Vụ tuyển hơn 2.100 lao động Trung Quốc tại Trà Vinh:
Tìm cách “bít cửa” lao động Việt Nam
Theo điều tra của PV Báo Lao Động, ngay cả khi thông tin tuyển dụng hơn 2.100 lao động (LĐ) được đăng tải trên cả nước, thì LĐ Việt Nam cũng khó lòng được vào làm việc tại dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh, gọi tắt là dự án), bởi các nhà thầu Trung Quốc đang giở đủ các mánh khóe để không nhận LĐ Việt Nam vào làm việc…
Bên trong công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.
Nhờ tuyển rồi… “ngâm” luôn
Trước khi xảy ra vụ Cty China Chengda Engineering đề nghị được tuyển hơn 2.100 LĐ Trung Quốc sang làm việc tại dự án, tháng 9.2013, các nhà thầu Trung Quốc đã gửi cho Sở LĐTBXH tỉnh Trà Vinh thông báo về việc tuyển dụng LĐ Việt Nam vào làm việc tại dự án, với nhu cầu cần tuyển đến năm 2015 là 271 người.
Sau đó, sở đã ra thông báo đề nghị một số đơn vị có liên quan thông tin đến sinh viên mới ra trường, LĐ địa phương biết nhu cầu tuyển dụng của nhà thầu.
Ngoài ra, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh (TTGTVL) có nhiệm vụ phối hợp tuyển dụng và cung ứng LĐ theo thông báo của nhà thầu. Rất nhiều LĐ địa phương đã đến TTGTVL nộp hồ sơ xin việc, sau đó trung tâm đã chuyển hàng chục hồ sơ ứng tuyển cho phía nhà thầu.
Ông Trịnh Minh Hùng – Giám đốc TTGTVL tỉnh Trà Vinh - bức xúc: "Sau khi chuyển hồ sơ xin việc của các ứng viên cho các nhà thầu Trung Quốc, chúng tôi chờ mãi mà không nhận được hồi âm. Nếu họ gọi NLĐ đến phỏng vấn, rồi nói không đạt, chúng tôi cũng không có ý kiến, đằng này, họ nhận hồ sơ rồi “ngâm” luôn. NLĐ nhiều lần liên hệ với trung tâm để hỏi thăm về kết quả tuyển dụng, chúng tôi cũng không biết trả lời sao”.
Đây chỉ là một trong số nhiều lần các nhà thầu Trung Quốc nhận hồ sơ, nhưng không tuyển dụng. “Để giải quyết vụ việc, trung tâm đã nhiều lần mời các nhà thầu Trung Quốc đến làm việc, nhưng họ không hợp tác. Mới đây, chúng tôi mở phiên giao dịch việc làm với khoảng 200 LĐ tham gia, trong đó, không ít LĐ có tay nghề, trình độ cao, và trung tâm cũng đã mời các nhà thầu Trung Quốc, nhưng họ vẫn không đến.
Hiện, chúng tôi đã chuyển 32 hồ sơ xin việc cho các nhà thầu Trung Quốc, nhưng chưa có hồ sơ nào được tuyển dụng”. Ông Hùng cho biết thêm.
Bạn Nguyễn Văn Thương – SV khóa 34 ĐH Cần Thơ, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện - kể: "Khi nghe thông tin tuyển dụng, em và những người khác mừng lắm, những tưởng sẽ có cơ hội làm việc trong dự án lớn. Tuy nhiên, em nộp hồ sơ xin việc từ cuối năm 2012, nhưng đến nay không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào".
Khó có cửa cho LĐ Việt Nam
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, thông tin tuyển dụng của các nhà thầu Trung Quốc, có nhiều vị trí rất mập mờ, như tuyển “quản lý kỹ thuật”, mà không nói rõ kỹ thuật gì, khiến trung tâm rất khó khăn trong việc tìm ứng viên phù hợp.
