TPHCM:

Bác sĩ BV Trưng Vương “quên” bữa trưa vì mổ mắt cho người nghèo

(Dân trí) - “Tôi bị cườm mắt đã 3 năm mà không có tiền điều trị. Nay sắp được nhìn rõ rồi, tôi vui lắm” - bà Nguyễn Thị Kính, 73 tuổi đến từ Bình Thuận chia sẻ.

Sáng 28/1, khoa Mắt của BV Cấp cứu Trưng Vương náo nhiệt hơn mọi ngày vì đón tiếp hơn 60 bệnh nhân nghèo (và thân nhân) đến khám, chữa mắt miễn phí trong chương trình phẫu thuật mắt “Đem lại ánh sáng cho người mù nghèo” do Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM và BV Cấp cứu Trưng Vương phối hợp tổ chức.

Bác sĩ BV Trưng Vương “quên” bữa trưa vì mổ mắt cho người nghèo
Từ 7 giờ sáng, bệnh nhân được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Đến 9 giờ, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật
 
Bác sĩ BV Trưng Vương “quên” bữa trưa vì mổ mắt cho người nghèo
Bệnh nhân ra khỏi phòng mổ được giúp đỡ cởi bỏ trang phục phẫu thuật, cấp phát thuốc và dìu về vị trí nằm nghỉ ngơi.
 
Bác sĩ BV Trưng Vương “quên” bữa trưa vì mổ mắt cho người nghèo
Các tình nguyện viên tranh thủ chuẩn bị cơm trưa cho bệnh nhân. Không chỉ lo việc ăn uống, họ còn tặng bệnh nhân mỗi người một chiếc khăn mới để lau mắt và một chiếc kính bảo hộ để đem về quê.
 
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
 
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
“Mọi người hãy nâng hộp cơm lên, đừng để mắt nhìn xuống nhé, mắt mới mổ xong nhìn xuống không tốt đâu”, cô Diệu Hiếu, một mạnh thường quân ân cần căn dặn.
 
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
Bên ngoài, bệnh nhân đã dùng bữa trưa nhưng trong phòng thủ thuật, các bác sĩ vẫn miệt mài với ca mổ.
 
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
Làm việc thông tầm là chuyện bình thường đối với Thầy thuốc ưu tú - BS.CK2 Nguyễn Thế Hồ (trưởng khoa Mắt, BV Trưng Vương) vì ông đã tham gia hàng trăm ca mổ từ thiện như thế này. BS Hồ chia sẻ: “Mổ từ thiện vui lắm, được nhìn thấy ngay hiệu quả công việc của mình: mổ xong, mắt mù thành mắt sáng luôn!”.
 
Nhiều bệnh nhân vẫn chưa đến lượt vào phòng mổ nhưng giờ cơm trưa đến rồi
Bà Nguyễn Thị Kính, 73 tuổi đến từ Bình Thuận bị đục thủy tinh thể đã 3 năm rồi nhưng các con đều làm ruộng, không lo được tiền cho mẹ mổ mắt. Sau ca mổ, bà Kính cứ cười mãi: “Tôi vui lắm, cảm ơn các bác sĩ, cảm ơn các cô chú”.

Hồng Nhung