20% dân số mắc các bệnh dị ứng

(Dân trí) - PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc BV Da liễu Trung ương, cho biết hiện Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng và độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao là 12-15 tuổi.

20% dân số mắc các bệnŨ dị ứng

Tại buổi hội thảo “Cập nhật điều trị bệnh lý mề đay vô căn mãn tính và viêm mũi dị ứng” được tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 17/7/2014, PGS.TS Trần Hậu Khang cho biết: Bệnh thường bắt đầu trước tuổi 20 (80% trường hợp), tuổiĠkhởi phát trung bình từ 8 - 11 tuổi và độ tuổi 12-15 có tỉ lệ mắc bệnh cao. Tần suất bệnh xuất hiện ở thành thị cũng cao hơn nông thôn.

Các bệnh dị ứng khá phổ biến trong xã hội hiện đại và sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, ŭật độ dân số ngày càng dày đặc… chính là các tác nhân gây dị ứng.

Một trong những loại bệnh dị ứng da phổ biến mà chính PGS. TS Trần Hậu Khang từng bị là dị ứng cấp tính. “Tôi bị khó thở và nổi mề đay khắp người. Bao nhiêu năm nghũên cứu mề đay nhưng lần đầu bị mề đay cấp tính khiến tôi cũng thấy hoang mang”, PGS. TS Khang chia sẻ.

Theo BS Henry Foong, bác sĩ tham vấn chuyên khoa da, mề đay xảy ra là do phản ứng của mạch máu trên da với cơ chế phức tạp có liťn quan đến chất histamine. Bệnh khởi phát dưới 6 tuần là mề đay cấp, trên 6 tuần là mãn tính. Phần lớn là mề đay cấp và tự khỏi bệnh. Mề đay mãn tính có thời gian mắc kéo dài trong 1 năm (70%); 9% là từ 1-5 năm và trên 5 năm là 1-14%.

Ċ

Nếu không biết nguyên nhân sẽ gọi là mề đay vô căn (hơn 50%), còn lại là mề đay do phản ứng từ thực phẩm; phản ứng thuốc, do nhiễm trùng (thuốc); truyền máu, chất cản quang, mề đay vật lý (đè ép, lạnh, sức nóng, nước, mề đay do nước; ánh nắng, rung động, gắng sức)…

Cũng phát triển mạnh không kém là bệnh viêm mũi dị ứng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, bênh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm. Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỉ lệ 17-25% dân số.

Dựa vào thời gian xuất hiện trong năm, viêm mũi dị ứng chia thành viêm mũi dị ứng theo mùa (gây ra bởiȠdị nguyên như phấn hoa) và quanh năm (gây ra bởi các dị nguyên xuất hiện thường xuyên trong đời sống).

Mặc dù giảm dị nguyên xuất hiên trong môi trường có lợi cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng, tuy nhiên không thể tránh tiếp xúc với dịȠnguyên 1 cách hoàn toàn.

Nhiều người vẫn lầm tưởng các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi là bị cảm, từ đó vội vã sử dụng các loại thuốc cảm giúp giảm đau, hạ sốt, dẫn tới làm nặng thêm các triệu chứng ɤị ứng, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và chất lượng sống.

Do đó, ngoài việc đi khám để được kê thuốc phù hợp khi mới chớm bệnh, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần nâng cao ý thức phòng bệnh (giữ ấm cơ thể, vệ sinh rang miệng hằng ngàyȩ chủ động kiểm soát môi trường (tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, giữ môi trường trong sạch) tránh xa các tác nhân gây dị ứng như thực phẩm từng gây dị ứng…

Nhân Hà