1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

8 biện pháp đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm

(Dân trí) - Nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Làm theo 8 cách rất đơn giản dưới đây sẽ giúp thực phẩm nhà bạn luôn “tinh khiết”.

1. Vệ sinh cá nhân

 

Cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc chất khử trùng trước khi chạm vào thực phẩm (có thể dùng găng tay). Không nên đeo đồ trang sức, đồng hồ khi phải chế biến món ăn.

 

Móng tay là “ổ” trứng giun, vì thế cần vệ sinh móng tay sạch sẽ, tốt nhất là nên cắt ngắn.

 

Không khạc nhổ, ăn uống, hút thuốc, ho, nói ta ... trong khu vực chế biến trực tiếp


2. Vệ sinh môi trường

 

Khu vực chế biến món ăn cần được vệ sinh sạch sẽ. Kệ bếp luôn phải rửa sạch bằng nước tiệt trùng. Hay như tủ lạnh, nơi cất thực phẩm cũng luôn cần được lau chùi sạch.

 

3. Rửa nguyên liệu bằng nguồn nước sạch

 

4. Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp). Tốt nhất là có hai bộ dụng cụ, một dành để chế biến thức ăn sống, một để thái thức ăn chín.

 

5. Các dụng cụ ăn uống: bát, đĩa, thìa, cốc... phải được rửa sạch. Lau khô bằng khăn sạch trước khi dùng. Nếu có điều kiện, sau khi rửa nên phơi khô dưới anh sáng mặt trời.

 

6. Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý  nhiệt về thời gian và nhiệt độ).

 

7. Nếu bạn bị bệnh ngoài da (ghẻ, lở, mụn) hay bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, tiêu hoá, hô hấp (lao, tả, thương hàn, lỵ...), tốt nhất bạn không nên trực tiếp chế biến thực phẩm. Hãy điều trị khỏi trước khi làm việc, vì đó cũng là nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm.

 

8. Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.

 

Hồng Hải