1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Đồng Khởi - “Trái tim” không thể thay thế của Sài Gòn

Sài Gòn 40 năm kể từ ngày giải phóng đã có nhiều đổi thay. Nhưng vẫn còn đó, có những thứ chẳng hề thay đổi trong tâm tư, nếp nghĩ của mỗi người con sinh ra, lớn lên nơi mảnh đất này ...

Đó là những công trình đã trở thành biểu tượng của thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành… qua bao nhiêu năm vẫn vẹn nguyên giá trị.

Đó là cái chất Sài Gòn ngấm trong từng nếp sinh hoạt của người dân thành thị, vẫn còn hiện hữu trên những quán cà phê vỉa hè, trong thói quen uống trà đọc báo sáng, trong tính cách hào phóng, thân thiện và nhiệt tình …

Tuy nhiên, riêng trong bài viết này, người viết đặc biệt muốn nói về một con đường, về “rue” Catinat xưa, với tên gọi Đồng Khởi ngày nay, vẫn luôn mặc nhiên được ví như, là “trái tim” của Sài Gòn trong tâm trí mọi người.

Rue Catinat xưa…


Sài Gòn thời Pháp thuộc, Đồng Khởi mang tên 16, cùng với 25 con đường khác chỉ được gọi theo số thứ tự. Đến năm 1865, khi đề đốc De La Grandière quyết định đặt tên cho từng con đường một thì 16 chính thức được mang tên Catinat. Nhận thấy đây là con đường có vị trí đắc địa, Pháp đã lựa chọn Catinat để thiết lập đầu tiên khi bắt đầu triển khai quy hoạch thành phố mở ra quãng thời gian vàng son của con đường này nói riêng và Sài Gòn nói chung.

Chỉ vẻn vẹn 630 mét nhưng Catinat quy tụ những cửa hàng cửa hiệu nổi bật của thành phố với nhịp sống sôi động thời đó như: khách sạn Continental, Majestic, Saigon Palace; vũ trường Maxim; hộp đêm La Croix du Sud; phòng trà của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ; bộ ba quán café trứ danh Brodard, Givral và La Pagode…


… và Đồng Khởi nay

Đồng Khởi xưa và nay
Đồng Khởi xưa và nay

40 năm kể từ ngày giải phóng, Catinat đã được mang tên mới, rất nhiều dấu ấn của một thời vàng son đã đã lui về cùng quá khứ, rất nhiều nét riêng của quá trình đổi mới đang lần lượt hiện hữu, nhưng có những điều vẫn không thay đổi. Đó là Đồng Khởi vẫn luôn giữ vị trí độc tôn không thể thay thế, là trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của “hòn ngọc Viễn Đông”, như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng nói “là con đường sang trọng và Sài Gòn nhất!”.

Đồng Khởi xưa và nay

Không chỉ nhộn nhịp vào ban ngày, “lạc” ở Đồng Khởi về đêm, ta như bị choáng ngợp trong những ánh đèn rực rỡ, ngỡ như đang dạo bước trên những con phố mua sắm nổi tiếng của thế giới như đường Ochard (Singapore), Nam Kinh (Thượng Hải – TQ), Fifth Avenue (New York - Mỹ) hay khu Ginza (Tokyo – Nhật).

Đồng Khởi xưa và nay

Giá nhà đất ở trên đường Đồng Khởi luôn nằm ở TOP cao nhất Sài Gòn, chỉ dành cho những nhân vật thực sự có đẳng cấp vượt trội lựa chọn làm nơi “an cư lạc nghiệp”.

Đồng Khởi - “Trái tim” không thể thay thế của Sài Gòn

Hào nhoáng là thế, hiện đại là thế nhưng Đồng Khởi vẫn luôn là điểm kết nối giữa hiện tại và quá khứ. Đi bộ dọc con đường này từ điểm cuối nơi sông Sài Gòn, ngược lên con dốc hiếm hoi mà vùng đất nơi đây có được, ta như đi ngược dòng thời gian trở về với nhà thờ Đức Bà thế kỷ 19; ngắm Bưu điện thành phố vẫn giữ nguyên dáng dấp xưa; chiêm ngưỡng khách sạn Continental từng đón tiếp nhiều nhân vật nổi tiếng như Tagore - nhà thơ Ấn Độ đoạt Giải Nobel văn chương 1913, văn hào Pháp André Malraux, văn hào Anh Graham Greene…

Đồng Khởi - “Trái tim” không thể thay thế của Sài Gòn

Nhớ đến lịch sử để thêm yêu hiện tại và tự hào về những đổi thay đang ngày một thành hình trong dáng dấp những công trình đẳng cấp, hiện đại và sang trọng: tháp đôi Vincom - Vinhomes Đồng Khởi, tòa nhà Union Square, tòa nhà Opera House… sẽ nâng Đồng Khởi lên những tầm cao mới, xứng danh đẳng cấp độc tôn, là “trái tim” không thể thay thế của thành phố phát triển năng động nhất Việt Nam.