1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Đừng “bỏ rơi” người tâm thần

(Dân trí) - Các vụ trọng án liên quan đến người tâm thần đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên những thay đổi về giám định pháp y tâm thần đang gây khó khăn cho công tác tố tụng. Bên cạnh đó, kinh phí mua thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần đang bị “co” lại khiến nguy cơ phạm tội từ người tâm thần ngày càng lớn hơn.

Ngoài chế độ bảo trợ xã hội dành cho người mắc bệnh và người chăm sóc, hầu như người tâm thần không có nguồn hỗ trợ nào khác trong khi không có hoặc hạn chế về khả năng lao động kiếm sống.
Ngoài chế độ bảo trợ xã hội dành cho người mắc bệnh và người chăm sóc, hầu như người tâm thần không có nguồn hỗ trợ nào khác trong khi không có hoặc hạn chế về khả năng lao động kiếm sống.

Hiện tại toàn tỉnh Nghệ An có 14.311 người bị khuyết tật thần kinh tâm thần. Ngoài khoảng 300 bệnh nhân đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An và 107 đối tượng tâm thần đặc biệt nặng được quản lý, chăm sóc tại Trung tâm bảo trợ xã hội tình thì có đến gần 14.000 người đang được quản lý, điều trị tại địa phương.

“Với bệnh nhân tâm thần được xác định là dạng mãn tính thì hết đợt điều trị, bệnh không thuyên giảm cũng phải ra viện, về điều trị ngoại trú tại gia đình. Bản chất của bệnh này là lên theo cơn mà bản thân người bệnh và gia đình họ cũng không thể lường trước được, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh trật tự, an toàn tính mạng, sức khỏe của chính người bệnh và những người xung quanh”, ông Nguyễn Đăng Dương – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết.

Những năm gần đây, đối tượng là người tâm thần đã nhận được nhiều sự quan tâm của các Nhà nước cũng như các cơ quan, ban ngành. Cùng với đó, nhận thức của cán bộ địa phương, người dân và chính thân nhân người bệnh cũng được nâng cao thông qua các lớp tập huấn thuộc Đề án 1215 của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có những vụ án đau lòng mà sự việc xuất phát từ những e ngại, dấu bệnh của chính người bệnh và thân nhân của họ.


Bà Nguyễn Thị Việt vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi con trai mình gây án. Trước đây, lo sợ bệnh tình sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của Quân nên gia đình bà đã dấu thông tin Quân đã có thời gian điều trị tại Bệnh viện Tâm thần.

Bà Nguyễn Thị Việt vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi con trai mình gây án. Trước đây, lo sợ bệnh tình sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của Quân nên gia đình bà đã dấu thông tin Quân đã có thời gian điều trị tại Bệnh viện Tâm thần.

Sau khi vụ thảm án mà Hoàng Văn Quân gây ra cho bố mình là ông Hoàng Văn Châu (trú xóm 11, xã Nghi Xá, Nghi Lộc, Nghệ An), nhiều người dân trong xóm mới vỡ lẽ, trước đây, Quân có thời gian đi chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Việt – mẹ của Quân phân trần: “Quân có những biểu hiện không bình thường trong tâm lý, sinh hoạt sau khi trở về từ Malaixia vào năm 2013 nhưng phải gần 1 năm sau gia đình mới đưa Quân vào Bệnh viện Tâm thần Nghệ An điều trị. Đợt đó điều trị gần 1 tháng, bệnh tình của Quân tốt hơn rất nhiều, tỉnh táo hơn. Nếu ở hết đợt điều trị, Quân sẽ bị lập sổ điều trị, theo dõi tại địa phương. Như thế ai cũng biết nó bị tâm thần thì làm sao mà làm việc, lấy vợ được. Chưa hết đợt điều trị, gia đình xin cho Quân về, không ngờ xảy ra chuyện đau lòng này”.

Việc quản lý, chăm sóc người tâm thần điều trị ngoại trú hiện tại hầu như do gia đình tự lo. Bởi vậy, cách an toàn nhất vẫn là xích, nhốt người mắc bệnh để hạn chế các hành vi gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và xã hội. Ông Lương Đình Minh – Phó trưởng Công an xã Nghi Xá (Nghi Lộc, Nghệ An) chia sẻ: “Hiện trên địa bàn có 9 bệnh nhân tâm thần có sổ theo dõi, điều trị tại địa phương. Có người thì suốt ngày chửi bới, gây sự đánh nhau, có người đập phá tài sản của người khác hay trộm cắp vặt. Nói thế để biết là họ có nhiều tác động đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương nhưng công an xã cũng chỉ biết lập biên bản, giao cho gia đình quản lý chứ không thể làm khác được”.

Việc quản lý, chăm sóc người mắc bệnh tâm thần cần có sự chung tay của các tổ chức chính trị, xã hội.
Việc quản lý, chăm sóc người mắc bệnh tâm thần cần có sự chung tay của các tổ chức chính trị, xã hội.

Hiện, đối tượng bệnh nhân tâm thần đang được hưởng chế độ bảo trợ của Nhà nước, mức bảo trợ tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh, kinh tế. Riêng người chăm sóc được hưởng 180 nghìn đồng/ tháng. Số tiền đó đối với những gia đình có người mắc bệnh tâm thần chỉ như “muối bỏ biển” bởi hầu hết họ đều rơi vào diện hộ nghèo, khánh kiệt vì chữa trị và không có khả năng lao động.

Trên thực tế, dù đã có sự hỗ trợ từ nhà nước nhưng những gia đình có người mắc bệnh tâm thần hết sức khó khăn trong việc quản lý, chăm sóc người bệnh, trong khi đó nguồn hỗ trợ từ các chương trình xã hội gần như không có. “Nếu cứ phó mặc cho ngành y tế và gia đình người bệnh thì không xuể. Cần có chính sách riêng để tạo cơ chế đối với các tổ chức chính trị, xã hội để chia sẻ, hỗ trợ bệnh nhân tâm thần và người nhà của họ.

Trên thực tế, có những bệnh nhân tâm thần mắc bệnh đến 20 năm nhưng họ vẫn có thể lao động, làm việc, lập gia đình và sinh con đẻ cái bình thường nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, được uống thuốc điều trị thường xuyên cũng như nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính những người xung quanh mình”, bác sỹ Phan Kim Thìn cho hay.

Hoàng Lam