1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

Đánh trúng "điểm chết" trong các vụ cướp vàng trị giá hàng tỷ đồng

“Diễn biến các vụ cướp nhắm vào người vận chuyển vàng, trang sức đá quý diễn ra rất nhanh, nhưng quá trình điều tra khám phá án lại cực kỳ phức tạp, mất nhiều thời gian, bởi thủ phạm đã tính toán kỹ từng chi tiết trước khi gây án”, trinh sát Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an nhìn nhận.

Ba đối tượng gây ra vụ cướp tiền, vàng trị giá hơn 3 tỷ đồng tại Phú Yên, ngày 19-8-2018
Ba đối tượng gây ra vụ cướp tiền, vàng trị giá hơn 3 tỷ đồng tại Phú Yên, ngày 19-8-2018

Cướp vàng là loại tội phạm manh động nhất, bởi đối tượng sẽ bằng mọi giá thực hiện đến cùng ý đồ phạm tội, thậm chí, tước đoạt mạng sống của “con mồi”.

Trong tích tắc mất hàng tỷ đồng lẫn tính mạng

Nói tội phạm cướp vàng manh động, liều lĩnh, bởi loại đối tượng này trước khi gây án thường bỏ ra nhiều thời gian, công sức để nắm bắt quy luật sinh hoạt, kinh doanh của “con mồi”. Cùng là hành vi cướp, nhưng tính chất của tội phạm nhắm vào người mua bán, vận chuyển vàng, đá quý hết sức nguy hiểm, ý đồ đã ra tay phải chắc… thắng. Việc loại bỏ sức kháng cự, thậm chí tước đoạt mạng sống của người vận chuyển, mua bán vàng, là dự liệu trong kế hoạch của bọn cướp.

Vụ nhóm 3 đối tượng nhằm vào mẹ con anh Nguyễn Gia Truyền (chủ hiệu vàng Kim Yến Truyền - thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), sáng sớm 19-8-2018 vừa qua là một minh chứng. Lúc 6h30, anh Truyền chở mẹ là bà Nguyễn Thị Yến từ nhà đến hiệu vàng. Một thói quen cũng chính là sơ hở hết sức đáng trách của người bị hại là đựng số tiền, vàng trị giá hơn 3 tỷ đồng trong túi xách, thùng tôn và cứ thế ngồi trên xe máy di chuyển trên quãng đường cỡ 1 km, từ nhà ra cửa hàng.

Hàng xóm kể, hàng ngày, Kiệt dậy từ 2-3h sáng, chở vợ đi chợ đầu mối lấy rau mang về chợ bán, sau đó bán cơm. Người đàn ông “hiền lành” này chỉ có thú vui là chơi cờ tướng chứ không có biểu hiện gì lạ. Tuy nhiên, khi bí mật theo dõi Kiệt, trinh sát Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an phát hiện đối tượng này có “sở thích” khác, là thường xuyên lén lút mò đến các hiệu vàng vào chập tối, quan sát từ xa rồi về nhà hì hụi vẽ vẽ, gạch gạch. Giống như Kiệt, Huỳnh Văn Tiếm cũng rất “quái” che giấu thân phận. Sau 1 vụ tai nạn giao thông, Tiếm trở nên “ngơ ngơ”, nhưng khi chập với bạn tù Lê Anh Kiệt, Tiếm hoàn toàn lột xác.

Và thói quen của chủ hiệu vàng Kim Yến Truyền ấy đã bị Nguyễn Thùy Viễn (43 tuổi, trú tại huyện Đông Hòa, có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản), Nguyễn Mạnh Trường (32 tuổi, có 1 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, HKTT cũng ở huyện Đông Hòa) và Trần Ngọc Hưng (36 tuổi, quê quán huyện EaH’leo, tỉnh Đắk Lắk), lợi dụng triệt để. Sau nhiều ngày đeo bám, nắm được quy luật đi lại của mẹ con anh Truyền, nhóm cướp lên kế hoạch dùng xe máy ép chặn, tấn công bằng bình xịt hơi cay, máy kích điện, cướp toàn bộ số tiền, vàng, rồi lên ô tô do kẻ thứ ba điều khiển, tẩu thoát.

