1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Mô hình thu hồi nước từ lúa và xử lý rác thải để sản xuất nấm ăn

Tỉnh Hà Tĩnh đang áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có phương pháp sử dụng nước thu hồi từ lúa và xử lý rác thải để sản xuất nấm ăn tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà.

Trước đó, tại Hà Tĩnh đã có một số nơi đã có hệ thống thu hồi nước từ cánh đồng lúa để tưới cho rau màu (bằng nguồn tự có của xã). Đây là một thực hành tốt. Tuy nhiên, hệ thống còn thô sơ, các kênh đều bằng đất và đã bị xuống cấp, làm cho nước bị thất thoát nhiều, hiệu quả chưa cao.

Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) trong khuôn khổ Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7), Hà Tĩnh đã được chuyển giao và đang áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại vào xây dựng hệ thống CSA sản xuất đa dạng rau màu sử dụng nước thu hồi từ lúa và xử lý rác thải để sản xuất nấm ăn tại xã Tượng Sơn tại huyện Thạch Hà theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng nước, giảm phác thải và thích nghi biến đổi khí hậu (BĐKH) theo mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng biến đổi khí hậu (climate smart agriculture – CSA) - là một trong những giải pháp để tái cơ cấu nền nông nghiệp của tỉnh này.

Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao mô hình trồng nấm ăn có sử dụng nước thu hồ từ lúa và xử lý rác thải. Mô hình này trong tương lai sẽ nhân rộng trên ở nhiều địa phương.
Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao mô hình trồng nấm ăn có sử dụng nước thu hồ từ lúa và xử lý rác thải. Mô hình này trong tương lai sẽ nhân rộng trên ở nhiều địa phương.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tỉnh Hà Tĩnh cho biết, để thực thành công mô hình trên, ngành nông nghiệp tỉnh này đang xây dựng bản đồ thích nghi cây trồng cho các khu vực đất cần chuyển đổi và đất chuyên màu (bao gồm cả phân tích mẫu đất, nghiên cứu các điều kiện liên quan); Lập kế hoạch và xác định nhóm nông hộ tham gia hoạt động (thuộc tổ chức dùng nước do hợp phần 1 xây dựng).

Đánh giá xác định giống, loại rau, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu loại và giống rau thích hợp cho điều kiện cụ thể ở địa phương (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số loại rau và giống rau khác nhau).

Xây dựng và hoàn thiện các kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững cho các cây trồng trong điều kiện cụ thể của điểm lựa chọn (bao gồm cả việc phân tích mẫu đất, thử nghiệm so sánh, đánh giá một số kỹ thuật, qui trình kỹ thuật tưới nước và phân bón ... khác nhau).

Xây dựng kỹ thuật xử lý thân, xác cây trồng và sản phẩm phụ làm nuôi nấm, hoặc làm phân bón; Hoàn thiện qui trình nuôi nấm; Xây dựng và hoàn thiện qui trình xử lý, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch nấm và các sản phẩm cây trồng.

Phát triển các mối liên kết; xác định các đơn vị đối tác chính tham gia liên kết 4 nhà; Hỗ trợ sản xuất và cung ứng cây/hạt giống chất lượng của các cây đối tượng cây trồng tại điểm mô hình; Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng (bờ thửa, hệ thống tưới...).

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa sản xuất; Thiết kế và lắp đặt mẫu hệ thống tưới tiết kiệm cho rau màu; Hệ thống này sẽ được thiết kế phù hợp cho tưới một số loại cây rau, màu khi nông dân muốn chuyển đổi hệ cơ cấu, chủng loại cây trồng và khi có thị trường tiêu thụ tốt.

Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng nuôi và sơ chế nấm; Hỗ trợ nâng cấp/xây dựng hạ tầng, thiết bị phụ vụ bảo quản và sơ chế sau thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch; Tổ chức nông dân sản xuất theo nhóm hộ và hỗ trợ nhóm thực hiện các hoạt động sản xuất ứng dụng các kỹ thuật CSA.

Mô hình thu hồi nước từ lúa và xử lý rác thải để sản xuất nấm ăn - 2

Mô hình CSA đang được triển khai ở nhiều địa phương của Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình CSA đang được triển khai ở nhiều địa phương của Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức tập huấn cho nông dân áp dụng phương pháp FFS (FFS là tên gọi tiếng Anh của phương pháp lớp học hiện trường, hiểu đơn giản là cách thức “hội thảo đầu bờ”, “tham quan thực tế”, “chia sẻ kinh nghiệm”); Tổ chức các buổi tham quan đồng ruộng để thảo luận hướng tới nhân rộng ứng dụng các thực hành bền vững.

Ngoài ra, Dự án WB7 còn hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh tăng cường năng lực cung cấp các dịch vụ nông nghiệp nhằm thúc đẩy việc nhân rộng các thực hành và các hệ thống CSA. Hoạt động này gồm, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) và CSA cho cán bộ địa phương các cấp và các đối tác khu vực tư nhân thông tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm tới một số cơ sở trong nước; tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm tới một số cơ sở nước ngoài; sản xuất và cấp phát tài liệu truyền thông (video, tờ rơi, bản tin,...).

Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ địa phương các cấp và các đối tác khu vực tư nhân, về BĐKH và CSA, xác định vấn đề và tìm kiếm giải pháp giải quyết, phát triển tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa, chuyển giao kỹ thuật, lập kế hoạch sản xuất, đánh giá tính bền vững, khả năng giảm thiểu và thích nghi của các hệ thống sản xuất, giám sát và đánh giá các hoạt động và sản phẩm nông nghiệp ...

Hỗ trợ phát triển mạng lưới, phát triển các mối liên kết, hợp tác giữa các bên liên quan. Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin áp dụng các phương pháp/chương trình khác nhau phù hợp điều kiện địa phương.

PV