Tăng lương bao nhiêu mới đủ "sống tối thiểu"?
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang nghiên cứu mức lương tối thiểu dự kiến đề xuất tăng cho năm 2015. Tuy chưa đưa ra con số cụ thể, nhưng lãnh đạo cơ quan này khẳng định, phải trên mức 12% để người lao động không bị thiệt thòi hơn nữa.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang nghiên cứu mức lương tối thiểu dự kiến đề xuất tăng cho năm 2015
Sau khi khảo sát ý kiến của doanh nghiệp (DN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị đại diện cho giới chủ sử dụng lao động tại Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa công bố thông tin rằng, hầu hết các DN đều phản đối việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2015. Nhưng nếu bắt buộc phải tăng, thì các DN kiến nghị chỉ nên tăng dưới mức 12% so với mức lương tối thiểu vùng hiện tại.
Hiện tại, lương tối thiểu của khối DN đang được chia theo 4 vùng, trong đó cao nhất là vùng I với 2,7 triệu đồng/tháng, các vùng II, III, IV lần lượt là 2,4 - 2,1 và 1,9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) thẳng thắn nhận xét: “Chúng ta luôn nói rằng người lao động là vốn quý của đất nước, của DN, nhưng không ai chăm lo đời sống của họ đến nơi đến chốn”.
Với mức lương tối thiểu hiện nay, kể cả mức cao nhất ở vùng I là 2,7 triệu đồng/tháng, ngay cả người lao động độc thân cũng không đủ chi tiêu, chứ chưa nói đến việc phải nuôi con.
Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định rõ lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nhưng từ đó đến nay, sau nhiều lần tăng vẫn chỉ đáp ứng khoảng 72% mức sống tối thiểu. Bên cạnh đó, Điều 90, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”. Nghĩa là mức đóng bảo hiểm xã hội của DN cho người lao động phải dựa trên mức tiền lương thực lĩnh, nhưng hiện tại, lương tối thiểu lại được dùng làm căn cứ để DN đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy, người lao động càng thiệt đơn, thiệt kép.
Ông Chính cho rằng, tiền lương thấp, đời sống khó khăn khiến quan hệ lao động bất ổn, là nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc đình công trên cả nước.
Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5 vừa qua, khi phân tích nguyên nhân khiến nổ ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, các công nhân trở nên quá khích, đập phá tài sản của nhiều DN nước ngoài, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, ngoài việc bị kích động bởi các phần tử xấu, một nguyên nhân không nhỏ là do những bức xúc tích tụ từ lâu trong giới công nhân, khi cuộc sống bức bối vì quá khó khăn.
Mới đây, Viện Công nhân - Công đoàn (TLĐLĐ) cũng vừa công bố kết quả điều tra tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động. Theo đó, cuộc sống của công nhân vẫn hết sức chật vật. PGS.TS. Nguyễn Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho biết, cuộc khảo sát được thực hiện với 1.500 công nhân tại 60 DN thuộc đủ các loại hình ở 12 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo đó, tiền lương trung bình của người lao động, bao gồm cả các loại phụ cấp và làm thêm giờ hiện mới đạt 3,728 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng của họ (có nuôi con) đã lên tới 4,1 triệu đồng/tháng. Có tới hơn 13% người lao động cho biết, thu nhập không đủ sống, gần 25% phải chi tiêu hết sức tằn tiện và gần 50% cho biết thu nhập chỉ vừa đủ chi trả các sinh hoạt thiết yếu nhất. Chỉ có 12,3% cho biết có dư dật và tích lũy, nhưng phần lớn trong đó số tiền tích lũy rất nhỏ (chỉ từ 200.000 đến 500.000 đồng/tháng).
Nhận xét về việc VCCI đề xuất dự kiến mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 dưới 12%, ông Chính cho rằng, nếu tăng tối đa 12%, mức lương tối thiểu cao nhất cho vùng I cũng chỉ ở mức 3,024 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, theo tính toán của Viện Công nhân - Công đoàn, mức sống tối thiểu của người lao động (có nuôi con) đã lên tới 4,133 triệu đồng/tháng. Cứ tăng như vậy, bao giờ lương tối thiểu mới tiệm cận với mức sống tối thiểu, người lao động sẽ chịu thiệt thòi đến bao giờ?
Hiện TLĐLĐ đang nghiên cứu mức lương dự kiến đề xuất tăng cho năm 2015, nên chưa có con số cụ thể. “Tuy nhiên, chắc chắn mức đề xuất sẽ cao hơn 12%, để lương tối thiểu tiệm cận với mức sống tối thiểu, bởi theo tôi, không nên để người lao động thiệt thòi thêm nữa”, ông Chính khẳng định.
