Nhà gắn liền với đất – Kênh đầu tư hiệu quả của tương lai

Với sự ra đời của công nghệ beton cốt thép, con người đã có thể xây dựng được những tòa nhà cao chọc trời vươn tới tận "mây xanh”. Tháng 6 vừa qua, hệ thống thang máy không cáp Multi sử dụng công nghệ Hyperloop vừa được công bố tại Đức hứa hẹn phá vỡ mọi giới hạn về tầm cao trong hoạt động di chuyển “lên-xuống” trong thời gian không xa, khiến các tòa nhà đã cao, nay lại có thể cao hơn.

Giá trị đất là vĩnh cửu và luôn tăng theo thời gian vì nguồn cung hữu hạn trong khi việc xây cao chạm mây không còn là điều khó khăn nữa, nên nguồn cung nhà chung cư sẽ là vô hạn.
Giá trị đất là vĩnh cửu và luôn tăng theo thời gian vì nguồn cung hữu hạn trong khi việc xây cao "chạm mây" không còn là điều khó khăn nữa, nên nguồn cung nhà chung cư sẽ là vô hạn.

Bước tiến công nghệ xây dựng, tạo ra nguồn cung căn hộ vô hạn

Với sự ra đời của công nghệ beton cốt thép, con người đã có thể xây dựng được những tòa nhà cao chọc trời vươn tới tận "mây xanh”. Tháng 6 vừa qua, hệ thống thang máy không cáp Multi sử dụng công nghệ Hyperloop vừa được công bố tại Đức hứa hẹn phá vỡ mọi giới hạn về tầm cao trong hoạt động di chuyển “lên-xuống” trong thời gian không xa, khiến các tòa nhà đã cao, nay lại có thể cao hơn.

Tại với những “Siêu đô thị” đông đúc hiện nay, hình ảnh về những “skyscrapercity” (Tòa Nhà Cao Chọc Trời) đã không còn xa lạ; “skyscrapercity” xuất hiện ở các thành phố lớn và tự bản thân những tòa nhà này đã có thể tạo thành 1 thành phố cho riêng mình với danh xưng “Vertical City” (Thành Phố Thẳng Đứng) cùng hàng loạt tiện ích cao cấp được xếp chồng lên nhau; và khi độ cao không còn là giới hạn cuối cùng phải vượt qua, những “Vertical City” này có khả năng tạo ra nguồn cung về không gian nhà ở gần như đạt ngưỡng vô hạn.

Thành phố thẳng đứng Wallich Residence tại Singapore
Thành phố thẳng đứng Wallich Residence tại Singapore

Tuy nhiên không giống trong các bộ phim viễn tưởng, ngày nay con người vẫn phải “xuống đất” để tham gia giao thông và chờ đợi thang máy hữu hạn trong một tòa nhà. Đặc biệt, khi các phương án về phòng cháy chữa cháy trên cao chưa theo kịp tốc độ vươn cao của các tòa nhà thì việc sống an toàn tại một “Vertical City” vẫn là một thách thức.

Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và gia tăng dân số

Năm 2016, bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ đã công bố số liệu về gia tăng dân số toàn cầu. Trong khi loài người mất tới gần 200.000 năm để đạt tới con số 1 tỉ dân thì chúng ta chỉ mất 200 năm để phát triển số dân hiện nay đạt mức “khủng” 7,2 tỷ người. Song song với gia tăng dân số, theo báo cáo năm 2014 của Liên Hiệp Quốc, tỷ lệ đô thị hóa hiện ở mức 54% và đạt mức 60% vào năm 2025, nghĩa là hơn 700 triệu dân sẽ “di cư”lên thành phố trong vòng chưa đến 10 năm tới.

Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu khiến quỹ đất nông nghiệp có thể phát triển thành đô thị bị mất đi đáng kể bởi các nguyên nhân đơn cử như sạt lở, ngập lụt….làm quỹ đất ngày càng cạn kiệt. Hai vấn đề gây nên một hệ quả tất yếu về “áp lực nhà ở” hầu hết tại các quốc gia; thúc đẩy nhu cầu phát triển mô hình “Vertical City” đã nêu ở trên để phục vụ tốc độ đô thị hóa siêu cao này.

