Nên bỏ quy định thu phí đường bộ đối với xe máy

Liên quan đến quy định thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, trao đổi với báo chí bên lề phiên họp QH ngày 19/6, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh đề nghị nên bỏ quy định định này.

Bà Nguyễn
Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HDND TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Xuân Hải)

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HDND TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Xuân Hải)

Thông tư 133 quy định mức thu đối với phí bảo trì đường bộ đối với xe máy đã khá rõ ràng, thực tế ở TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng quy định này như thế nào thưa bà?

Thông tư này chỉ quy định mức thu tối đa, không có quy định tối thiểu. Có mức trần cho mỗi loại phân khối xe và quy định rất cụ thể thì mình không được vượt mức trần đó. Nhưng dưới mức trần đó thì HĐND TP.HCM được phép quyết định. HĐND TP.HCM đã quyết định dưới mức trần đó cho một số loại xe.

Dư luận cho rằng hiện nay người dân đang phải gánh rất nhiều loại phí thưa bà?

Mình đặt vấn đề là khi bàn về luật phí, lệ phí, trong khi Chính phủ có trình về danh mục phí là phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô. Trong thực tiễn rất khó thực hiện và nó là nguồn thu không lớn. Ví dụ như ở TP.HCM lớn thế, đông dân như thế, nhiều xe thế nhưng nếu thu chỉ khoảng 100 tỷ đồng nếu thu đủ. Và bộ máy hành thu thì cực kỳ phức tạp.

Người dân đặt vấn đề với bộ máy hành thu như vậy thì mình có quản lý được không. Tính minh bạch và công khai trong quản lý nguồn này như thế nào. Chi phí quá cao cho quản lý việc tiến hành thu thì khoản còn lại do người dân nộp để sử dụng với đúng mục đích của nó thì còn lại không đáng bao nhiêu. Do vậy, vấn đề là mình có nên thu khoản phí đó hay không. Thấy tính bất hợp lý, tính hiệu quả của việc đang làm không cao thì đề nghị Quốc hội nên xem xét. Vì vậy, tôi đặt ra vấn đề nên bỏ khoản phí này trong Luật phí và lệ phí.

Thành phố Hồ Chí Minh nguồn thu lớn, nhưng với các tỉnh khác thì họ lại lý giải nguồn thu này cũng rất cần và quan trọng, thưa bà?

Nguồn thu ở đâu cũng cần. TP.HCM có nguồn thu cao thì phải có trách nhiệm với ngân sách nhà nước chứ không phải chỉ thu cho thành phố.

Không phải thấy có tiền thì không cần thu nữa. Đây là tôi bàn về chính sách chung cho luật để luật đi vào cuộc sống, để việc xây dựng luật phí, lệ phí đi được vào cuộc sống.

Vấn đề thứ nữa là tôi tính đến mức chịu đựng của người dân, tính hiệu quả, hợp lý của chính sách đó. Từ đó tính việc có nên hay không nên thu phí này. Chứ không nên đặt vấn đề của địa phương này hay địa phương kia cần thu hay không thu.

Tôi có kiến nghị là cần quy định thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tùy theo điều kiện, thời điểm thì được quyền quy định một số khoản phí, lệ phí cho phù hợp. Còn những gì áp dụng chung cho cả nước thì cần tính toán thật kỹ lưỡng và cần quy định ngay trong luật này. Mỗi địa phương muốn quyết định thu khoản phí, hoặc lệ phí của địa phương mình thì tất nhiên phải lắng nghe người dân, lắng nghe các cơ quan, đơn vị trên địa phương.

Nếu quyết định không phù hợp thì đã có mặt trận giám sát, người dân giám sát, đoàn thể giám sát. Ngoài ra, Chính phủ và Quốc hội còn có quyền phủ quyết quy định của HĐND nếu không đúng với pháp luật, không hợp lòng dân.

Ngày 11/9/2014, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 133 sửa đổi mức thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.Theo đó, quy định mới chỉ ban hành mức thu tối đa để HĐND cấp tỉnh chủ động hơn trong việc quyết định mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Cụ thể: loại xe có dung tích xilanh đến 100 cm 3 thu tối đa 100.000 đồng/năm, xe trên 100 cm 3 có mức thu phí tối đa 150.000 đồng/năm.

Theo Xuân Hải (ghi)

Lao động

Bà Nguyễn
Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HDND TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Xuân Hải)
 
Bà Nguyễn
Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HDND TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Xuân Hải)