLN đã được biết, nếu loại bỏ những nguy cơ này thì ít nhất có thể loại bỏ 80% bệnh tim, đột quỵ, và đái tháo đường týp, trên 40% ung thư các loại.

 

8. Phòng chống bệnh KLN rất tốn kém

 

Phòng chống bệnh KLN chủ yếu vào các các yếu tố nguy cơ, các can thiệp này rất kinh tế. Ví dụ như bỏ thuốc lá thì không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tiết kiệm được tiền mua thuốc.

 

Những can thiệp khi mắc bệnh thì đắt hơn, tuy nhiên nhiều can thiệp trong nhóm này rất rẻ tiền và có thể thực hiện ở mọi nơi do sử dụng chế độ ăn uống, luyện tập. Ví dụ, để phòng chống biến chứng của tăng huyết áp có thể theo đúng chế độ ăn uống. luyện tập và dùng thuốc với chi phí với khoảng 900đ/ngày.

 

9. Một số người béo phì, thùa cân có hút thuôc lá mà vẫn khỏe mạnh và sống lâu

 

Đây chỉ là những trường hợp cá biệt. Nếu những người này bỏ thuốc, ăn uống hợp lý và vận động thân thể thường xuyên, họ sẽ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.

 

10. Tất cả mọi người đều phải chết vì lý do nào đó

 

Mặc dù là vậy nhưng chúng ta có thể tránh không để chết non và không để chết dần, mòn trong đau đớn do bệnh tật hành hạ.

 

Thanh Trầm