Ăn cơm vội vàng dễ bị bệnh dạ dày

Tôi có thói quen ăn cơm rất nhanh, nhiều khi ăn ngấu ăn nghiến dù không vội vàng gì. Gần đây tôi thấy có triệu chứng của bệnh dạ dày như hay bị ợ chua, nóng cổ, thi thoảng có cơn đau.Có người nói là do tôi hay ăn cơm ngấu nghiến nên mới sinh bệnh dạ dày. Liệu điều này có đúng? Mong chuyên mục tư vấn giúp. Trần Ngọc Lâm (Ninh Bình)

Ăn cơm vội vàng dễ bị bệnh dạ dày - 1

Bạn nên từ bỏ thói quen ăn vội vàng, nhai ngấu nghiến khi ăn cơm ngay từ bây giờ vì chúng rất gây hại cho sức khỏe. Bạn nên biết quá trình tiêu hóa của mỗi người bắt đàu từ miệng, răng, nhai đi nhai lại để kích thích tuyến nước bọt phân tiết bao gồm một lượng lớn chất xúc tác tiêu hóa - chất xúc tác tinh bột, đem đại phân tử tinh bột phân giải thành tiểu phân tử, đường mạch nha.

Thức ăn trong miệng càng nhai kỹ, tiêu hóa càng được nhiều. Vì vậy, nếu bạn nhai kỹ những thức ăn có nhiều tinh bột thì càng nhai nhiều sẽ càng thấy có vị ngọt. Còn nếu bạn ăn ngấu nghiến, trước hết là miệng sẽ không còn chức năng tiết ra dịch vị tiêu hóa thức ăn mà đẩy công việc này cho dạ dày. Dạ dày phải gánh thêm gánh nặng nên dễ sinh bệnh. Ngoài ra, trong nước bọt còn có dung môi khuẩn hòa tan, giết chết vi khuẩn trong thức ăn. Thời gian thức ăn ở trong miệng quá ngắn và quấy trộn không đều hạ thấp tác dụng của khuẩn dung môi cũng dễ gây nên bệnh viêm dạ dày.

Bạn cũng nên lưu ý, khi nhai cơm cần nhai cả hai bên hàm. Nếu chỉ dùng một bên hàm để nhai cơm trong một thời gian dài sẽ khiến xương cổ phần mặt có hàm nhai nhiều phát triển to hơn bên hàm nhai ít. Thậm chí, bên hàm nhai ít còn bị hóp lại khiến khuôn mặt bạn trở nên bị lệch bên to, bên nhỏ. Ngoài ra, việc nhai lệch hàm còn có thể gây ra hiện tượng răng mọc sai vị trí (đặc biệt lưu ý với đối tượng trẻ em đang thay răng, răng sữa bị rụng sớm quá). Mặt lệch và răng mọc sai vị trí có thể làm thay đổi cả khuôn mặt và ảnh hưởng đến công năng của răng. Vì vậy, khi ngồi ăn cơm, lưu ý phải luân chuyển đồ ăn để nhai cả hai bên hàm.

Theo Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Báo Gia đình & Xã hội