Việt Nam trong dòng chảy lao động tại châu Á
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, còn được gọi là vùng Đông Á, trong 40 năm qua đã phát triển năng động. Công nghiệp hóa lan tỏa từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, Đài Loan, rồi đến Trung Quốc lục địa và nhiều nước ở ASEAN. Quá trình đó được thúc đẩy bởi sự di chuyển nhộn nhịp của tư bản, công nghệ và tri thức kinh doanh từ các nước đi trước đến các nước đi sau.
Những năm gần đây một yếu tố khác ngày càng nổi bật trên bức tranh sống động đó. Đó là lao động. Đây là yếu tố di chuyển từ nước đi sau đến nước đã phát triển, nghĩa là đi ngược dòng với tư bản, công nghệ và tri thức kinh doanh. Nhưng trong 40 năm qua cũng có hiện tượng một số nước xoay chuyển dòng chảy, từ vị trí của nước xuất sang nước nhập khẩu lao động.
Qua các hiện tượng này ta có thể thấy được trình độ phát triển của các nước, và đôi khi thấy được hình ảnh không mấy tốt đẹp của một số nước trên vũ đài quốc tế.
Tại Đông Á bắt đầu có hiện tượng xuất khẩu lao động từ thập niên 1970, chủ yếu là lao động nam từ Philippines, Thái Lan và Indonesia sang làm việc trong ngành xây dựng tại các nước Trung Đông, và lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu. Sang thập niên 1980, lao động di chuyển trong nội bộ khu vực Đông Á bắt đầu tăng, lúc đầu chủ yếu là lao động nữ từ Indonesia, Philippines và Việt Nam di chuyển sang Đài Loan, Singapore và Thái Lan, sau đó đến Nhật và Hàn Quốc.
Vào thập niên 1980 và 1990, công việc chính của những lao động nữ này là giúp việc nhà, nhưng sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như săn sóc người già, phục vụ trong các nhà hàng, v.v…
Năm 2012, Philippines xuất khẩu khoảng 1,8 triệu, Indonesia khoảng 19 vạn người. Việt Nam vào năm 2013 xuất khẩu độ 9 vạn lao động. So với Philippines và Indonesia, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam ít hơn nhiều, một phần vì quy mô dân số nhỏ hơn. Nhưng đó là nói về lao động xuất khẩu đến toàn thế giới. Nếu chỉ kể những thị trường chính ở Á châu thì số lượng lao động đến từ Việt Nam, Indonesia và Thái Lan gần như tương đương.
Tại các nước phát triển ở Đông Á, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp) những ngành dùng nhiều lao động giản đơn. Tuy nhiên, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài, nhất là những lĩnh vực như xây dựng, nhà hàng và dịch vụ săn sóc người già vốn là những ngành không thể dịch chuyển sang nước khác.
Từ thập niên 1980, Nhật Bản ngày càng thiếu hụt lao động trong những lĩnh vực vừa kể nhưng không tích cực nhập khẩu do lo ngại an ninh xã hội không bảo đảm vì lao động giản đơn từ nước ngoài đến thường gặp trở ngại về ngôn ngữ và bất đồng về văn hóa. Nhật có chính sách chỉ nhận thực tập sinh (độ 155.000 người vào cuối năm 2013), là những người có trình độ văn hóa nhất định và từ đầu được các công ty Nhật bảo lãnh. Do chính sách này, vì tiềm năng cung và cầu khá lớn nên lao động giản đơn đến Nhật theo các kênh bất hợp pháp và không có tư cách cư trú hợp pháp.
Hàn Quốc cũng thiếu lao động giản đơn từ đầu thập niên 1990. Lúc đầu họ cũng hạn chế lao động nhập cư nhưng đến năm 2004 đã đưa ra chính sách tiếp nhận có tổ chức bằng cách phát hành thẻ cho phép làm việc đối với lao động nước ngoài theo hiệp định với nước xuất khẩu. Vào cuối năm 2012, tại Hàn Quốc có 600.000 lao động nước ngoài trong đó 550.000 là lao động giản đơn, phần lớn có xuất xứ từ Philippines và Việt Nam.
