Ô Chợ Dừa đậm dấu ấn văn hóa và thương mại

Ô Chờ Dừa xưa trên bến dưới thuyền đến nay vẫn vẹn nguyên các giá trị của một trung tâm văn hóa và thương mại. Không gian còn được mở rộng, hoàn thiện và tô điểm bằng các điểm nhấn của các công trình mới như D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu.

Thời xưa, cạnh cửa ô có trường học khá nổi tiếng của ông nghè Đông Các mỗi khi có buổi giảng, học trò đến nghe đông đảo khiến cho hàng quán và chợ Dừa lại thêm đông khách. Ngày nay, các nhạc sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó là Nhạc viện Quốc gia, các họa sĩ không thể quên Ô Chợ Dừa vì ở đó có Trường ĐH Mỹ thuật Công Nghiệp, các nhà văn luôn nhớ Ô Chợ Dừa vì ở đó có trường Đại học Văn hóa. Ô Chợ Dừa xứng đáng để được gọi là mảnh đất Địa Linh Nhân Kiệt.

Người Hà Thành luôn xúc động nghe câu hát nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi: “Những cửa đầu ô tíu tít gánh gồng, đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền làn áo xanh nâu Hà Nội tươi thắm...” hay hồi tưởng xúc động với câu ca của nhạc sĩ Văn Cao: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về...”. Ô Chợ Dừa là một trong năm cửa ô của thành Thăng Long xưa: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy, Ô Chợ Dừa, Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền.

Ô Chợ Dừa đậm dấu ấn văn hóa và thương mại

Chợ Dừa với hơn 760 năm lịch sử nhưng luôn còn trong kí ức với cửa ô rất cao lớn, uy nghi và rất đông văn nhân - sĩ tử nối nhau đi qua cửa ô, đi thẳng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đình và đền ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa cũng là một trong những cụm di tích lịch sử văn hóa rất độc đáo và có nhiều giá trị văn hóa hiếm có hiện còn trên địa bàn Hà Nội. Ngày trước, mang tên Chợ Dừa là bởi chỗ bến sông cạnh cầu, cạnh chợ này có những rặng dừa xanh tốt che nắng cho dân kẻ chợ đi lại mua bán.

Vị trí Ô Chợ Dừa là chỗ giao nhau của năm ngả đường: Đê La Thành xuyên qua ngã năm nối từ Kim Hoa đến Cầu Giấy, phía bắc là cuối phố Hàng Bột đất làng Thịnh Hào, phía đông là cuối phố Khâm Thiên đất làng Thổ Quan, phía nam là phố Nam Đồng, Xã Đàn nơi có đàn Xã Tắc từ thủa xưa dựng nước.

Hiện tại, tuyến đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Đừa là tuyến trọng điểm trong thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàng Cầu thuộc địa bàn Ô Chợ Dừa quận Đống Đa, Hà Nội được tạo dựng từ những năm 1973 -1976, có diện tích mặt nước rộng trên 13 ha, chu vi 1,8km. Cảnh quan quanh hồ Hoàng Cầu là một không gian thuận tiện cho cư dân vui chơi, giải trí… Đoạn đường tàu điện trên cao đi qua hồ Hoàng Cầu với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Xét về không gian, hồ Hoàng Cầu như một lá phổi xanh, điều hòa nhiệt độ khiến không khí cho cư dân quanh hồ luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp về mùa đông.

Những năm gần đây, không gian Hà Nội mở rộng rất nhiều, đặc biệt về hướng Tây. Những cao ốc hiện đại uy nghi, những khu phố mới quận Thanh Xuân, Cầu Giấy mở ra nhiều đô thị mới phát triển hiện đại. Ô Chợ Dừa lại như một điểm kết nối về không gian, giữa khu vực nội đô nghìn năm văn hiến với các trung tâm phát triển mới, giữa bề dày lịch sử truyền thống với hiện tại phát triển mạnh mẽ. Ngay tại cửa ô nghìn năm văn hiến này, không gian của Hà Nội cũng không ngừng được mở rộng về theo chiều rộng của các con đường và các công trình mới, theo tầm cao của các cao ốc, nhưng vẫn mang chiều sâu văn hóa đậm chất Hà Nội. Ngay tại chính không gian văn hóa này vẫn hiện diện những công trình mới mang tính kết nối không gian thời gian Hà Nội như tòa tháp D’. Le Pont Dor – Hoàng Cầu.

Ô Chợ Dừa đậm dấu ấn văn hóa và thương mại

D’. Le Pont Dor – Hoàng Cầu được thiết kế hình cánh diều vươn xa và phần lớn căn hộ đều đón nắng ấm và gió. Tòa tháp có tới tới 90% căn hộ hướng hồ Hoàng Cầu, hướng của căn hộ cao cấp đều thông thoáng vì khu vực Đống Đa, hồ Hoàng Cầu có ít tòa tháp cao tầng được xây dựng.

D’. Le Pont D’or - Hoàng Cầu có phong cách thiết kế tân cổ điển kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại tinh tế trong một không gian mở đầy màu sắc. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển vẫn nguyên vẹn sự quyến rũ đối với cư dân Hà Nội. Không chỉ là những điểm nhấn trong không gian thành phố, các công trình đó còn mang hồn cốt Hà Nội với chiều sâu văn hóa và bề dày lịch sử. Với tinh thần đề cao các chuẩn mực giá trị, tạo ra các công trình đạt đến đỉnh cao kiệt tác vượt thời gian, Tập đoàn Tân Hoàng Minh theo đuổi phong cách kiến trúc tân cổ điển trong chuỗi dự án căn hộ cao cấp và hạng sang của mình. Có thể kể tới các dự án như D.’ Palais de Louis – Nguyễn Văn Huyên; D’. Le Roi Soleil - Quảng An, D’. San Raffles - Hai Bà Trưng, D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu…

Không gian kiến trúc Hà Nội thay đổi rất nhiều nhưng vẫn mang nét hào hoa riêng biệt. Ô Chờ Dừa xưa trên bến dưới thuyền đến nay vẫn vẹn nguyên các giá trị của một trung tâm văn hóa và thương mại. Không gian còn được mở rộng, hoàn thiện và tô điểm bằng các điểm nhấn của các công trình mới như D’. Le Pont D’or – Hoàng Cầu.

Cùng với quá trình phát triển các dự án lớn, Tân Hoàng Minh thể hiện trách nhiệm xã hội rất đáng trân trọng. Chỉ riêng trong năm 2014, Tập đoàn đã tài trợ xây dựng trường mầm non Cao Sơn, thuộc tỉnh miền núi Yên Bái trị giá trên 5 tỷ đồng. Tân Hoàng Minh là nhà đồng hành duy nhất của show diễn Mùa thu tình yêu của trung tâm Vân Sơn, đồng thời cũng là nhà tài trợ nhiều giải gôn lớn. Vào năm 2015, Tập đoàn vinh dự là nhà tài trợ kim cương của chương trình Nhân tài đất Việt và đang có kế hoạch đồng hành với nhiều hoạt động mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Phạm Văn Hưng