Việc làm vùng mới chuyển đổi (Bài 1): Lao động trung tuổi tìm việc gì?
(Dân trí) - “Đất nông nghiệp ven Hà Nội đang thu hẹp, nhu cầu việc làm của người dân, đặc biệt là chị em ở tuổi từ 40-50 từng làm nghề nông rất lớn. Tuy nhiên, chị em gặp phải khó khăn vì học vấn không cao, sức khỏe đã qua giai đoạn sung mãn, ngoài nghề nông khó tìm được việc ổn định”.
Bà Trần Thị Cúc, 62 tuổi, tổ 3 phường Long Biên (Quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ với PV Dân trí về nhu cầu học nghề, tìm việc làm của nhiều lao động tại Buổi tư vấn, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động hôm 20/6.
Đây là chương trình nằm trong chuỗi 8 sự kiện tư vấn, hướng nghiệp do UBND quận Long Biên (Hà nội) tổ chức từ nay tới cuối năm 2015.
Với kinh nghiệm sống nhiều năm tại phường Long Biên, người phụ nữ này có những phân tích khá thấu đáo về câu chuyện việc làm cho người dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Phường Long Biên cũng như nhiều phường của Hà Nội mới chuyển đổi từ mô hình hành chính cấp xã trong những năm gần đây. Nơi đâu cũng có những câu chuyện người dân nông nghiệp loay hay với bài toán học nghề gì, làm việc gì để có sự bền vững.
Do sát với nội thành Hà Nội, nhiều lao động vẫn có thể tìm được công việc thời vụ. Nhưng về lâu dài, điều này không tạo nên sự bền vững công việc và ảnh hưởng tới đời sống người dân.
“Hơn 10 năm trước, xã Long Biên được chuyển đổi lên phường. Diện tích đất nông nghiệp dần chuyển thành các khu công nghiệp, đô thị. Nhiều hộ gia đình được cấp tic - kê để con, em có thể được ưu tiên dự phỏng vấn tìm việc tại các KCN Hanel, Đài Tư đóng tại địa phương.
Nhưng tới nay, những công việc đó phần thì DN khó khăn giải thể, phần thì doanh nghiệp chủ trương tuyển lao động trẻ hơn. Mặt khác, mức lương tháng chỉ dao động từ 2,5-3,5 triệu đồng không còn thu hút được người dân địa phương làm việc” - bà Cúc cho biết.
Trong tốc độ của kinh tế thị trường, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất này còn gặp phải cạnh tranh với nhiều lao động ngoại tỉnh. Bà Cúc cho biết, lao động ngoài tỉnh về đây tìm việc sẵn sàng chấp nhận mức lương tháng từ 2-3 triệu đồng. Họ ở từ 3 - 5 người/phòng trọ để giảm chi phí, gạo mang từ quê lên và sống tằn tiện để có tiền gửi về quê nhà.
"Trong khi đó, những lao động nữ tuổi từ 40-50 tuổi từng làm nông nghiệp tại địa phương, thuộc diện lỡ cỡ khó tìm việc. Đa số đang kiếm sống bằng nhiều công việc làm thuê, trông trẻ, đi bán rau hoặc bán hàng nhỏ lẻ…" - bà Cúc nói.
Đến dự buổi tư vấn, hướng nghiệp tạo việc làm do Quận Long biên tổ chức, chị Lưu Thị Hồng Liên - một cư dân tổ 2, phường Long Biên - cũng háo hức tìm công việc ổn định. Năm nay đã 39 tuổi, chị Liên đang kiếm sống bằng công việc bán quán nước ở dưới chân cầu Vĩnh Tuy.
Từng làm nghề nông tại địa phương, rồi công nhân tại KCN Hanel, chị Liên lấy chồng năm hơn 30 tuổi thì nghỉ làm việc để sinh con. Khi có nhu cầu đi làm việc trở lại, tuổi chị Liên đã lớn mà Cty lại ưu tiên tuyển lao động trẻ tuổi.
Thu nhập èo uột từ 2-3 triệu đồng/tháng từ quán nước, chị Liên có nguyện vọng tìm công việc ổn định hơn như tạp vụ, phụ bán hàng thuê.