Đài Loan bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ năm 1989, lúc đầu giới hạn trong ngành xây dựng nhưng hiện nay phần lớn lao động nước ngoài làm việc trong các ngành chế tạo công nghiệp. Vào năm 2013 lao động giản đơn nước ngoài tại Đài Loan độ 490.000 người, phần lớn đến từ Indonesia và Việt Nam.
Trường hợp Thái Lan rất đặc biệt. Vào thập niên 1970, họ bắt đầu xuất khẩu lao động nhưng cuối thập niên 1990 – sau một thời gian phát triển nhanh – họ thiếu lao động nên xuất khẩu chấm dứt và chuyển sang nhập khẩu, chủ yếu từ Myanmar.
Như vậy, dòng chảy lao động tại vùng Đông Á có hai đặc tính. Một là, những nước thành công trong chiến lược phát triển kinh tế là những nơi ngày càng nhập khẩu nhiều lao động. Trong đó, một số nước có kinh nghiệm xuất khẩu lao động trong thời gian ngắn như Hàn Quốc và Thái Lan nhưng đã sớm chuyển vị trí sang nước nhập khẩu. Hai là, những nước đã xuất khẩu lao động từ rất sớm và hiện nay còn tiếp tục xuất khẩu với quy mô lớn là Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Nhìn từ vị trí của người lao động xuất khẩu, ta có thể nêu một số điểm quan trọng. Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động thường bị xâm phạm vì phần lớn việc xuất nhập khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan nước sở tại.
Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.
Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này không khỏi không lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm, ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động.
Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ, tư bản, v.v… và có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu lao động trong tương lai.
Riêng về Việt Nam, không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn (gần đây là 9 vạn) lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ánh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. Như đã nói ở trên, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.
Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (tính đến cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc hiện nay (cuối năm 2012) có hơn 12 vạn người Việt Nam đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.
Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt – Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cảở xứ mình và xứ người. Vào giữa thập niên 1960, nếu so sánh Sài Gòn với Seoul, có lẽ không ai cho rằng Seoul phát triển hơn Sài Gòn. Bây giờ thì khác. Nhiều năm gần đây khi trò chuyện với những người có vị trí lãnh đạo ở Việt Nam, tôi thường đem quan hệ lao động giữa hai nước Việt và Hàn làm ví dụ để minh họa cho một tình trạng mà không một người Việt Nam nào không cảm thấy bức xúc.
Trách nhiệm của lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này. Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về người lao động xuất khẩu.
Tokyo, trước thềm năm Ất Mùi 2015.
Qua các hiện tượng này ta có thể thấy được trình độ phát triển của các nước, và đôi khi thấy được hình ảnh không mấy tốt đẹp của một số nước trên vũ đài quốc tế.
Tại Đông Á bắt đầu có hiện tượng xuất khẩu lao động từ thập niên 1970, chủ yếu là lao động nam từ Philippines, Thái Lan và Indonesia sang làm việc trong ngành xây dựng tại các nước Trung Đông, và lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu. Sang thập niên 1980, lao động di chuyển trong nội bộ khu vực Đông Á bắt đầu tăng, lúc đầu chủ yếu là lao động nữ từ Indonesia, Philippines và Việt Nam di chuyển sang Đài Loan, Singapore và Thái Lan, sau đó đến Nhật và Hàn Quốc.
Vào thập niên 1980 và 1990, công việc chính của những lao động nữ này là giúp việc nhà, nhưng sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như săn sóc người già, phục vụ trong các nhà hàng, v.v…
Năm 2012, Philippines xuất khẩu khoảng 1,8 triệu, Indonesia khoảng 19 vạn người. Việt Nam vào năm 2013 xuất khẩu độ 9 vạn lao động. So với Philippines và Indonesia, số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam ít hơn nhiều, một phần vì quy mô dân số nhỏ hơn. Nhưng đó là nói về lao động xuất khẩu đến toàn thế giới. Nếu chỉ kể những thị trường chính ở Á châu thì số lượng lao động đến từ Việt Nam, Indonesia và Thái Lan gần như tương đương.
Tại các nước phát triển ở Đông Á, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức, và chuyển sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp) những ngành dùng nhiều lao động giản đơn. Tuy nhiên, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn có quy mô khá lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài, nhất là những lĩnh vực như xây dựng, nhà hàng và dịch vụ săn sóc người già vốn là những ngành không thể dịch chuyển sang nước khác.