Một cán bộ có chức trách của tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tại, con số thất nghiệp của tỉnh này là không nhỏ, trong đó không ít LĐ có trình độ CĐ và ĐH.
“Nếu họ muốn tuyển hơn 2.100 LĐ, chỉ cần phân loại rõ là LĐ gì, số lượng bao nhiêu, nếu tỉnh không đáp ứng được, chúng tôi sẽ liên hệ với những tỉnh khác, chắc chắn sẽ có đủ. Còn nếu họ cho rằng, toàn bộ hơn 2.100 LĐ đòi hỏi phải là LĐ có tay nghề, trình độ đặc biệt thì vô lý quá. Điều lo ngại nhất hiện nay, là nếu các nhà thầu Trung Quốc tiếp tục chiêu trò “làm ngơ”, thì dù chúng ta có đăng thông tin tuyển dụng rộng rãi trên cả nước, các ứng viên đổ về nộp hồ sơ, cũng rất khó xin việc, bởi họ đang tìm cách né tránh, không nhận LĐ Việt Nam” -vị cán bộ này nói.
Trước đó, khi được hỏi về con số hơn 2.100 LĐ, trong đó có bao nhiêu LĐ phổ thông và bao nhiêu LĐ có tay nghề, trình độ cao, thì ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Ban Quản lý dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 - nói không biết (?).
Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã liên hệ làm việc với người phát ngôn của UBND tỉnh Trà Vinh, nhưng một nữ cán bộ tại đây cho biết, vụ việc đã giao cho Sở LĐTBXH, nếu báo chí cần thông tin gì cứ đến sở. Sáng 15.7, PV đến Sở LĐTBXH thì nhận được thông tin lãnh đạo sở này người thì bận họp, người thì đi công tác.
Khi PV đề nghị được cung cấp các văn bản liên quan đến việc xin tuyển dụng hơn 2.100 LĐ Trung Quốc của Cty China Chengda Engineering, thì một nữ cán bộ yêu cầu liên hệ với anh Tâm là Trưởng phòng Lao động việc làm của sở, tuy nhiên, anh này không có ở cơ quan, sau đó, PV gọi điện nhiều lần cũng không nghe máy.
Nhờ tuyển rồi… “ngâm” luôn
Trước khi xảy ra vụ Cty China Chengda Engineering đề nghị được tuyển hơn 2.100 LĐ Trung Quốc sang làm việc tại dự án, tháng 9.2013, các nhà thầu Trung Quốc đã gửi cho Sở LĐTBXH tỉnh Trà Vinh thông báo về việc tuyển dụng LĐ Việt Nam vào làm việc tại dự án, với nhu cầu cần tuyển đến năm 2015 là 271 người.
Sau đó, sở đã ra thông báo đề nghị một số đơn vị có liên quan thông tin đến sinh viên mới ra trường, LĐ địa phương biết nhu cầu tuyển dụng của nhà thầu.
Ngoài ra, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh (TTGTVL) có nhiệm vụ phối hợp tuyển dụng và cung ứng LĐ theo thông báo của nhà thầu. Rất nhiều LĐ địa phương đã đến TTGTVL nộp hồ sơ xin việc, sau đó trung tâm đã chuyển hàng chục hồ sơ ứng tuyển cho phía nhà thầu.
Ông Trịnh Minh Hùng – Giám đốc TTGTVL tỉnh Trà Vinh - bức xúc: "Sau khi chuyển hồ sơ xin việc của các ứng viên cho các nhà thầu Trung Quốc, chúng tôi chờ mãi mà không nhận được hồi âm. Nếu họ gọi NLĐ đến phỏng vấn, rồi nói không đạt, chúng tôi cũng không có ý kiến, đằng này, họ nhận hồ sơ rồi “ngâm” luôn. NLĐ nhiều lần liên hệ với trung tâm để hỏi thăm về kết quả tuyển dụng, chúng tôi cũng không biết trả lời sao”.
