Tăng cường thực hiện khuyến nghị bảo vệ lao động di cư
(Dân trí) - Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) thành lập cuối năm 2015 sẽ gộp 10 thị trường lao động thành một thị trường duy nhất. Trong cơ hội đó, việc thực hiện những khuyến nghị nhằm bảo vệ việc làm bền vững, sự đãi ngộ công bằng và các quyền lợi hợp pháp cho lao động di cư là yêu cầu bức thiết.
Ȋ
Đây cũng là mục tiêu hướng tới của Cuộc họp Quốc gia chuẩn bị cho Diễn đàn lao động di cư Asean (AFML) lần thứ 7, do Bộ LĐ-TB&XH, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Dự án Lồng ghép bˬnh đẳng giới trong pháp luật và chính sách hướng tới Việc làm bền vững ở Việt Nam của Tây Ban Nha tổ chức ngày 23/9 tại Hà Nội.
Theo bà Lê Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH), DiễnȠđàn AMFL được tổ chức 6 lần tại nhiều nước Asean nhằm chuẩn bị các vấn đề liên quan tới lao động khi nhất thể hóa thị trường lao động.
Theo sáng kiến của Việt Nam, trước mỗi lần tổ chức diễn đàn đều có các cuộc họp của nhằm chuẩnȠbị nội dung cụ thể.
“Cuộc họp này nhằm chuẩn bị cho Diễn đàn AFML lần thứ 7 với mục tiêu: Triển khai việc triển khai các hoạt động trong diễn đàn lao động di cư thứ 3, 4, 5, 6 cấp khu vực và VN” - Bà Lê Kim Dung cho biết.
Cuộc họp cũng chuẩn bị 2 chủ đề lớn cho Diễn đàn AMFL lần thứ 7 tới đây là việc thúc đẩy việc làm phù hợp bền vững, trả lương công bằng LĐ di cư; vai trò và sự phối hợp giữa các bên cho lao động di cư gồm tuyển dụng trong trước sau lao động ȑi làm việc nước ngoài.
Đồng hành với xu thế chung đó, tổ chức công đoàn luôn ý thức và đánh giá cao vai trò của c˴ng tác khuyến nghị trong bảo vệ quyền lợi của lao động di cư tới các thành viên cấp tỉnh và ngành của mình.
Theo ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng Chính sách Kinh tế Xã hội (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thựɣ hiện khuyến nghị về truyền thông, nâng cao năng lực cán bộ công đoàn, tham gia dạy nghề cho người lao động, tăng cường quan hệ các nước Asean…
Với Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, công tác triển khai các khuyến nghị của DiễnȠđàn AFML về lao động di cư cũng luôn được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau.
Ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội cho biết - Hiệp hội tập trung triển khai những khuyến nghị về tăng cường thông tin và dịch vụȠtốt hơn cho lao động di cư, định hướng giáo dục cho lao động trước khi xuất cảnh, xây dựng bộ bài giảng về kiến thức cho lao động làm việc tại nhiều thị trường nước ngoài…
Đồng thời, Hiệp hội còn triển khai việc đánh giá Bộ Quy tắcȠứng xử (CoC-VN) cho các doanh nghiệp XKLĐ. Việc đánh giá theo CoC-VN là quá trình vận động và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các chuẩn mực của ILO về di cư lao động quốc tế…
Tại Cuộc họp, nhiều ý kiến ɣũng đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các quyền của người lao động di cư của Việt Nam nói riêng và của ASEAN nói chung. Dự kiến, Diễn đàn AFML lần thứ 7 sẽ được diễn ra tại My-an-mar từ ngày 20-21/11/2014.
Phan Minh
Theo Tổ chức lao động Quốc tế, năm 2010, gần 13 triệu lao động từ Asean đã rời khỏi khu vực, hoảng 4,1 triệu lao động di cư vào các nước Asean. Hơn 70% lao động di cư của Asean có nguồn gốc từ Việt Nam, Philippin và Indonexia. Phần lớn lao động di cư trong Asean tham gia vào các công việc bán thời gian/ɴay nghề thấp. Người lao động di cư có mức lương thấp thường dễ bị bóc lột lao động. |