1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Ảnh hưởng của Asen đối với sức khỏe

Theo ước tính của tổ chức Unicef, tại Việt Nam hiện, sự ô nhiễm asen trong nước ngầm đã ở mức cao và phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng. Nhiều giếng khoan bị nhiễm asen cao hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (10ppb).

10 triệu người có nguy cơ mắc bệnh do nhiễm Asen

 

Thống kê của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho thấy, trong số 10 trên 26 bệnh truyền nhiễm gây dịch được giám sát có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân, cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, ly trực khuẩn, quai bị, lỵ amip, viêm gan virut, thủy đậu... có liên quan đến nguồn nước bị nhiễm asen và nhiều chất hữu cơ khác.

 

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể bị mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn đầu độc hệ tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.

 

Tại Hà Nam, nghiên cứu của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sớm sau 5 - 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Năm 2003, khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen và 50 trường hợp có hàm lượng asen niệu cao hơn bình thường.

 

Ngay tại thủ đô Hà Nội, nước ngầm bị nhiễm asen đã được phát hiện từ năm 1996, đặc biệt tại một số khu vực như Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng.

 

Gần đây nhất, tại thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây), kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng asen trong nước ngầm cao gấp gần chục lần tiêu chuẩn cho phép. Tại đây, trong vòng 10 năm tại một thôn đã có 22 người ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Những người này đều ở độ tuổi từ 45-55.

 

Nếu trong nước chỉ nhiễm riêng nguyên tố asen thì việc loại bỏ nó rất thuận lợi vì có thể dùng ôxy trong không khí để loại bỏ (giàn mưa, sục khí, quấy trộn..). Nếu còn nhiễm: sắt, mangan, nitrit, phốt phát, amôni... thì có thể dùng thêm phèn chua, cát vàng, than hoạt tính

Xử lý asen trong nước sinh hoạt

 

Đây được coi là giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay, khi mà các nhà máy nước đều chưa có giai đoạn xử lý asen. Theo ý kiến của các thuộc Viện Hóa học công nghiệp và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội giải pháp loại trừ asen bằng than gáo dừa, qua thực nghiệm bằng cột lọc cho thấy có khả năng đáp ứng nước sinh hoạt ở quy mô hộ gia đình.

 

Hiện nay, với sự hỗ trợ của Unicef Hà Nội, Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Nam đã lắp đặt thí điểm bể lọc xử lý asen có giàn mưa, cát vàng tuyển dày 40 - 60cm cho thấy lượng asen giảm rất lớn. Qua 90 ngày sử dụng bể lọc hàm lượng asen sau lọc có thể chấp nhận dùng cho sinh hoạt. Tỷ lệ asen sau lọc đã giảm từ 94 đến 99%.

 

Còn kết quả điều tra của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế), các hộ dân đã chủ động sử dụng các biện pháp lọc nước, tuy nhiên hiệu quả xử lý asen chưa triệt để.  Một sơ đồ hệ thống lọc cát có giàn phun mưa với chi phí tiết kiệm do Viện thiết kế đã nâng hiệu quả xử lý asen lên 95,24%, với lượng nước đủ dùng hàng ngày cho gia đình 4 - 6 người. 

Theo Vietnamnet & SKĐS