Sau khi khảo sát ý kiến của doanh nghiệp (DN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị đại diện cho giới chủ sử dụng lao động tại Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa công bố thông tin rằng, hầu hết các DN đều phản đối việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2015. Nhưng nếu bắt buộc phải tăng, thì các DN kiến nghị chỉ nên tăng dưới mức 12% so với mức lương tối thiểu vùng hiện tại.
Hiện tại, lương tối thiểu của khối DN đang được chia theo 4 vùng, trong đó cao nhất là vùng I với 2,7 triệu đồng/tháng, các vùng II, III, IV lần lượt là 2,4 - 2,1 và 1,9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐ) thẳng thắn nhận xét: “Chúng ta luôn nói rằng người lao động là vốn quý của đất nước, của DN, nhưng không ai chăm lo đời sống của họ đến nơi đến chốn”.
Với mức lương tối thiểu hiện nay, kể cả mức cao nhất ở vùng I là 2,7 triệu đồng/tháng, ngay cả người lao động độc thân cũng không đủ chi tiêu, chứ chưa nói đến việc phải nuôi con.
Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định rõ lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nhưng từ đó đến nay, sau nhiều lần tăng vẫn chỉ đáp ứng khoảng 72% mức sống tối thiểu. Bên cạnh đó, Điều 90, Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”. Nghĩa là mức đóng bảo hiểm xã hội của DN cho người lao động phải dựa trên mức tiền lương thực lĩnh, nhưng hiện tại, lương tối thiểu lại được dùng làm căn cứ để DN đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy, người lao động càng thiệt đơn, thiệt kép.
Ông Chính cho rằng, tiền lương thấp, đời sống khó khăn khiến quan hệ lao động bất ổn, là nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc đình công trên cả nước.
Trước đó, trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 5 vừa qua, khi phân tích nguyên nhân khiến nổ ra các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh, các công nhân trở nên quá khích, đập phá tài sản của nhiều DN nước ngoài, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, ngoài việc bị kích động bởi các phần tử xấu, một nguyên nhân không nhỏ là do những bức xúc tích tụ từ lâu trong giới công nhân, khi cuộc sống bức bối vì quá khó khăn.
Mới đây, Viện Công nhân - Công đoàn (TLĐLĐ) cũng vừa công bố kết quả điều tra tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động. Theo đó, cuộc sống của công nhân vẫn hết sức chật vật. PGS.TS. Nguyễn Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn cho biết, cuộc khảo sát được thực hiện với 1.500 công nhân tại 60 DN thuộc đủ các loại hình ở 12 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Theo đó, tiền lương trung bình của người lao động, bao gồm cả các loại phụ cấp và làm thêm giờ hiện mới đạt 3,728 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức chi tiêu trung bình cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng của họ (có nuôi con) đã lên tới 4,1 triệu đồng/tháng. Có tới hơn 13% người lao động cho biết, thu nhập không đủ sống, gần 25% phải chi tiêu hết sức tằn tiện và gần 50% cho biết thu nhập chỉ vừa đủ chi trả các sinh hoạt thiết yếu nhất. Chỉ có 12,3% cho biết có dư dật và tích lũy, nhưng phần lớn trong đó số tiền tích lũy rất nhỏ (chỉ từ 200.000 đến 500.000 đồng/tháng).
Nhận xét về việc VCCI đề xuất dự kiến mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 dưới 12%, ông Chính cho rằng, nếu tăng tối đa 12%, mức lương tối thiểu cao nhất cho vùng I cũng chỉ ở mức 3,024 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, theo tính toán của Viện Công nhân - Công đoàn, mức sống tối thiểu của người lao động (có nuôi con) đã lên tới 4,133 triệu đồng/tháng. Cứ tăng như vậy, bao giờ lương tối thiểu mới tiệm cận với mức sống tối thiểu, người lao động sẽ chịu thiệt thòi đến bao giờ?
Hiện TLĐLĐ đang nghiên cứu mức lương dự kiến đề xuất tăng cho năm 2015, nên chưa có con số cụ thể. “Tuy nhiên, chắc chắn mức đề xuất sẽ cao hơn 12%, để lương tối thiểu tiệm cận với mức sống tối thiểu, bởi theo tôi, không nên để người lao động thiệt thòi thêm nữa”, ông Chính khẳng định.
Theo Phan Long/Báo Đầu Tư