Sở hữu quyền sử dụng đất - Tư duy không chỉ có ở Việt Nam

Vertical City được nhìn nhận là biểu trưng cho xã hội phát triển. Nhưng đó là kết quả của quá trình đô thị hóa ào ạt cùng giải pháp nhà ở cho dân cư. Tuy nhiên, người giàu vẫn âm thầm "gom đất" vì tầm nhìn xa về giá trị gia tăng vượt trội của đất so với các loại hình khác. Hiếm khi chúng ta thấy những tỉ phú thế giới khoe căn hộ của mình mà thường là những biệt thự khổng lồ giữa cây xanh.

Đơn cử tại Phú Mỹ Hưng, người mua biệt thự ở đây 20 năm trước với giá rất thấp. Trải qua thời gian, những biệt thự này đều có giá trị lên đến cả triệu USD nhưng…hỏi mua thì không mấy người đồng ý bán, vì họ tin vào tính “hữu hạn của đất đai” và như thế giá trị đất vẫn còn sẽ tăng tiếp tục theo thời gian.

Trong quy hoạch TP.HCM, Khu Đông được phát triển sau cùng với diện mạo hiện đại. Riêng Q.9 sẽ là đô thị sinh thái do tự nhiên ưu ái với hệ thống kênh rạch tự nhiên và tỉ lệ cây xanh cao khiến thị trường nhà đất Q.9 luôn có mức tăng đáng kể và nguồn cầu về “đất” tại khu vực này luôn tăng theo thời gian. Để kiểm soát quy hoạch khu vực, gần đây QĐ 33 về không cho phép tách thửa những dự án trên 2.000 m2 mà phải lập dự án đã phần nào giải quyết được vấn nạn phân lô thiếu quy hoạch, kiểm soát giá đất nhưng cũng khiến nguồn cung đất nhà phố - sản phẩm vốn được ưa chuộng thiếu hụt mạnh.

Sở hữu nhà phố thông minh, cơ hội cho người giàu thế hệ mới

Theo nghiên cứu của Frost & Sullivan trên tạp chí Forbes, thị trường của thành phố thông minh trị giá 1500 tỉ Đô la Mỹ, tương đương với GDP 2014 của Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới. Được mệnh danh là The Mega Trend of Smart City, sở hữu nhà phố thông minh đang là trào lưu mãnh liệt của thế giới.

Sở hữu nhà phố thông minh đang là trào lưu mãnh liệt của thế giới
Sở hữu nhà phố thông minh đang là trào lưu mãnh liệt của thế giới

Forbes đã xây dựng 8 yếu tố khắt khe của một thành phố thông minh, và đến nay chỉ duy nhất thành phố Amsterdam (Hà Lan) đạt điểm tại hầu hết các hạng mục. Vì sự khó khăn của xây dựng Smart City ở quy mô lớn nên các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung vào mô hình Smart City trong những dự án nhà phố khép kín. Sự thành công của Smart City phải kể đến đô thị thông minh PanaHome của Tập đoàn công nghệ hàng đầu Panasonic tại Nhật.

Xuất thân từ Hà Lan - Smart City chuẩn mực duy nhất của thế giới, Philips Electronics cũng đang đẩy mạnh phát triển các dự án Nhà phố compound khép kín an ninh để ứng dụng mô hình này, trong đó SimCity Premier Homes Q.9 do Tập đoàn Anpha Holdings phát triển sẽ là thành phố thông minh tiên phong tại Việt Nam theo 8 tiêu chuẩn của Forbes. Anpha Holdings sẽ phát triển Hội đồng cố vấn cấp cao đến từ các tập đoàn và viện nghiên cứu công nghệ hàng đầu để đảm bảo một hình mẫu Smart City chuẩn mực quốc tế. Việc này hứa hẹn người Việt Nam có thể nắm được "miếng bánh" 1500 tỉ Đô la Mỹ để tạo ra thế hệ triệu phú mới.