Vụ tuyển hơn 2.100 lao động Trung Quốc ở Trà Vinh:
Lao động Việt có đủ, sao phải tuyển nước ngoài?
Nhà thầu Trung Quốc vừa đề nghị ngành chức năng tỉnh Trà Vinh đưa hơn 2.100 lao động (LĐ) của nước này sang làm việc tại dự án (DA) Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh).
Trong khi đó, hiện có khoảng 1.500 LĐ Việt Nam đang làm việc tại đây, và phải hứng chịu những rủi ro về quyền lợi… Phải chăng LĐ tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu công việc?
Quỵt tiền công nhân Việt Nam
DA Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải nằm trên địa bàn 2 xã Dân Thành và Trường Long Hòa (huyện Duyên Hải). Ông Huỳnh Thanh Nhanh (ấp Giồng Giếng, xã Dân Thành) - người hơn 3 năm qua làm CN tại DA này - cho biết: "Từ ngày nhà máy 1-2, rồi 3 được khởi công, tui với nhiều bà con xin vào làm việc, chủ yếu là LĐ chân tay. Mỗi ngày tiền công khoảng 210.000 - 220.000 đồng.
Tuy nhiên, khi nhận chỉ được khoảng 170.000 đồng do bị trừ tiền huê hồng từ các Cty “môi giới” LĐ. Có một điều rất lạ là các LĐ Trung Quốc làm việc chung với tụi tui, nhiều lúc công việc cũng như nhau, nhưng họ được hưởng lương đến 400.000 - 500.000 đồng/ngày".
Theo tìm hiểu của người viết, hiện có khoảng 700 LĐ của xã Dân Thành đang làm việc tại các công trình thuộc DA nhà máy nhiệt điện. Nếu là LĐ nữ, được trả lương 130.000 đồng/ngày, còn nam là 170.000 đồng/ngày. Trên thực tế, số tiền này được các nhà thầu trả cao hơn, tuy nhiên, các CN khi muốn vào làm việc tại nhà máy, họ đều phải qua trung gian là các Cty cung ứng LĐ, nên bị trừ tiền huê hồng.
Có trường hợp, các nhà thầu đưa ra mức giá 230.000 đồng/người/ngày công, sau đó, các Cty này cạnh tranh với nhau bằng cách “đấu thầu”, hạ mức giá xuống chỉ còn khoảng 200.000 đồng để được chọn làm công việc cung ứng LĐ, do vậy, nguời LĐ càng thêm bất lợi.
Ông Võ Văn Dội - Phó Chủ tịch UBND xã Dân Thành - cho biết: Đến thời điểm này, xã chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc tuyển dụng LĐ làm việc tại nhà máy nhiệt điện. Hầu hết người dân ở xã đều tự đi xin việc. Điều bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quỵt lương của người LĐ đang diễn ra khá nhiều.
Có thể hình dung thế này: Một Cty mẹ Trung Quốc “bán thầu” cho một Cty con cũng của Trung Quốc, sau đó, Cty này lại bán tiếp sang cho một Cty Việt Nam, rồi Cty Việt Nam lại bán tiếp cho một Cty khác nữa, cuối cùng là chuyển sang các tổ, đội thi công (họ sẽ thuê LĐ địa phương vào làm việc).
Tuy nhiên, sau khi làm việc được một thời gian, họ ôm tiền chạy mất, còn người LĐ thì lãnh đủ. “Khi ngành chức năng đến kiểm tra, các Cty đều đưa ra được những chứng từ cho thấy họ đã trả tiền đầy đủ và hợp pháp cho các tổ, đội.
Trong khi đó, các tổ, đội này không hề có tư cách pháp nhân, khi họ trốn mất cũng chẳng biết đâu mà tìm. Hiện tại, xã đã tiếp nhận 4-5 vụ quỵt tiền như vậy” - Ông Dội nói.
Trà Vinh không, nhưng cả nước đáp ứng được
Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Ban Quản lý DA Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 - cho hay, DA điện lực Duyên Hải có nhu cầu sử dụng LĐ rất cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện có 1.200 LĐ Trung Quốc đang làm việc tại cả 3 công trình nhiệt điện Duyên Hải 1-2 và 3 và khoảng 1.500 LĐ trong nước đang làm việc tại đây.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: * Giá vàng trong nước lại đắt hơn thế giới 3,6 triệu đồng/lượng * Tính cách “xử” tình trạng chậm, huỷ chuyến, chặt chém tại sân bay |
Tuy nhiên, khi nhận chỉ được khoảng 170.000 đồng do bị trừ tiền huê hồng từ các Cty “môi giới” LĐ. Có một điều rất lạ là các LĐ Trung Quốc làm việc chung với tụi tui, nhiều lúc công việc cũng như nhau, nhưng họ được hưởng lương đến 400.000 - 500.000 đồng/ngày".
Theo tìm hiểu của người viết, hiện có khoảng 700 LĐ của xã Dân Thành đang làm việc tại các công trình thuộc DA nhà máy nhiệt điện. Nếu là LĐ nữ, được trả lương 130.000 đồng/ngày, còn nam là 170.000 đồng/ngày. Trên thực tế, số tiền này được các nhà thầu trả cao hơn, tuy nhiên, các CN khi muốn vào làm việc tại nhà máy, họ đều phải qua trung gian là các Cty cung ứng LĐ, nên bị trừ tiền huê hồng.