Từ thập niên 1980, Nhật Bản ngày càng thiếu hụt lao động trong những lĩnh vực vừa kể nhưng không tích cực nhập khẩu do lo ngại an ninh xã hội không bảo đảm vì lao động giản đơn từ nước ngoài đến thường gặp trở ngại về ngôn ngữ và bất đồng về văn hóa. Nhật có chính sách chỉ nhận thực tập sinh (độ 155.000 người vào cuối năm 2013), là những người có trình độ văn hóa nhất định và từ đầu được các công ty Nhật bảo lãnh. Do chính sách này, vì tiềm năng cung và cầu khá lớn nên lao động giản đơn đến Nhật theo các kênh bất hợp pháp và không có tư cách cư trú hợp pháp.
Hàn Quốc cũng thiếu lao động giản đơn từ đầu thập niên 1990. Lúc đầu họ cũng hạn chế lao động nhập cư nhưng đến năm 2004 đã đưa ra chính sách tiếp nhận có tổ chức bằng cách phát hành thẻ cho phép làm việc đối với lao động nước ngoài theo hiệp định với nước xuất khẩu. Vào cuối năm 2012, tại Hàn Quốc có 600.000 lao động nước ngoài trong đó 550.000 là lao động giản đơn, phần lớn có xuất xứ từ Philippines và Việt Nam.
Đài Loan bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ năm 1989, lúc đầu giới hạn trong ngành xây dựng nhưng hiện nay phần lớn lao động nước ngoài làm việc trong các ngành chế tạo công nghiệp. Vào năm 2013 lao động giản đơn nước ngoài tại Đài Loan độ 490.000 người, phần lớn đến từ Indonesia và Việt Nam.
Trường hợp Thái Lan rất đặc biệt. Vào thập niên 1970, họ bắt đầu xuất khẩu lao động nhưng cuối thập niên 1990 – sau một thời gian phát triển nhanh – họ thiếu lao động nên xuất khẩu chấm dứt và chuyển sang nhập khẩu, chủ yếu từ Myanmar.
Như vậy, dòng chảy lao động tại vùng Đông Á có hai đặc tính. Một là, những nước thành công trong chiến lược phát triển kinh tế là những nơi ngày càng nhập khẩu nhiều lao động. Trong đó, một số nước có kinh nghiệm xuất khẩu lao động trong thời gian ngắn như Hàn Quốc và Thái Lan nhưng đã sớm chuyển vị trí sang nước nhập khẩu. Hai là, những nước đã xuất khẩu lao động từ rất sớm và hiện nay còn tiếp tục xuất khẩu với quy mô lớn là Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Nhìn từ vị trí của người lao động xuất khẩu, ta có thể nêu một số điểm quan trọng. Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, thông thường làm việc trong những môi trường khó khăn, quyền lợi của người lao động thường bị xâm phạm vì phần lớn việc xuất nhập khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan nước sở tại.
Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của người đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiện văn hóa, xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở xứ người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.
Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân các nước này không khỏi không lo âu khi rời xứ sở ra nước ngoài làm việc. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm, ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động.
Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ, tư bản, v.v… và có kế hoạch chấm dứt xuất khẩu lao động trong tương lai.
Riêng về Việt Nam, không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn (gần đây là 9 vạn) lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ánh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa trên vũ đài thế giới. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong một thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước. Như đã nói ở trên, Hàn Quốc và Thái Lan đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.
Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (tính đến cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc hiện nay (cuối năm 2012) có hơn 12 vạn người Việt Nam đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.
Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt – Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cảở xứ mình và xứ người. Vào giữa thập niên 1960, nếu so sánh Sài Gòn với Seoul, có lẽ không ai cho rằng Seoul phát triển hơn Sài Gòn. Bây giờ thì khác. Nhiều năm gần đây khi trò chuyện với những người có vị trí lãnh đạo ở Việt Nam, tôi thường đem quan hệ lao động giữa hai nước Việt và Hàn làm ví dụ để minh họa cho một tình trạng mà không một người Việt Nam nào không cảm thấy bức xúc.
Trách nhiệm của lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này. Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về người lao động xuất khẩu.
Tokyo, trước thềm năm Ất Mùi 2015.
Theo Trần Văn Thọ/Báo Doanh nhân Sài Gòn