Đeo khẩu trang khi gây án, sử dụng xe máy là tang vật 1 vụ trộm cắp làm phương tiện tiếp cận “con mồi”, nhưng chưa hết, sau khi lấy được số vàng, đá quý giá trị “khủng”, toán cướp còn đốt chiếc xe máy để xóa dấu vết phạm tội. Thậm chí trước ngày bị lực lượng Công an bắt giữ (ngày 5-10), đối tượng chủ mưu đang định vượt biên trái phép.

Trong những chuyên án điều tra, truy xét các băng cướp vàng, đá quý mà lực lượng Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an thực hiện, “kinh điển” nhất phải kể đến nhóm cướp gồm: Lê Anh Kiệt (SN 1964, trú tại quận 8, TP.HCM), Huỳnh Văn Tiếm (SN 1959), Nguyễn Văn Nhãn (SN 1957), Phan Văn Tưởng (SN 1973), cùng quê quán tỉnh Tây Ninh và Đặng Văn Phước (SN 1951), quê quán tỉnh An Giang...

Tháng 5-2013, nhóm giết người cướp của này bị đưa ra xét xử. Theo đó, Lê Anh Kiệt, Huỳnh Văn Tiếm và Nguyễn Văn Nhãn bị tuyên mức án tử hình về các tội danh “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”. Phan Văn Tưởng bị tuyên án chung thân về các tội “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”; còn Đặng Văn Phước bị tuyên án 15 năm tù về các tội “Cướp tài sản” và “Tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”. Trong băng cướp này còn 3 đối tượng khác, song đều đã tử vong do bệnh lý.

Hai bị cáo đầu vụ của toán cướp Lê Anh Kiệt, tại phiên xử hồi tháng 5-2013
Hai bị cáo đầu vụ của toán cướp Lê Anh Kiệt, tại phiên xử hồi tháng 5-2013

Một tình tiết đáng chú ý, là chuỗi tội phạm của toán cướp trên kéo dài từ tháng 9-2000 đến tận tháng 7-2005, với 8 vụ cướp vàng tại các tỉnh Tây Ninh, TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, chiếm đoạt được khoảng 1.000 lượng vàng. Sau mỗi vụ vớ bẫm, toán cướp nằm im nghe ngóng, rồi di chuyển sang địa bàn khác, săn mồi để rồi gây án.

Quá trình phạm tội, băng cướp này đã dùng súng bắn chết 1 người và bắn bị thương 2 người, dùng gậy gỗ và tuýp sắt gây thương tích 5 người. Phiên xử tháng 5-2013, khi bản cáo trạng được công bố, dù sự việc diễn ra đã khá lâu, nhưng những người dự khán vẫn không khỏi bàng hoàng.

Khoảng 18h ngày 7-11-2001, nhóm Tiếm, Kiệt, Tưởng... tấn công vợ chồng chủ hiệu vàng Thanh Tâm (thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM). Kiệt dùng súng bắn thẳng vào nạn nhân, cướp được khoảng 200 lượng vàng. Tối 31-12-2003, Tiếm và Nhãn dùng súng K59 cướp hiệu vàng Kim Quang (thị trấn Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh). Nhãn bắn bị thương bà chủ hiệu vàng, cướp được 105 lượng vàng và 170 triệu đồng.

Khoảng 19h ngày 2-10-2004, Kiệt cùng đồng bọn tấn công vợ chồng chủ hiệu vàng Kim Thanh (chợ Phạm Thế Hiển, phường 4, quận 8, TP.HCM). Kiệt bắn bị thương ông chủ, Nhãn bồi tiếp phát đạn khiến nạn nhân tử vong. Trong vụ án này, toán cướp lấy được 200 triệu đồng, 11.000 USD, 50 lượng vàng…

Cặp đôi cướp tiền vàng ở Phú Yên đeo khẩu trang, đi xe máy trộm cắp để gây án
Cặp đôi cướp tiền vàng ở Phú Yên đeo khẩu trang, đi xe máy trộm cắp để gây án

Vỏ bọc hiền lành của những đối tượng giết người cướp của

Tính toán kỹ các bước phạm tội, tìm cách xóa triệt để dấu vết sau khi gây án, và một điều khiến tội phạm cướp vàng “ẩn thân” được thời gian dài, bởi chúng luôn cố tạo vỏ bọc hiền lành.

