"Thân cò" lận đận bán hàng rong nơi bến xe những ngày giáp Tết

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, người người về quê đoàn tụ cùng gia đình, chuẩn bị tươm tấp nhà cửa để đón ngày lễ lớn nhất trong năm nhưng đâu đó vẫn còn những "thân cò" bám trụ lại mảnh đất thủ đô để mưu sinh kiếm chút tiền để trang trải cuộc sống gia đình.

Bến xe Mỹ Đình những ngày gần Tết nườm nượp người. Ai nấy cũng “tay xách, nách mang” hành lý từ Thủ đô về quê. Trên mặt ai cũng mang nụ cười, những niềm vui sau một năm lao động vất vả được về đoàn viên với gia đình, được an nhần mấy ngày nghỉ tết.
Người phụ nữ này xách túi bánh mỳ bán cho khách để mong kiếm thêm chút tiền tiêu tết.
Người phụ nữ này xách túi bánh mỳ bán cho khách để mong kiếm thêm chút tiền tiêu tết.
Có cô cậu sinh viên đang tíu tít gọi điện cho ba mẹ báo con sắp về, có người đàn ông đang xem lại những túi quà Tết với vẻ mặt phấn khởi... nhưng bên cạnh những gương mặt tươi tắn ấy vẫn có những người phụ nữ vẫn phải đội trên đầu, xách trên tay những chiếc thúng chứa đầy đồ ăn vặt đi bán rong không mệt mỏi trong bến xe mong bán được ít nhiều để cái Tết thêm no đủ.

Những người bán hàng dạo trong bến xe Mỹ Đình hầu như đều là những người từ tỉnh lẻ lên Hà Nội từ Nam Định, Thái Bình rồi đến cả Quảng Ninh...Tuy xuất phát từ những mảnh đất khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều mong muốn kiếm được thêm đồng nào hay đồng ấy vào những ngày cuối năm.

Cô Phượng, bán hàng dạo trong bán xe Mỹ Đình, chia sẻ: “ Năm nào tôi cũng 30 mới về. Gần Tết người đến bến đông nhưng cũng chẳng kiếm được bao nhiêu đâui. Về quê muộn nên cũng sốt ruột lắm không biết ở nhà tết nhất đến đâu”.

Bến xe đông đúc những ngày giáp Tết 
Bến xe đông đúc những ngày giáp Tết 
Thân cò bán hàng dạo những ngày cận Tết
Thân cò bán hàng dạo những ngày cận Tết
Gần tết, không khí ngoài bến xe cũng hối hả hơn, thúc giục hơn với những người con xa quê nhưng lại không phải là giờ nghỉ ngơi của những người bán hàng rong quanh bến xe mà lại là chút nỗ lực kiếm tiền ngày cuối năm.

Họ vẫn thường bám trụ lại Thủ đô đến những ngày cuối cùng. Giáp Tết ai cũng vội vàng những người bán hàng rong trong bến xe chèo kéo, nài nỉ có thể gây cho nhiều người sự khó chịu nhưng vì miếng cơm manh áo mà họ vẫn phải tiếp tục công việc mặc dù biết chẳng kiếm được bao nhiêu.
Có những cô bán hàng tranh thủ lúc xe chưa xuất bến, chạy đến mời mọc khách, có cô thì đi đến từng người nài nỉ mua túi xoài, cái bánh mì, có người thì mệt mỏi ngồi nghỉ một lúc rồi lại đon đả đi mời chào.

Giá của những đồ ăn trong bến xe thường đắt đỏ hơn ở ngoài. Một túi xoài nhỏ là 10.000 đồng, một lon bò húc tới 15.000 đồng, một chai C2 là 10.000 đồng một chai nhỏ ... nhưng cả ngày chạy đôn chạy đáo cũng không kiếm được là bao. "Những ngày gần tết có bán được hơn ngày thường một ít nhưng cũng không ăn thua. Tết đến bao nhiêu thứ phải lo nên kiếm thêm được đồng nào thì hay đồng ấy thôi” – cô Nhung chia sẻ.
Theo Báo Lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm