Thử xem mình có yêu công việc không nào!

(Dân trí) - Có những người may mắn, được làm công việc họ yêu thích, say mê. Nhưng cũng có người ngày nào cũng phải đối mặt với một công việc mà mình chán ngắt. Chưa chắc bạn đã biết mình thuộc dạng nào đâu nhé.

Thái độ của bạn đối với công việc thế nào?

 

a. Không có công việc, tôi cảm thấy trống rỗng và cuộc đời này chả còn ý nghĩa gì.

 

b. Tôi làm việc chỉ để kiếm tiền.

 

c. Công việc đối với tôi chỉ là một phần trong cuộc sống, cũng như bao thứ khác mà thôi.

 

d. Tôi đã thử làm rất nhiều việc rồi, nhưng mà rồi tôi lại chán ngay ấy mà. Tôi chả “chung thuỷ” với công việc nào trong thời gian dài cả.

 

Nếu ngày mai bị mất  việc, bạn sẽ làm gì?

 

a. Thế thì tôi đỡ phải dậy sớm mỗi buổi sáng.

 

b. Rất sẵn sàng, vì thực ra tôi cũng chán công việc này lắm rồi.

 

c. Trước tiên, tôi cảm thấy rất buồn chán. Nhưng rồi tôi sẽ cân nhắc xem mình nên làm gì, chuẩn bị tinh thấn cho chiến lược tìm việc mới.

 

d. Chắc là tôi sẽ rất buồn đấy. Nhưng sau một thời gian, tôi sẽ hướng tới những điều mới mẻ ở trước mắt.

 

Kế hoạch công việc của bạn?

 

a. Rất chắc chắn. Tôi không để bất cứ điều gì ngăn cản bước đường thành công của tôi.

 

b. Thực sự tôi chả có kế hoạch gì trong công việc cả. Cứ đến đâu thì đến.

 

c. Kế hoạch của tôi như một bức tranh nghệ thuật dang dở đặt trong khuôn giá vẽ. Tôi xác định được mình sẽ đi đâu rồi nhưng lại chưa tìm được đường đi đúng đắn nhất.

 

d. Kế hoạch của tôi là làm thế nào mình được thoải mái tự do nhất, không phải bị o ép gò bó.

 

Thái độ của bạn khi làm thêm giờ?

 

a. Công việc ngập đầu ngập cổ, tôi cũng chả để ý gì nữa vì quen rồi.

 

b. Tôi chỉ làm theo đúng giờ quy định thôi, chứ đừng hòng bắt tôi làm thêm giờ.

 

c. Tôi thấy đó là điều bình thường, đôi khi cũng cần thiết phải làm thêm giờ mà.

 

c. Nếu thường xuyên bị yêu cầu làm thêm giờ, khéo tôi lại xin nghỉ việc ấy chứ.

 

Quan hệ của bạn với người quản lý như thế nào?

 

a. Tôi muốn được làm sếp như họ.

 

b. Tôi luôn làm khác với cách của giám đốc.

 

c. Sếp của tôi như một người bảo trợ vậy, và ông ta đúng là một giám đốc đầy tài năng.

 

d. Tôi không thân mật lắm với sếp, vì tôi không làm việc gì trong thời gian dài cả.

 

Quan hệ của bạn với đồng nghiệp như thế nào?

 

a. Nếu họ giúp đỡ tôi thăng tiến trong sự nghiệp thì tôi mới thân thiết với họ.

 

b. Tôi không thể đi làm nếu thiếu vắng họ. Vui đùa cùng đồng nghiệp giúp tôi cảm thấy đỡ căng thẳng khi bị “giam” trong công sở.

 

c. Nói chung tôi yêu quý tất cả những ai làm việc cùng tôi và tôi thích hợp tác cùng họ trong công việc.

 

d. Tôi cũng không biết rõ về họ lắm, nhưng hình như họ cũng khá thân thiện thì phải.

 

Một đồng nghiệp được khen ngợi tán dương về một dự án mà chính bạn bỏ ra công sc nhiều hơn. Và kết quả là người đó, chứ không phải bạn, được sếp cân nhắc để thăng chức, tăng lương. Bạn xử lý chuyện này thế nào?

 

a. Tôi phải tìm mọi cách để đòi hỏi công bằng. Tối thiểu là phải trình bày nỗi ấm ức này trước cuộc họp.

 

b. Cứ để cô ta được thăng chức. Tôi cũng không muốn nhận nhiều trách nhiệm công việc hơn nữa.

 

c. Tôi “xin” sếp một cuộc họp và nói rõ về vị trí, đóng góp của mình trong dự án. Nếu đồng nghiệp đó vẫn được thăng chức, thì đành cam chịu vậy.

 

d. Tôi cũng muốn chuyển công việc rồi nên việc đó cũng chả làm sao cả.

