1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Thúc đẩy tính trách nhiệm trong nhân viên

Nói về tinh thần trách nhiệm ở nơi làm việc, hẳn ai cũng biết và đã nghe. Câu hỏi ở đây là trong thực tế, dưới con mắt của nhân viên, cấp trên như thế nào thì được cho là “rất trách nhiệm”, hoặc “rất vô trách nhiệm”? Có biểu hiện nào mà nhân viên có thể nhận ra và tự phân định rõ ràng như vậy không?

Thúc đẩy tính trách nhiệm trong nhân viên - 1

Joe Watkins - một người chuyên viết blog về nhân sự, thường được Tạp chí trực tuyến HRDaily trích đăng - đã nêu ra các dấu chỉ dễ thấy sau:

- Có tinh thần trách nhiệm: là khả năng nhìn ra xem cá nhân mình mang lại các kết quả có ích và vô ích ra sao cho tổ chức, hơn là chủ yếu dừng ở mức trách cứ.

- Có sự nhất quán: là khả năng hiểu biết về một thiết kế tổng quát đang có, mà theo đó mọi việc được thực hiện và kết quả ắt sẽ đến.

- Nói đi đôi với làm: điều mà người lãnh đạo nói vẫn chưa đáng tin trừ phi họ hành động như đã nói. Lấy danh dự ra để bảo đảm lời nói cho mình và cho người khác, tạo ra những thỏa thuận, lời hứa, cam kết và đòi hỏi, là điều quan trọng và nghiêm túc. Nói và làm tạo ra lòng tin, sự dấn thân, sự đồng thanh đồng thủ, hiệu quả.

- Dũng cảm: là người thì ai cũng có những điểm mù, điểm yếu, đều có thể mắc sai lầm và có khoảng cách so với mẫu con người mà mình muốn vươn tới. Sự dũng cảm thúc đẩy tự phát triển để tạo sự khác biệt và đóng góp đáng kể, để hoàn thành trách nhiệm cao hơn trong công việc mình phụ trách.

Joe nêu ra một ví dụ khi ông nhận một người quản lý văn phòng mới vào làm vi

ệc. Đóng vai là người bàn giao, trước tiên Joe dành nhiều thời gian đưa ra mong muốn của tổ chức một cách rõ ràng, trong đó có cả việc nêu rõ đầu mối công việc quản lý văn phòng này sẽ liên quan đến những công việc nào và bộ phận nào, cuối cùng ông nêu ra các giá trị và hành vi được mong đợi từ vị trí công việc này.

Joe đã thực hiện bàn giao và tập huấn đầy đủ cho người mới đến để họ sẵn sàng với công việc mới. Ông cũng thảo luận với người mới, giải quyết các yêu cầu, ý kiến lo ngại hoặc trả lời các câu hỏi và tìm cách kết nối người mới với các đầu mối công việc khác, để ngay từ đầu công việc được thông suốt.

Joe gọi đây là việc “quản lý trách nhiệm” cho một vị trí công việc, nhằm thể hiện tính bền vững. Việc đến đó vẫn còn! Sau bàn giao sẽ là tiếp nối một chuỗi các phản hồi cả tích cực và chưa tích cực cho người mới đến nữa.

Chưa hết. Có một quyển sách có thể giúp học hỏi nhiều về tính trách nhiệm, đó là quyển: Tính trách nhiệm: Điểm then chốt cho một văn hóa về hiệu quả cao trong công việc của tác giả Greg Bustin. Học hỏi từ đó, Joe phân tích tính trách nhiệm bắt đầu theo góc nhìn cá nhân, được hiểu là nơi để nghĩ về, để sáng tạo, định hình hành vi và đáp ứng cho những gì diễn ra hằng ngày.

Góc nhìn này là đầu mối cho tính trách nhiệm và nếu không hiểu rõ tính trách nhiệm thì con người không thể có một tổ chức có tính trách nhiệm được.

Như một kết luận, Joe tóm tắt là: “Nếu bạn không tạo điều kiện cho người của bạn làm việc có trách nhiệm thì bạn chưa có một thế giới quan cho tính trách nhiệm và bạn hẳn sẽ không có được những con người có trách nhiệm đâu”.

Theo Doanh nhân Sài Gòn