Có trường hợp, các nhà thầu đưa ra mức giá 230.000 đồng/người/ngày công, sau đó, các Cty này cạnh tranh với nhau bằng cách “đấu thầu”, hạ mức giá xuống chỉ còn khoảng 200.000 đồng để được chọn làm công việc cung ứng LĐ, do vậy, nguời LĐ càng thêm bất lợi.
Ông Võ Văn Dội - Phó Chủ tịch UBND xã Dân Thành - cho biết: Đến thời điểm này, xã chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc tuyển dụng LĐ làm việc tại nhà máy nhiệt điện. Hầu hết người dân ở xã đều tự đi xin việc. Điều bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quỵt lương của người LĐ đang diễn ra khá nhiều.
Có thể hình dung thế này: Một Cty mẹ Trung Quốc “bán thầu” cho một Cty con cũng của Trung Quốc, sau đó, Cty này lại bán tiếp sang cho một Cty Việt Nam, rồi Cty Việt Nam lại bán tiếp cho một Cty khác nữa, cuối cùng là chuyển sang các tổ, đội thi công (họ sẽ thuê LĐ địa phương vào làm việc).
Tuy nhiên, sau khi làm việc được một thời gian, họ ôm tiền chạy mất, còn người LĐ thì lãnh đủ. “Khi ngành chức năng đến kiểm tra, các Cty đều đưa ra được những chứng từ cho thấy họ đã trả tiền đầy đủ và hợp pháp cho các tổ, đội.
Trong khi đó, các tổ, đội này không hề có tư cách pháp nhân, khi họ trốn mất cũng chẳng biết đâu mà tìm. Hiện tại, xã đã tiếp nhận 4-5 vụ quỵt tiền như vậy” - Ông Dội nói.
Trà Vinh không, nhưng cả nước đáp ứng được
Ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Ban Quản lý DA Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 - cho hay, DA điện lực Duyên Hải có nhu cầu sử dụng LĐ rất cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện có 1.200 LĐ Trung Quốc đang làm việc tại cả 3 công trình nhiệt điện Duyên Hải 1-2 và 3 và khoảng 1.500 LĐ trong nước đang làm việc tại đây.
Một góc công trình nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.
Từ khi công trình nhiệt điện Duyên Hải 3 được khởi công, Cty China Chengda Engineering có triển khai nhu cầu tuyển hơn 2.100 LĐ Trung Quốc (kéo dài đến năm 2017) làm việc tại dự án, các quy trình, thủ tục đều được họ thực hiện đúng quy định. Theo ông Dũng, việc tuyển dụng trên là hợp lý, vì có nhiều vị trí đòi hỏi trình độ tay nghề rất cao, trong khi đó, nguồn LĐ địa phương lại không thể đáp ứng yêu cầu, nếu sử dụng có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ DA.
Tuy nhiên, ông Dũng thừa nhận, nếu mở rộng phạm vi tuyển dụng trên địa bàn cả nước, thì nguồn LĐ trong nước vẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu trên, nhưng cần phải có thời gian.
Còn theo giải thích của chủ một Cty cung ứng LĐ tại đây thì hiện nay, nguồn LĐ tại Trà Vinh không thiếu. Tuy nhiên, hầu hết họ đều sống bằng nghề nông, chưa có tác phong công nghiệp. Một số LĐ làm việc với mong muốn mau hết giờ để về nhà… “nhậu”, nhiều người không chịu tăng ca lúc cần thiết.
“Trong lĩnh vực nhiệt điện, Trung Quốc đã đi trước chúng ta gần 20 năm, do đó, họ có đủ thời gian để tào đạo ra một đội ngũ thành thạo để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các DA. Nếu chúng ta tuyển dụng LĐ trên cả nước vẫn có thể đáp ứng được con số hơn 2.100 LĐ của họ đưa ra. Nhưng về lâu dài, ta cần phải xem xét lại cách đào tạo LĐ, vì tác phong lẫn tay nghề còn quá yếu. Khi nguồn LĐ đã chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, sẽ không còn cớ gì để nhà thầu Trung Quốc đưa LĐ của họ sang nữa” - Chủ Cty này nói.
Tuy nhiên, ông Dũng thừa nhận, nếu mở rộng phạm vi tuyển dụng trên địa bàn cả nước, thì nguồn LĐ trong nước vẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu trên, nhưng cần phải có thời gian.
Còn theo giải thích của chủ một Cty cung ứng LĐ tại đây thì hiện nay, nguồn LĐ tại Trà Vinh không thiếu. Tuy nhiên, hầu hết họ đều sống bằng nghề nông, chưa có tác phong công nghiệp. Một số LĐ làm việc với mong muốn mau hết giờ để về nhà… “nhậu”, nhiều người không chịu tăng ca lúc cần thiết.
“Trong lĩnh vực nhiệt điện, Trung Quốc đã đi trước chúng ta gần 20 năm, do đó, họ có đủ thời gian để tào đạo ra một đội ngũ thành thạo để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các DA. Nếu chúng ta tuyển dụng LĐ trên cả nước vẫn có thể đáp ứng được con số hơn 2.100 LĐ của họ đưa ra. Nhưng về lâu dài, ta cần phải xem xét lại cách đào tạo LĐ, vì tác phong lẫn tay nghề còn quá yếu. Khi nguồn LĐ đã chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, sẽ không còn cớ gì để nhà thầu Trung Quốc đưa LĐ của họ sang nữa” - Chủ Cty này nói.
Theo Trần Lưu