 

Bạn mắc sai lầm trong khi thực hiện dự án. Thành viên khác của đội dự án “chỉnh sửa” lại. Bạn phản ứng thế nào?

 

a. Tôi “hối lộ” người đó một bữa trưa thịnh soạn để người đó đừng lộ bí mật cho ai.

 

b. Ai cũng đều mắc lỗi, và tôi đánh giá cao vì đồng nghiệp đó đã phát hiện ra sai lầm của tôi.

 

c. Tôi cảm ơn bạn đồng nghiệp và cố gắng không để mắc lại sai lầm một lần nữa.

 

d. Sai lầm này là tín hiệu đã đến lúc tôi phải tìm công việc khác phù hợp hơn rồi.

 

Bạn đi du lịch và trong khách sạn lại có quán Cà phê Internet, rất thuận lợi cho việc truy cập mạng. Bạn có thường tranh thủ giải quyết công việc không?

 

a. Tôi trả lời hầu hết mọi thư email hàng ngày để công việc giảm bớt đi  khi quay trở lại cơ quan.

 

b. Không bao giờ.

 

c. Tôi kiểm tra thư hàng ngày để biết chắc không có chuyện gì quan trọng xảy ra.

 

d. Viết thư cho sếp nói rằng tôi đang rất thích không khí ở khu du lịch này, và đừng mong tôi quay trở lại làm việc sớm.

 

Sếp yêu cầu bạn chuyển công tác vào TPHCM. Bạn sẽ làm gì?

 

a. Tôi sẵn sàng vì có thể công việc mới tạo cho tôi nhiều cơ hội hơn.

 

b. Tôi chấp nhận và chuẩn bị “khăn áo ra đi”.

 

c. Tôi tìm hiểu kĩ về những “tiềm năng” ở cơ sở mới. Nếu không có cơ hội phát triển, tôi sẽ phải cân nhắc ra đi hay ở lại, và nếu ở lại chắc là phải chuẩn bị đi tìm việc mới rồi.

 

d. Tôi không thể bắt đầu lại sự nghiệp ở một thành phố mới.

 

Kết quả:

 

Hầu hết câu trả lời của bạn là a:

 

Hãy cẩn thận! Đây không phải là “kết thúc có hậu”. Bạn quan tâm tới công việc chỉ như một nỗi “ám ảnh”, làm thế nào để đạt thành tích, để thăng tiến đây? Không khéo bạn lại trở thành người tham công tiếc việc. Bạn luôn đặt công việc lên hàng đầu, trên cả gia đình và các mối quan hệ khác, thậm chí cũng chả màng đến sức khoẻ của mình nhưng cái kiểu “hăng say” trong công việc của bạn dễ làm sếp và đồng nghiệp tránh xa.

 

Bạn làm việc giống một cái máy hơn là một người đam mê công việc. Hãy thư giãn hơn một chút. Bạn sẽ thấy yêu thích công việc thực sự nếu biết cân bằng mọi thứ trong cuộc sống chứ không phải cái kiểu “o ép” mình.

 

Hầu hết câu trả lời của bạn là b:

 

Bạn là mẫu người trái ngược hẳn với mẫu “a”. Bạn chả mấy quan tâm đến công việc mà bạn đã lựa chọn. Đã đến lúc bạn phải cân nhắc, xác định lại mục tiêu, sở thích của mình. Công việc gì bạn thực sự muốn làm? Thế mạnh và tài năng nổi bật của bạn là gì? Bạn nghĩ thế nào về một công việc hoàn hảo? Vấn đề lớn nhất đối với bạn là gì? Nếu trả lời trung thực các câu hỏi này bạn sẽ tìm ra công việc nào thực sự phù hợp với mình hơn, nơi mà bạn có thể thể hiện hết khả năng, trách nhiệm của mình. Nếu cảm thấy không chịu nổi công việc hiện tại, sao không chuyển hướng đi?

 

Hầu hết câu trả lời của bạn là c:

 

Chúc mừng bạn! Bạn là người may mắn vì có một công việc phù hợp. Bạn đang đi đúng hướng rồi đấy! Bạn thực sự đam mê với công việc, bạn có những suy nghĩ tích cực giúp vượt qua thất bại, bạn có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Bạn thể hiện mọi thế mạnh, khả năng của mình trong công việc và vì thế sự thăng tiến nằm trong tầm tay bạn.

 

Hầu hết câu trả lời của bạn là d:

 

“D” là chữ cái đầu tiên trong chữ “dilettance”, có nghĩa là “tài tử”. Bạn sẵn sàng chuyển việc bất cứ lúc nào mà không hề hối tiếc gì. Điều này không hoàn toàn xấu nhưng bạn phải đảm bảo rằng đó phải là một quyết định chín chắn, cân nhắc kĩ lưỡng chứ không phải là một sự bốc đồng.

 

Gia Nam

Theo Careerbuilder