Vẫn tiếp diễn tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động

(Dân trí) - Doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) hoạt động manh mún, nhỏ lẻ do không được đầu tư bài bản. Công tác quản lý tại địa phương thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng lừa đảo người lao động (NLĐ) tiếp tục diễn ra.

Vẫn tiếp diễn tình trạng lừa đảo xuất khẩu lao động - 1
Nhiều người lao động  nhẹ dạ trở thành nạn nhân của những công ty XKLĐ "ma". (Ảnh minh họa)
 
Theo kết quả ghi nhận của tại 10 tỉnh và  báo cáo độc lập của 60 tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện chính sách, pháp luật đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, Đoàn giám sát của UB thường vụ Quốc hội: Hiện trên cả nước vẫn tồn tại nhiều vấn đề lớn trong hoạt động XKLĐ như: lừa đảo, năng lực của doanh nghiệp (DN), chất lượng của hợp động cung ứng lao động, hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động ở nước ngoài…

Cụ thể, có tới 137 vụ việc liên quan đến lừa đảo XKLĐ được điều tra, xử lý, khởi tố 186 bị can, xử lý hành chính 118 vụ với 133 đối tượng vi phạm liên quan đến hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong những năm vừa qua đủ để thấy các đối tượng lừa đảo vẫn tìm ra được nhiều kẽ hở trong quản lý nhà nước về hoạt động này để chiếm đoạt tiền của NLĐ, Nguyễn Thị Kim Ngân Ngân thừa nhận, công tác chỉ đạo, triển khai đối với thị trường vẫn còn bất cập; việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong nước, với cơ quan đại diện của VN tại nước ngoài khi xử lý những phát sinh của thị trường còn chưa kịp thời.

Cũng theo Bộ trưởng, một trong những nguyên nhân đã đến tình trạng này là hiện phần lớn DN XKLĐ vẫn ở quy mô nhỏ, ít đầu tư vốn và nguồn nhân  lực nên hoạt động chưa hiệu quả. Một số khác không chú trọng công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh đối với NLĐ, có trường hợp để kéo dài, gây hậu quả xấu.

Ngoài ra, công tác quản lý hoạt động tuyển chọn lao động tại một số địa phương chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đi lừa dảo, thu tiền bất chính của NLD.

P. Thanh