ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu nhận biết và những phương pháp can thiệp hiệu quả

(Dân trí) - Việc phát hiện và can thiệp ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống và tương lai sau này của một đứa trẻ mắc hội chứng ADHD.

ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Các nghiên cứu cho thấy, trong những năm đầu đời, khả năng tập trung là vấn đề then chốt tác động đến tư duy và tương lai của trẻ. Khả năng tập trung không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích và xử lý tình huống của trẻ.

Trên 30% trẻ vẫn có các triệu chứng của ADHD đến tuổi trưởng thành, gây khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh, tính tình ngang bướng, cục cằn, lập dị…

ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu nhận biết và những phương pháp can thiệp hiệu quả - 1
ADHD là rối loạn có tính chất tâm lý có tỷ lệ mắc khá cao, thường được chẩn đoán phát hiện ở lứa tuổi 4-6 tuổi, hay gặp nhất ở 8 -11 tuổi.

Làm thế nào để biết trẻ có bị ADHD hay không?

Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện được quy về 3 vấn đề chính sau:

Biểu hiện về tăng động

- Thiếu kiên trì, không ngồi yên một chỗ.

- Tay chân hay ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.

- Thường rời bỏ chỗ ngồi trong tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.

- Hay chạy nhảy, leo trèo quá mức trong tình huống không thích hợp

Vấn đề về tập trung chú ý

Trẻ bị coi là có vấn đề về tập trung chú ý nếu có ít nhất 6 dấu hiệu trong thời gian tối thiểu là 6 tháng:

- Không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết.

- Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý

- Có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện.

- Không tuân theo những hướng dẫn, không thể hoàn thành bài tập ở trường, công việc nhà,…

- Khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần tính tổ chức.

- Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài.

- Dễ bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.

- Quên làm các công việc hằng ngày

Hành động có tính bốc đồng

- Nói to, cười to hoặc dễ dàng trở lên cáu kỉnh trong những tình huống không cần thiết.

- Không thể chờ đợi đến lượt mình hoặc không thể chia sẻ với ai.

- Thường khó kiềm chế cảm xúc, dễ hành xử một cách nguy hiểm mà không quan tâm đến hậu quả.

- Làm gián đoạn hoặc quấy rầy hoạt động của người khác

ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu nhận biết và những phương pháp can thiệp hiệu quả - 2
Trẻ bị mắc chứng ADHD thường có các biểu hiện rối loạn như hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý trong mọi lĩnh vực.

Phải làm sao khi trẻ bị ADHD?

Điểm mấu chốt trong điều trị chứng ADHD ở trẻ em nằm ở sự quan tâm và kiên nhẫn của cha mẹ bởi các triệu chứng cần cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong ngày một ngày hai. Mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt. Do đó, phương pháp can thiệp cho từng trẻ cũng sẽ khác nhau.

Thuốc

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp cuối cùng để đối phó với bệnh tăng động giảm chú ý khi các biện pháp khác tỏ ra không có kết quả:

- Làm dịu tinh thần.

- Cải thiện sự mất cân bằng hóa học trong não.

- Giảm triệu chứng lo âu và bồn chồn.

Việc sử dụng thuốc phải đặt dưới sự chỉ định và giám sát của bác sỹ về tác dụng phụ.

Liệu pháp hành vi

Gia đình cần sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ để tác động và cải biến hành vi của trẻ theo hướng tích cực. Tuy nhiên, chỉ nên điều chỉnh từng hành vi một nếu không rất dễ gây tâm lý ức chế cho trẻ. Khi trẻ thực hiện không đúng, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở, không được la mắng hay đánh trẻ.

Tâm lý trị liệu

Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần được gia đình dành thời gian quan tâm, tâm sự và thấu hiểu. Ngoài ra, phụ huynh nên tìm lời khuyên và sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý, người có chuyên môn cũng như các phụ huynh có cùng hoàn cảnh để có chỉ dẫn đúng đắn.

Giảm căng thẳng cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, khó kiềm chế được cảm xúc. Tình trạng này có thể tệ hơn nếu trẻ bị căng thẳng. Lúc này, để giải tỏa có thể cho trẻ nghe nhạc, nghe một câu chuyện hài hước hoặc chơi cùng với trẻ.

Sử dụng thêm các sản phẩm bổ não đặc hiệu để hỗ trợ điều trị

Điều trị theo phương pháp “HỖ TRONG TRỢ NGOÀI” là sự kết hợp giữa liệu pháp hành vi cùng với sử dụng sản phẩm bổ não đặc hiệu hay là thuốc.

Những thành phần tốt cho não bộ của trẻ cha mẹ có thể cho trẻ dùng tại gia đình như: cao thăng ma, cao ginkgo biloba, taurine, coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic, natri succinate khi kết hợp với nhau sẽ mang đến hiệu quả:

  • Giúp cải thiện giấc ngủ, hành vi tăng động, rối loạn hành vi
  • Giúp giảm lo âu
  • Giúp tăng khả năng học tập, ghi nhớ
ADHD - Rối loạn tăng động giảm chú ý: Dấu hiệu nhận biết và những phương pháp can thiệp hiệu quả - 3
TPBVSK Vương Não Khang được kiểm chứng lâm sàng bởi Bệnh viện Nhi Trung ương là giải pháp giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các triệu chứng liên quan đến rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.

Đơn vị tiếp thị và phân phối: Công ty CP KD DV &TM Nam Phương

Địa chỉ: Số 17 ngõ 144 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline tư vấn: 098 712 6085

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

P.V