Tìm hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ như đãi cát tìm vàng

(Dân trí) - “Hướng dẫn viên du lịch như một đại sứ văn hóa, luôn tự tin khi chuyển ngữ các thông tin văn hóa tới khách du lịch. Nhưng thực tế đáng buồn là hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ quá hiếm” - ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Trưởng phòng thị trường Cty du lịch Vitrato (Hà Nội) cho biết.

 Hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ không nhiều (ảnh min họa)
 Hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ không nhiều (ảnh min họa)

Thiếu hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ - cảnh báo nhiều nămȠnhưng tới nay luôn có tính thời sự. Đặc biệt, khi lượng khách từ nhiều thị trường mới tăng nhanh trong khoảng 5 năm gần đây.

Theo Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch, Bộ VHTTDL), cả nước có hơn 6.700 hướng dẫn viên du lịch quốc tế,Ƞtrong đó lượng hướng dẫn viên tiếng Anh chiếm gần 50%, còn lại là tiếng Pháp, tiếng Trung…

Riêng với thị trường khách Nhật, ngành du lịch đặt mục tiêu đến năm 2015 đón tới 1 triệu du khách. Trong khi đó, cả nước chỉ có hơn 400Ƞhướng dẫn viên tiếng Nhật và thời kỳ cao điểm sẽ phải tăng tối thiếu gấp 3 số lượng hiện tại. Tuy nhiên, điều này khó khả thi bởi trong 1-2 năm tới khó có thể đào tạo được hướng dẫn viên nói tiếng Nhật thành thạo.

Ông Mai Tiếɮ Dũng, Phó GĐ Sở VHTTDL Hà Nội, nhận định: “Nếu đã dự báo lượng khách tăng từ cách đây chục năm, cơ quan chủ quản cấp Bộ cần phải có kế hoạch đào tạo lực lượng hướng dẫn viên. Nhưng thực tế lại có phần hơi bị động và lâm vào tình trạng hay đi sau diễn ɢiến của thị trường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tour du lịch”.

Khách tăng nhưng nguồn nhân lực không tăng. Một số doanh nghiệp du lịch còn chấp nhận tuyển cả một số người từng đi xuất khẩu lao động, hoặc có thời giɡn học tại nước ngoài đào tạo thành hướng dẫn viên. “Tuy nhiên, những người này có thể giỏi ngoại ngữ nhưng lại “thủng” về kiến thức lịch sử, văn hóa. Nếu cứ để điều này diễn ra sẽ tác động không nhỏ đến hình ảnh du lịch Việt Nam” - ông Nguyễn Tuấn NgọcȠcảnh báo.

 Du khách Nhật rất chịu khó đọc thông tin điểm đến trước khi đi du lịch.
 Du khách Nhật rất chịu khó đọc thông tin điểm đến trước khi đi du lịch.

Trong khi đó, kiến thức của khách du lịch không thể coi nhẹ. Theo anh Nguyễn Hồng Hà, một hướng dẫn viên chuyên tiếng Nhật, cɨo biết: “Khách Nhật Bản rất chịu khó đọc tài liệu về điểm đến. Hướng dẫn viên nói sai dễ bị phát hiện sẽ không tin tưởng trên hành trình tour”.

Do công tác quản lý lỏng lẻo, một số điểm du lịch ở miền Trung còn xuất hiện tìnhȍ trạng hướng dẫn viên du lịch nước ngoài không đăng ký với cơ quan chức năng Việt Nam. Điều này dễ thấy ở các đoàn từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. Những hướng dẫn viên không chuyên này có thể là du học sinh, nhân viên du lịch đi theo đoàn làm ɣác thủ tục cho khách kiêm HDV.

Hiện nay, giá thuê hướng dẫn viên tiếng Anh khoảng 30 USD/ngày, trong khi giá ngoại ngữ hiếm lên tới 40-50 USD/ngày. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa thu hút người học, lý do lượng khách không đều. <ȯp>

Hướng dẫn viên Nguyễn Hồng Hà cho biết: “Thực tế hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ đắt khách vào mùa cao điểm, nhưng mùa thấp điểm lại vắng. Do đó, họ học tiếng Anh để đề phòng nếu không làm hướng dẫn viên thì có thể làm nghề khác.Ƞ

Dù dự báo của ngành du lịch sẽ đa dạng nguồn khách, nhưng thực tế vẫn chưa có những điều chỉnh tại các trường định hướng cho sinh viên học ngoại ngữ hiếm như tiếng Tây Ban Nha, Đức, Nga. Hầu hết vẫn đổ dồn học tiếng Anh.
ȼ/p>

Đơn cử như tại thành phố Nha Trang, lượng du khách Nga được dự báo tăng nhanh và là những dòng khách chính. Nhưng năm 2014, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành hướng dẫn viên du lịch Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang chủ yếu vẫn thuộc chuyên ngành tiếng Anh.

Diệu Linh