Tuy nhiên, chị Liên thừa nhận: “Tôi chỉ học hết lớp 12, tiếng Anh không biết, nghề nghiệp cũng không có gì. Đi phỏng vấn thì sợ không đọ được với nhiều em trẻ tuổi có trình độ và sức khỏe”.
PV Dân trí còn gặp chị Đào Thị Lan - một cư dân tại phường Long Biên, cũng có mong muốn tìm được việc làm với thu nhập ổn định.
Chị Lan cũng có thời làm công nhân ở một doanh nghiệp nước ngoài tại KCN Hanel. “Khi doanh nghiệp hết việc, tôi phải việc về nhà tự tìm việc làm. Cứ nay đây mai đó vì không có tay nghề, hiện giờ tôi đang làm phụ việc tại một cửa hàng giò chả gần nhà với mức lương 3 triệu đồng/tháng”.
Thu nhập 3 triệu đồng/tháng của bản thân và mức lương 4 triệu của chồng từ công việc bảo vệ, chị Lan phải vất vả kiếm thêm nhiều việc phụ để có đủ 9 triệu đồng chi tiêu tối thiểu trong gia đình.
“Mỗi tháng, tiền học cho 2 đứa con đã tốn hơn 2 triệu đồng. Chưa kể tiền ăn, tiền quần áo và cho phí sinh hoạt khác. Tôi phải chạy nhiều việc phụ mới đủ ăn” - chị Lan tâm sự.
Nguyện vọng của người phụ nữ 42 tuổi này là được làm thêm công việc tạp vụ tại cơ quan, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng nhân viên tạp vụ trong Buổi tư vấn hôm 20/6 chỉ khoảng 10-15 người, nhưng có tới hơn 50 ứng viên là nữ giới, tầm tuổi như chị Lan.
Vậy cơ hội việc làm liệu có tới với chị Lan, chị Liên?
Đây là chương trình nằm trong chuỗi 8 sự kiện tư vấn, hướng nghiệp do UBND quận Long Biên (Hà nội) tổ chức từ nay tới cuối năm 2015.
Với kinh nghiệm sống nhiều năm tại phường Long Biên, người phụ nữ này có những phân tích khá thấu đáo về câu chuyện việc làm cho người dân vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đa số lao động phường Long Biên tới tìm việc là nữ giới, tuổi từ 40-50.
Phường Long Biên cũng như nhiều phường của Hà Nội mới chuyển đổi từ mô hình hành chính cấp xã trong những năm gần đây. Nơi đâu cũng có những câu chuyện người dân nông nghiệp loay hay với bài toán học nghề gì, làm việc gì để có sự bền vững.
Do sát với nội thành Hà Nội, nhiều lao động vẫn có thể tìm được công việc thời vụ. Nhưng về lâu dài, điều này không tạo nên sự bền vững công việc và ảnh hưởng tới đời sống người dân.
“Hơn 10 năm trước, xã Long Biên được chuyển đổi lên phường. Diện tích đất nông nghiệp dần chuyển thành các khu công nghiệp, đô thị. Nhiều hộ gia đình được cấp tic - kê để con, em có thể được ưu tiên dự phỏng vấn tìm việc tại các KCN Hanel, Đài Tư đóng tại địa phương.
Nhưng tới nay, những công việc đó phần thì DN khó khăn giải thể, phần thì doanh nghiệp chủ trương tuyển lao động trẻ hơn. Mặt khác, mức lương tháng chỉ dao động từ 2,5-3,5 triệu đồng không còn thu hút được người dân địa phương làm việc” - bà Cúc cho biết.
“Những hộ mới được đền bù đất nông nghiệp thường còn ít để ý tới nhu cầu tìm việc làm vì còn 1 khoản tiền bồi thường. Nhưng chỉ sau 2-3 năm, khoản tiền này được chi vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Khi đó, nhu cầu việc làm mới là vấn đề được họ tính tới” - bà Cúc cho biết. |
Trong tốc độ của kinh tế thị trường, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất này còn gặp phải cạnh tranh với nhiều lao động ngoại tỉnh. Bà Cúc cho biết, lao động ngoài tỉnh về đây tìm việc sẵn sàng chấp nhận mức lương tháng từ 2-3 triệu đồng. Họ ở từ 3 - 5 người/phòng trọ để giảm chi phí, gạo mang từ quê lên và sống tằn tiện để có tiền gửi về quê nhà.
