9 điều nên biết về sự rụng trứng
(Dân trí) - Hiểu rõ về chu kỳ rụng trứng của cơ thể sẽ giúp chị em tính toán chính xác thời điểm thụ thai, điều chỉnh một cách hợp lý việc kế hoạch hoá gia đình.
1. Điều gì xảy ra khi trứng rụng?
Mỗi tháng cơ thể nữ giới đều sẵn sàng cho việc thụ thai với biểu hiện rõ nhất là 1 tế bào trứng trưởng thành và rụng khỏi buồng trứng mỗi tháng.
Hiện tượng này thường xảy ra vào giữa chu kỳ (khoảng ngày 14) nhưng chu kỳ "nguyệt san" thường hay thay đổi. 2 buồng trứng thay nhau thực hiện nhiệm vụ vào mỗi tháng.
2. Chu kỳ kinh kéo dài bao lâu ?
Mỗi phụ nữ có chu kỳ kinh khác nhau nên đừng lo lắng nếu vòng kinh của bạn không phải là 28 ngày.
Sự rụng trứng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tiếp theo chứ không phải của chu kỳ kinh trước. Ví dụ như nếu vòng kinh đều của bạn kéo dài 31 ngày, bạn sẽ rụng trứng vào ngày 17. Vì thế nếu có quan hệ trong những ngày từ 14-17 thì khả năng có thai là rất cao.
3. Dấu hiệu của sự rụng trứng?
Hiểu được "ngôn ngữ" cơ thể và biết rõ vòng kinh sẽ giúp bạn tính chính xác thời điểm rụng trứng. Chìa khoá ở đây chính là sự thay đổi của dịch âm đạo.
Sau chu kỳ, vùng kín thường khá khô ráo trong vài ngày và sau đó thấy xuất hiện chất nhầy màu trắng. Khi cơ thể bắt đầu rụng trứng, âm đạo sẽ tiết ra chất nhầy trong, hơi ẩm và giống như lòng trắng trứng sống - dấu hiệu này rất dễ nhận thấy. Đây là dấu hiệu chứng tỏ đang trong thời gian trứng rụng.
Kiến thức chung
- Ở độ tuổi 20 tuổi, khả năng mang thai của chị em cao gấp 2 lần so với khi ở độ tuổi 30.
- 4/10 cặp vợ chồng sức khoẻ tốt phải mất hơn 12 tháng mới có thể thụ thai khi bước vào độ tuổi 30. - Chất lượng và số lượng trứng tỉ lệ nghịch với tuổi tác. - Chất lượng trứng của phụ nữ trong độ tuổi 20 thường rất tốt, nhưng sau 35 sẽ giảm dần. - Mỗi bé gái sinh ra đã mang trong cơ thể khoảng 300.000 - 400.000 trứng. |
Đây là những chỉ dẫn khá hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Học cách hiểu cơ thể và tính thời gian rụng trứng sẽ rẻ và hiệu quả hơn nhiều.
Bộ dụng cụ thử sự rụng trứng đưa ra kết quả dựa trên việc kiểm tra sự tăng hormone có trong nước tiểu. Tuy nhiên, vào thời điểm bạn biết kết quả thì giai đoạn cửa sổ đã trôi qua mất rồi.
Phương pháp đo thân nhiệt cũng tương tự. Thân nhiệt thường tăng lên vào thời điểm trứng rụng nhưng rất ít và khi bạn biết được chính xác thời điểm trứng rụng thì có thể đã quá muộn, tinh trùng đã chờ sẵn và đang tiến và gặp trứng mất rồi.
5. Trứng và tinh trùng sống đựợc bao lâu?
Trứmg sống được khoảng từ 12 - 24 giờ sau khi rụng. Tinh trùng có thể sống từ 5-7 ngày.
Lý tưởng nhất là cần có nhiều tinh trùng sẵn sàng chờ trứng rụng vì thế nên quan hệ vào trước vào sau khi trứng rụng 1 ngày.
Chỉ có 1 trứng "chín" nhưng có hàng triệu tinh trùng đang chờ vì thế hãy quan hệ nhiều trong những ngày này để tăng khả năng thụ thai.
6. Chỉ có thể thụ thai nếu quan hệ vào ngày trứng rụng?
Không hẳn như thế vì tinh trùng có thể sống đến gần 1 tuần sau khi rời khỏi "bệ phóng" và "nấp" sẵn ở ống pha-lốp chờ trứng rụng.
Nghiên cứu cho thấy thậm chí ngay cả khi bạn "quan hệ" trước 6 ngày trứng rụng, khả năng thụ thai vẫn rất cao. Còn nếu cố đợi đến ngày rụng trứng mới quan hệ thì có thể kết quả sẽ ngược lại.
7. Vậy khi nào nên quan hệ?
Theo khuyến nghị mới nhất từ Trường Sản phụ khoa Hoàng gia Anh, không nên "chăm chăm" đợi "giờ vàng" mà thay vào đó nên quan hệ vài lần trong tuần trứng có thể rụng. Đây là cách tốt nhất để thụ thai thành công.
8. Rụng trứng có gây đau?
Một số phụ nữ bị đau đột ngột ở vùng bụng dưới khi trứng chín và rụng xuống. Hiếm có phụ nữ nào bị chảy máu khi trứng rụng.
9. Tại sao rất khó để thụ thai?
Sự sinh đẻ của loài người không giống như các loài khác. Cơ hội thụ thai chỉ là 1/3 khi ở độ tuổi sung sức nhất và sẽ giảm dần khi bước vào độ tuổi 35.
Quỳnh Liên - Thu Phương
Theo ENA