1. Dòng sự kiện:
  2. Vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng
  3. Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2

26 bộ hài cốt trong nhà vị bác sĩ người Pháp

Nguyễn Loan

(Dân trí) - Marcel André Henri Félix Petiot là vị bác sĩ người Pháp bị kết tội giết nhiều người sau khi cảnh sát phát hiện ra 26 bộ hài cốt trong nhà của ông này ở Paris, thời điểm sau Thế chiến thứ hai.

"Bác sĩ Satan" Marcel Petiot là ai?

Marcel Petiot sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở Pháp vào ngày 17/1/1897 và mất ngày 25/5/1946.

Khi còn nhỏ, Petiot được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh tâm thần và bị đuổi học nhiều lần, từng tham gia các hành vi chống đối xã hội khác. Petiot hoàn thành chương trình học tại một học viện đặc biệt ở Paris vào tháng 7/1915.

Petiot tình nguyện gia nhập quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất. Anh ta bị thương và có các triệu chứng suy sụp tinh thần. Anh ta được gửi đi chữa trị ở nhiều nơi, từng bị buộc tội ăn cắp một số vật phẩm y tế và morphine. 

Petiot được trở lại mặt trận vào năm 1918. Sau khi bị cáo buộc tự làm bị thương ở chân bằng một quả lựu đạn, cuối cùng Petiot đã được giải ngũ với tiền trợ cấp tàn tật.

26 bộ hài cốt trong nhà vị bác sĩ người Pháp - 1

Chân dung bác sĩ Petiot (Ảnh: Murderpedia).

Sau chiến tranh, Petiot tham gia một chương trình giáo dục cấp tốc dành cho các cựu chiến binh. Anh ta hoàn thành trường y trong tám tháng và thực tập trong một bệnh viện tâm thần; nhận bằng y khoa năm 192l. 

Sau đó, Petiot chuyển đến Villeneuve-sur-Yonne (Pháp) và được biết đến với các hoạt động y tế đáng ngờ bao gồm cung cấp ma túy, thực hiện phá thai bất hợp pháp và trộm cắp vặt.

Hành trình từ bác sĩ đến tội phạm giết người

Nạn nhân vụ giết người đầu tiên của Petiot là con gái của một bệnh nhân lớn tuổi mà anh ta ngoại tình vào năm 1926. Cô gái đột ngột biến mất. Cảnh sát đã điều tra nhưng cuối cùng kết luận rằng cô gái tự bỏ trốn. 

Cùng năm 1926, Petiot tranh cử chức thị trưởng và chiến thắng. 

Năm 1927, Petiot kết hôn với cô con gái 23 tuổi của một người bán thịt giàu có và có một cậu con trai. 

Vì nhiều lời phàn nàn về hành vi trộm cắp và các giao dịch tài chính mờ ám, Petiot đã bị cho thôi làm thị trưởng vào năm 1931.

Năm 1932, Petiot bị buộc tội ăn cắp điện tại Paris. Tuy vậy, Petiot vẫn sử dụng thông tin giả và tạo dựng được danh tiếng ấn tượng cho cơ sở hành nghề y tư nhân của mình. Thời điểm này, ngày càng có nhiều tin đồn về hành vi phá thai bất hợp pháp và kê đơn quá nhiều thuốc gây nghiện của ông ta.

Năm 1936, Petiot được trao quyền viết giấy chứng tử. Cũng năm này ông ta bắt đầu thực hiện các hành vi trốn thuế.

Sau thất bại của Pháp vào năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Petiot đã viết những bản khai man về tình trạng bệnh tật cho những công dân Pháp ở Đức. Petiot bị kết án vì kê đơn thuốc quá liều nhưng hai người nghiện làm chứng chống lại Petiot đã biến mất. Petiot chỉ bị phạt 2.400 franc.

Hoạt động sinh lợi nhất của Petiot trong thời kỳ Đức chiếm đóng là vờ cung cấp đường dây đưa người ra khỏi nước Pháp. Petiot giả vờ có một phương tiện để đưa những người bị truy nã đến nơi an toàn bên ngoài nước Pháp với giá 25.000 franc. "Con mồi" hắn nhắm đến là những người Do Thái, những người phản chiến... Khi các nạn nhân tin tưởng, anh ta nói với các nạn nộp tiền, hắn nói họ cần được tiêm chủng để được nhập cảnh vào quốc gia tiếp nhận. Sau đó, Petiot tiêm xyanua vào người nạn nhân, lấy đi tất cả những tài sản có giá trị của họ và vứt bỏ thi thể.

Lúc đầu, Petiot vứt xác các nạn nhân xuống sông Seine nhưng sau đó anh ta đã tiêu hủy xác bằng cách ngâm thi thể trong vôi sống và hoặc thiêu hủy chúng. 

Vào tháng 3/1944, những người hàng xóm phàn nàn về mùi hôi thối trong khu vực và một lượng lớn khói bốc lên từ ống khói nhà Petiot. 

Cảnh sát đã triệu tập những người lính cứu hỏa đến nơi và tìm thấy ngọn lửa đang bùng lên trong một bếp than ở tầng hầm. Trong đống tro than và trong tầng hầm là hài cốt người.

Ngoài ra, hài cốt còn được tìm thấy trong một hố vôi ở sân sau và trong các túi vải. Rải rác khắp nhà Petiot là vali, quần áo, tài sản của các nạn nhân.

Mặc dù vậy Petiot không hề bị truy tố. 

Sau khi giải phóng Paris, Petiot đã lấy nhiều bí danh khác nhau, trở thành đội trưởng phụ trách công tác thẩm vấn tù nhân. Cuối cùng, một tờ báo đã đăng cáo buộc về tội ác của Petiot.

Một cuộc truy lùng được tiến hành để truy bắt Petiot. Lúc này Petiot với tên giả là Valeri đã tham gia vào cuộc săn lùng chính mình. Tuy nhiên "con cáo già" Petiot không thể lẩn trốn và lừa dối được mãi. Petiot đã bị phát hiện tại ga tàu điện ngầm Paris khi đang mang trong người một khẩu súng lục, 31.700 franc và 50 bộ giấy tờ tùy thân.

Năm 1946, "bác sĩ Satan" Petiot bị đưa ra xét xử, bị cáo buộc liên quan tới ít nhất 27 vụ giết người. 

26 bộ hài cốt trong nhà vị bác sĩ người Pháp - 2

Marcel Petiot (phải) và chiếc máy chém dùng để xử tử hắn ta (Ảnh: Murderpedia).

Petiot thừa nhận đã giết 19 trong số 27 nạn nhân tại nhà của mình. Petiot bị kết tội vào tháng 5/1946, Petiot xử tử bằng máy chém.

Theo murderpedia.org