1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Khu công nghệ cao Hòa Lạc thu hút được hơn 66.000 tỉ đồng

(Dân trí) - Sau 21 năm hoạt động, khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) thu hút được hơn 66.000 tỉ đồng vốn đầu tư và lấp đầy hơn nửa diện tích. Đến nay khu công nghệ này vẫn còn 241 ha mặt bằng chưa được giải phóng xong.

Tại buổi tiếp đại diện Chính phủ thăm và làm việc tại khu công nghệ cao Hòa Lạc vào ngày 22/2, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết tính đến năm 2017, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã có 81 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 66.174 tỉ đồng trên tổng diện tích 358 ha.

Phối cảnh tổng thể dự án khu công nghệ cao Hoà Lạc (nguồn: Ashui.com)
Phối cảnh tổng thể dự án khu công nghệ cao Hoà Lạc (nguồn: Ashui.com)

Riêng trong năm 2017, khu công nghệ cao này đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án với tổng vốn đầu tư 5.053 tỉ đồng. Trong đó tiêu biểu là dự án Nhà máy Hanwha Aero Engines tại Việt Nam của Công ty TNHH Hanwa Techwin, Hàn Quốc có tổng vốn đầu tư đăng ký 4.530 tỉ đồng. Dự án khởi công vào tháng 9/2017 và dự kiến đi vào hoạt động nhà máy đầu tiên vào tháng 4/2018. Còn nhân chuyến viếng thăm của Chính phủ tại Nhật Bản năm 2017, ban quản lý khu công nghệ cao này đã tiếp xúc, đàm phán và thực hiện quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn NIDEC với tổng số vốn đăng ký 400 triệu đô la Mỹ.

Phát biểu trong buổi làm việc,đây là nơi Chính phủ đặt nhiều kỳ vọng và quyết tâm xây dựng thành công khu công nghệ cao này.

Chính vì quyết tâm trên, 3 tháng sau ngày thăm khu công nghệ cao Hòa Lạc, ngày 21/6/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2017/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao này với những nguyên tắc ưu đãi nhất, thuận lợi nhất để tháo gỡ các khó khăn hiện tại, thu hút đầu tư vào khu này.

Hiện nay, ban quản lý của khu công nghệ cao Hòa Lạc đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 74 liên quan đến phí, lệ phí và giá đất...

Tại buổi làm việc trên, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm trưởng ban quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, ông Phạm Đại Dương cho rằng, đến nay khu công nghệ cao này đã hội tụ đầy đủ 5 yếu tố để thành công (quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ chế, đầu tư và nhân lực).

Song theo ban quản lý này, thời gian qua khu này đã nhận được nhiều các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, đặc biệt từ Nghị định 74/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ và thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao, chất lượng cao lại chưa được đề cập trong Nghị định 74/2017/NĐ-CP như chính sách về ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, nhà ở cho người lao động...

Tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cơ bản đã hoàn thành. Nhưng tiến độ thực hiện dự án ODA từ chính phủ Nhật Bản đang gặp khó khăn do chưa được đưa vào kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020.

Ban quản lý cũng đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội ứng vốn cho công tác giải phóng mặt bằng tại 2 huyện Thạch Thất và Quốc Oai, để hoàn thành xây dựng khu tái định cư và các công trình phục vụ giải phóng mặt bằng.

Trước những đề xuất trên, UBND thành phố Hà Nội ứng trước vốn giải phóng mặt bằng để khu công nghệ cao Hòa Lạc sớm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, phát triển hạ tầng khu, tiến tới tập trung vào thu hút đầu tư. Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo phương án bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hhu công nghệ cao Hòa Lạc, không để tình trạng thiếu vốn đối ứng ảnh hưởng tới tiến độ dự án.