"Trong khi đó, những lao động nữ tuổi từ 40-50 tuổi từng làm nông nghiệp tại địa phương, thuộc diện lỡ cỡ khó tìm việc. Đa số đang kiếm sống bằng nhiều công việc làm thuê, trông trẻ, đi bán rau hoặc bán hàng nhỏ lẻ…" - bà Cúc nói.
Đến dự buổi tư vấn, hướng nghiệp tạo việc làm do Quận Long biên tổ chức, chị Lưu Thị Hồng Liên - một cư dân tổ 2, phường Long Biên - cũng háo hức tìm công việc ổn định. Năm nay đã 39 tuổi, chị Liên đang kiếm sống bằng công việc bán quán nước ở dưới chân cầu Vĩnh Tuy.
Từng làm nghề nông tại địa phương, rồi công nhân tại KCN Hanel, chị Liên lấy chồng năm hơn 30 tuổi thì nghỉ làm việc để sinh con. Khi có nhu cầu đi làm việc trở lại, tuổi chị Liên đã lớn mà Cty lại ưu tiên tuyển lao động trẻ tuổi.
Thu nhập èo uột từ 2-3 triệu đồng/tháng từ quán nước, chị Liên có nguyện vọng tìm công việc ổn định hơn như tạp vụ, phụ bán hàng thuê.
Tuy nhiên, chị Liên thừa nhận: “Tôi chỉ học hết lớp 12, tiếng Anh không biết, nghề nghiệp cũng không có gì. Đi phỏng vấn thì sợ không đọ được với nhiều em trẻ tuổi có trình độ và sức khỏe”.
PV Dân trí còn gặp chị Đào Thị Lan - một cư dân tại phường Long Biên, cũng có mong muốn tìm được việc làm với thu nhập ổn định.
Chị Lan cũng có thời làm công nhân ở một doanh nghiệp nước ngoài tại KCN Hanel. “Khi doanh nghiệp hết việc, tôi phải việc về nhà tự tìm việc làm. Cứ nay đây mai đó vì không có tay nghề, hiện giờ tôi đang làm phụ việc tại một cửa hàng giò chả gần nhà với mức lương 3 triệu đồng/tháng”.
Thu nhập 3 triệu đồng/tháng của bản thân và mức lương 4 triệu của chồng từ công việc bảo vệ, chị Lan phải vất vả kiếm thêm nhiều việc phụ để có đủ 9 triệu đồng chi tiêu tối thiểu trong gia đình.
“Mỗi tháng, tiền học cho 2 đứa con đã tốn hơn 2 triệu đồng. Chưa kể tiền ăn, tiền quần áo và cho phí sinh hoạt khác. Tôi phải chạy nhiều việc phụ mới đủ ăn” - chị Lan tâm sự.
Nguyện vọng của người phụ nữ 42 tuổi này là được làm thêm công việc tạp vụ tại cơ quan, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng nhân viên tạp vụ trong Buổi tư vấn hôm 20/6 chỉ khoảng 10-15 người, nhưng có tới hơn 50 ứng viên là nữ giới, tầm tuổi như chị Lan.
Vậy cơ hội việc làm liệu có tới với chị Lan, chị Liên?
Chị Phạm Minh Huyền (29 tuổi, Tổ 16 Long Biên) cho biết: Thế hệ tôi có điều kiện có điều kiện đi học nghề. Dù chỉ trình độ trung cấp hay cao đẳng nhưng còn dễ tìm việc tại nội thành hoặc địa bàn phường. Còn các cô, chị tầm trên 40 tuổi rất khó tìm việc ổn định vì không có trình độ, kỹ năng giao tiếp còn kém. Thậm chí nhiều người còn chưa biết đi xe máy. |
Hoàng Mạnh
Bài 2: Việc làm vùng mới chuyển đổi (Bài 2): lao động nông nghiệp lấy đâu ra bằng cấp.