Vụ án cướp vàng nhằm vào chủ hiệu Kim Yến Truyền, khi kết quả bắt giữ, khám xét được cơ quan Công an công bố, gồm bình xịt hơi cay, roi điện, 2 khẩu súng ngắn, hàng chục CMND… nhiều người dân ở thị trấn EaDrăng, huyện EaH’leo không khỏi bất ngờ. Bởi lâu nay trong mắt họ, Nguyễn Thùy Viễn và Nguyễn Mạnh Trường vốn là những nhân viên rửa xe thuê hiền lành cho cửa hàng của Trần Ngọc Hưng. “Vốn” tiền án, tiền sự của các đối tượng trong toán cướp này cũng bị chúng giấu kín trong thời gian làm thuê ở hiệu sửa chữa xe máy.

Do nợ nần, Viễn đã bàn bạc với Hưng và Trường lên kế hoạch cướp tài sản, nhằm vào hiệu vàng Kim Yến Truyền, vốn gần nhà Viễn ở thị trấn Hòa Vinh. Đeo bám nhiều ngày, gây án nhanh rồi rút về Đắk Lắk để phân chia chiến lợi phẩm, sau đó, các đối tượng tỏa đi các địa phương để che giấu hành tung, song cuối cùng vẫn “lộ sáng”.

Cũng so sánh về độ “ẩn thân”, nhóm Lê Anh Kiệt, Huỳnh Văn Tiếm xứng đáng là… quái thủ. Trong khoảng thời gian dài hơn 10 năm trời tung hoành gieo rắc tội ác, nhưng hành tung của băng cướp không bị bại lộ. Nhiều chuyên án cấp địa phương, Tổng cục Cảnh sát được xác lập, rồi phải khép lại vì không tìm ra manh mối.

Ngay cả cho đến khi, đối tượng tình nghi đầu tiên “bật” ra: Lê Anh Kiệt! Điều bất ngờ là tất cả người dân, cán bộ địa phương khi được các điều tra viên, trinh sát tiếp cận, hỏi thăm đều đánh giá Kiệt là người tốt, có vợ, hai con học giỏi, chăm chỉ làm ăn, không thể là người gây ra tội ác giết người, cướp của được.

Hàng xóm kể, hàng ngày, Kiệt dậy từ 2-3h sáng, chở vợ đi chợ đầu mối lấy rau mang về chợ Phạm Thế Hiển, quận 8 bán, sau đó bán cơm. Người đàn ông “hiền lành” này chỉ có thú vui là chơi cờ tướng chứ không có biểu hiện gì lạ. Tuy nhiên, khi bí mật theo dõi Kiệt, trinh sát Cục CSHS phát hiện đối tượng này có “sở thích” khác, là thường xuyên lén lút mò đến các hiệu vàng vào chập tối, quan sát từ xa rồi về nhà hì hụi vẽ vẽ, gạch gạch.

Giống như Kiệt, Huỳnh Văn Tiếm cũng rất “quái” che giấu thân phận. Sau 1 vụ tai nạn giao thông, Tiếm trở nên “ngơ ngơ”, lại gãy cả hai chân nên việc đi lại rất khó khăn. Điều lạ là dù thương tích như vậy nhưng Tiếm không đòi bồi thường, mà chỉ liên tục di chuyển từ Tây Ninh về TP.HCM, nói là đi chữa bệnh. Bí mật tiếp cận, trinh sát đọc được đằng sau sự “ngơ ngơ” của đối tượng là những toan tính, giấu diếm hết sức tinh vi. Đặc biệt khi chập với bạn tù Lê Anh Kiệt, Tiếm hoàn toàn lột xác.

Sau thời gian điều tra, thu thập chứng cứ, chiều 8-10-2011, hàng chục trinh sát ập bắt Lê Anh Kiệt và Huỳnh Văn Tiếm khi 2 người đàn ông “hiền lành” vừa gặp nhau ở 1 quán cà phê tại quận 7, TP.HCM. Tài liệu thu giữ thể hiện, 2 gã trùm đang lên kế hoạch cướp 2 hiệu vàng. Lần lượt sau đó, các đối tượng trong toán cướp đã bị bắt giữ. Chuỗi tội ác giấu kín hơn 10 năm đã bị phơi bày…

Theo Hoàng Quân

An ninh thủ đô