Sinh viên làm "offer" - hãy cẩn trọng!
Nhiều sinh viên đang hứng thú tham gia công việc "offer” - việc làm bán thời gian qua mạng. Tuy nhiên, theo chuyên gia công nghệ, cần thận trọng với công việc này.
Ảnh minh họa.
Lê Văn Cường, sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ thông tin Thái Nguyên đã đi làm thêm rất nhiều nơi, nhưng chỉ được vài tháng lại bỏ. Theo Cường, lý do là phải tốn quá nhiều công sức, thời gian, nhưng số tiền nhận lại được không tương xứng.Trong một lần nói chuyện với bạn về việc làm thêm, Cường được bạn giới thiệu về Offer - việc làm bán thời gian qua mạng. Tò mò, Cường lên mạng tìm hiểu cách kiếm tiền trực tuyến Offer và thử sức. Cường chia sẻ: “Kiếm tiền trên mạng bây giờ chỉ có làm offer là dễ, vừa nhàn, vừa hiệu quả lại an toàn, không sợ bị lừa”.
Nhiều sinh viên đang hứng thú tham gia công việc "offer” - việc làm bán thời gian qua mạng. Tuy nhiên, theo chuyên gia công nghệ, cần thận trọng với công việc này.
Lê Văn Cường, sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ thông tin Thái Nguyên đã đi làm thêm rất nhiều nơi, nhưng chỉ được vài tháng lại bỏ. Theo Cường, lý do là phải tốn quá nhiều công sức, thời gian, nhưng số tiền nhận lại được không tương xứng.
Trong một lần nói chuyện với bạn về việc làm thêm, Cường được bạn giới thiệu về Offer - việc làm bán thời gian qua mạng. Tò mò, Cường lên mạng tìm hiểu cách kiếm tiền trực tuyến Offer và thử sức. Cường chia sẻ: “Kiếm tiền trên mạng bây giờ chỉ có làm offer là dễ, vừa nhàn, vừa hiệu quả lại an toàn, không sợ bị lừa”.
Cường giải thích: “Để làm được offer, trước hết cần tải phần mềm về máy tính, đăng ký làm thành viên với vài website cung cấp dịch vụ offer, đăng ký tên, gmail và mật khẩu. Sau đó, mua tài khoản HMA với giá từ 160- 200 nghìn đồng. Một tài khoản HMA có thể cho 2 người dùng. Trong tài khoản HMA có 300 mã code, tương ứng với 300 lần làm.
Nhập số điện thoại vào HMA mà cá nhân đã mua. Khi làm xong thủ tục trên, sẽ nhận được cuộc gọi và nghe code 6 số bằng tiếng Anh. Mỗi lần nghe xong một mã như vậy, sẽ được trả 800 đồng”.
Nói có vẻ khó hiểu, nhưng mỗi ngày Cường vừa làm, vừa đi học cũng kiếm được gần 50 nghìn đồng. "Làm được 2 tuần thì được nhận tiền một lần, số tiền dao động từ 400- 500 nghìn đồng. Nếu tập trung “cày” offer cả tuần thì số tiền còn nhiều hơn", Cường nói. Cũng vì dễ kiếm tiền, Cường còn hướng dẫn cho các anh em trong xóm trọ cùng làm.
Sái Thu Trang, sinh viên Báo chí năm 3, ĐH Khoa học Thái Nguyên tâm sự: “Làm offer với sinh viên bây giờ quen thuộc và hết sức bình thường. Từ ngày làm offer, tôi biết thêm về công nghệ thông tin, những hiểu biết xã hội và có thêm thu nhập cho bản thân.
"Làm việc này không sợ bị lừa đảo, vì không phải nộp tiền đặt cọc cho các trung tâm môi giới. Ngoài ra, cũng có thể phân chia thời gian đi làm và đi học hợp lý vì không phải đi ra ngoài nhiều như các công việc khác. Thêm một thuận lợi nữa của việc làm offe là không phải kí hợp đồng ràng buộc. Bạn có thể thích làm lúc nào cũng được, không sợ bị nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng, Trang nói.
Hiện, offer đang tạo nên cơn "sốt" trong sinh viên. Công việc này giúp những bạn gặp khó khăn trả tiền học phí, trả tiền phòng trọ phụ giúp phần nào cho bố mẹ. Có những bạn làm thêm offer để có tiền mua sắm quần áo hoặc đi du lịch với bạn bè.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, các kiểu kiếm tiền online từ trước tới nay của cộng đồng dân mạng đều ẩn chứa rủi ro.
Trên VTC News, ông Phạm Quang Hưng, trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển của Công ty Cổ phần dịch vụ Quảng cáo trực tuyến nhận xét: "Nhìn từ phía nào cũng thấy "làm offer" có nhiều điều không ổn. Ngay việc dùng socket để fake IP cũng đã là một hành động gian lận, đi ngược lại với điều kiện do những website cung cấp dịch vụ offer đặt ra, chưa nói tới việc chính những website đó cũng rất đáng ngờ".
Theo ông Hưng, tình trạng cheat (gian lận) tràn lan cũng là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp làm quảng cáo trực tuyến của Việt Nam e dè trong việc áp dụng những công nghệ mới. Cụ thể là hình thức Flat Rate tuy đã quá cổ lỗ nhưng lại có ưu điểm là "bất khả gian lận", nên vẫn đang được áp dụng tại gần như 100% các website Việt Nam.
Vì những lý do trên, ông Hưng khuyên các bạn trẻ trong cộng đồng mạng nên cân nhắc thật kỹ trước khi tham gia các phong trào kiếm tiền trực tuyến: Liệu số tiền kiếm được có xứng đáng với thời gian, công sức bạn bỏ ra? So với việc đầu tư thời gian cho học tập, nghiên cứu và tìm kiếm việc làm, cái nào sẽ có lợi hơn?
Theo Báo Tiền Phong