Đây chỉ là một trong số nhiều lần các nhà thầu Trung Quốc nhận hồ sơ, nhưng không tuyển dụng. “Để giải quyết vụ việc, trung tâm đã nhiều lần mời các nhà thầu Trung Quốc đến làm việc, nhưng họ không hợp tác. Mới đây, chúng tôi mở phiên giao dịch việc làm với khoảng 200 LĐ tham gia, trong đó, không ít LĐ có tay nghề, trình độ cao, và trung tâm cũng đã mời các nhà thầu Trung Quốc, nhưng họ vẫn không đến.
Hiện, chúng tôi đã chuyển 32 hồ sơ xin việc cho các nhà thầu Trung Quốc, nhưng chưa có hồ sơ nào được tuyển dụng”. Ông Hùng cho biết thêm.
Bạn Nguyễn Văn Thương – SV khóa 34 ĐH Cần Thơ, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện - kể: "Khi nghe thông tin tuyển dụng, em và những người khác mừng lắm, những tưởng sẽ có cơ hội làm việc trong dự án lớn. Tuy nhiên, em nộp hồ sơ xin việc từ cuối năm 2012, nhưng đến nay không nhận được bất kỳ thông tin phản hồi nào".
Khó có cửa cho LĐ Việt Nam
Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động, thông tin tuyển dụng của các nhà thầu Trung Quốc, có nhiều vị trí rất mập mờ, như tuyển “quản lý kỹ thuật”, mà không nói rõ kỹ thuật gì, khiến trung tâm rất khó khăn trong việc tìm ứng viên phù hợp.
Một cán bộ có chức trách của tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tại, con số thất nghiệp của tỉnh này là không nhỏ, trong đó không ít LĐ có trình độ CĐ và ĐH.
“Nếu họ muốn tuyển hơn 2.100 LĐ, chỉ cần phân loại rõ là LĐ gì, số lượng bao nhiêu, nếu tỉnh không đáp ứng được, chúng tôi sẽ liên hệ với những tỉnh khác, chắc chắn sẽ có đủ. Còn nếu họ cho rằng, toàn bộ hơn 2.100 LĐ đòi hỏi phải là LĐ có tay nghề, trình độ đặc biệt thì vô lý quá. Điều lo ngại nhất hiện nay, là nếu các nhà thầu Trung Quốc tiếp tục chiêu trò “làm ngơ”, thì dù chúng ta có đăng thông tin tuyển dụng rộng rãi trên cả nước, các ứng viên đổ về nộp hồ sơ, cũng rất khó xin việc, bởi họ đang tìm cách né tránh, không nhận LĐ Việt Nam” -vị cán bộ này nói.
Trước đó, khi được hỏi về con số hơn 2.100 LĐ, trong đó có bao nhiêu LĐ phổ thông và bao nhiêu LĐ có tay nghề, trình độ cao, thì ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Ban Quản lý dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 - nói không biết (?).
Để tìm hiểu vấn đề này, PV đã liên hệ làm việc với người phát ngôn của UBND tỉnh Trà Vinh, nhưng một nữ cán bộ tại đây cho biết, vụ việc đã giao cho Sở LĐTBXH, nếu báo chí cần thông tin gì cứ đến sở. Sáng 15.7, PV đến Sở LĐTBXH thì nhận được thông tin lãnh đạo sở này người thì bận họp, người thì đi công tác.
Khi PV đề nghị được cung cấp các văn bản liên quan đến việc xin tuyển dụng hơn 2.100 LĐ Trung Quốc của Cty China Chengda Engineering, thì một nữ cán bộ yêu cầu liên hệ với anh Tâm là Trưởng phòng Lao động việc làm của sở, tuy nhiên, anh này không có ở cơ quan, sau đó, PV gọi điện nhiều lần cũng không nghe máy.
Theo Trần Lưu/Báo Lao Động