1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay"

(Dân trí) - Đúng 14h30 ngày 15/8, buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Giáo dục nghề nghiệp: Học nghề trước, đại học sau” đã diễn ra với 3 khách mời: ông Lê Quân Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Thầy Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội; Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 1

Vì sao lương khởi điểm của thợ nghề không thua cử nhân? Doanh nghiệp cần người làm việc hay người có bằng cấp? Tại sao cử nhân phải giấu bằng đi làm công nhân? Kỹ năng gì cần có khi tìm việc? Chọn vào đại học hay học nghề?...

Đây là những vấn đề đang được dư luận quan tâm được bàn luận chuyên sâu tại Giao lưu trực tuyến về giáo dục nghề nghiệp, gắn kết đào tạo và việc làm. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH, Báo điện tử Dân trí thực hiện vào hồi 14h30 ngày 15/8 (thứ 4) tại trụ sở Báo điện tử Dân trí (Hà Nội).

MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ THEO DÕI VÀ ĐẶT CÂU HỎI TẠI ĐÂY


Tổng biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn (thứ hai từ phải qua) tặng hoa lưu niệm tới các khách mời của chương trình: ông Lê Quân (Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thầy giáo Phạm Xuân Khánh (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội), bà Nguyễn Phương Mai (Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam)

Tổng biên tập báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn (thứ hai từ phải qua) tặng hoa lưu niệm tới các khách mời của chương trình: ông Lê Quân (Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), thầy giáo Phạm Xuân Khánh (Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội), bà Nguyễn Phương Mai (Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam)

Mục tiêu của chương trình Giao lưu nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa của chọn ngành học, chọn nghề có thêm các thông tin đa chiều và trung thực từ “3 nhà”, gồm: Nhà quản lý, nhà đào tạo và nhà doanh nghiệp.

Trên cơ sở, bạn trẻ sẽ có những quyết định chính xác nhất, phù hợp với năng lực bản thân, sức học để chọn đúng ngành nghề theo học.

Giao lưu trực tuyến “Giáo dục nghề nghiệp: Học nghề trước, đại học sau”

Nguyễn Như Quý - Nam 47 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, tôi được biết hiện nay nhiều cơ sở đào tạo đang triển khai việc cam kết đảm bảo việc làm cho học viên khi ra trường. Vậy ở trường của ông, công tác đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra sao? Ông có thể giới thiệu qua về tỉ lệ việc làm của sinh viên trong những năm gần đây?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Những năm gần đây, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tới 96% sau 6 tháng, nhiều nghề không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp. Các sinh viên nhà trường luôn được các doanh nghiệp đánh gia cao về tinh thần ý thức, thái độ làm việc cũng như kiến thức, kỹ năng làm việc.

Bắt đầu từ năm học 2018 này, nhà trường thực hiện chính sách "Tuyển sinh là tuyển dụng". Ký hợp đồng đào tạo giữa nhà trường, gia đình và các em bảo đảm 100% sinh viên ra trường đạt chuẩn đầu ra có việc làm và có thể tự tạo việc làm với mức thu nhập từ 5 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.


Các khách mời đang trả lời câu hỏi bạn đọc

Các khách mời đang trả lời câu hỏi bạn đọc

Đỗ Văn - Nam 49 tuổi

Xin chào Thứ trưởng, tôi có con trai mới vào lớp 9. Tôi nghe nói, hàng năm có một lượng lớn học sinh lớp 9 không vào học cấp 3 và một lượng lớn học sinh cấp 3 hàng năm không đăng ký vào đại học, thi trượt đại học. Vậy cụ thể thực trạng này ra sao? Phải chăng luồng học sinh vào cấp 3 hiện đã quá thừa?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trên thế giới, tỷ lệ phân luồng vào học nghề của các quốc gia rất cao. Tại hầu hết các nước, tỷ lệ học sinh vào học nghề luôn đạt trên 50%. Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu đến 2020 sẽ có 30% học sinh vào học nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh vào học nghề những năm qua còn chiếm thấp bởi tâm lý trọng bằng cấp và nhiều nguyên nhân khác.

Tuy nhiên, thời gian qua xã hội đã có những thay đổi, việc học đi vào thực chất hơn. Học là để có đủ năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quan tâm đến lựa chọn người có năng lực phù hợp chứ không quan tâm nhiều đến bằng cấp. Kết quả tuyển sinh trung cấp trong những năm gần đây có xu hướng tăng, cụ thể năm 2016 là 290.231 học sinh, năm 2017 là 310.000 học sinh, năm 2018 ước khoảng 320.000 HS, trong đó có khoảng 85 - 90% là học sinh tốt nghiệp THCS.


Thứ trưởng Lê Quân đang trả lời bạn đọc

Thứ trưởng Lê Quân đang trả lời bạn đọc

Trong một thời gian dài, chúng ta chạy theo khoa cử, chuộng bằng cấp. Dẫn đến hệ thống giáo dục thực hiện phân luồng và định hướng người học không đúng với yêu cầu phát triển thị trường lao động. Hệ quả là chúng ta luôn coi học nghề chỉ dành cho học sinh yếu, kém và không đỗ đạt. Chất lượng đào tạo liên thông từ học nghề lên đại học và đào tạo đại học tại chức bị coi nhẹ và thả lỏng, dẫn đến xã hội coi người tốt nghiệp đại học liên thông, tại chức kém hơn người tốt nghiệp đại học chính quy.

Thời gian tới, chúng ta phải phá bỏ lối tư duy này. Chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường bản thân, với hoàn cảnh kinh tế gia đình trong từng giai đoạn chứ không phải chỉ vì không thi đỗ THPT hoặc đỗ đại học. Ngay tại Đức và Nhật Bản, rất nhiều nhà quản lý doanh nghiệp, giáo sư đại học luôn tự hào vì đi lên từ học nghề. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn cho rằng người đi lên từ học nghề được đánh giá cao bởi ý thức kỷ luật, không ngại khó ngại khổ, có chí hướng, cầu thị và ham học hỏi.

Hiện nay, hệ thống giáo dục của chúng ta đã mở ra nhiều cánh cửa cho các em vào học nghề. Cụ thể:

- Hết lớp 9, các em vào học nghề theo các chương trình trung cấp, cao đẳng, kết hợp với học văn hóa. Như vậy, ở tuổi 18 các em hoàn toàn đủ năng lực để tham gia thị trường lao động có chuyên môn kỹ thuật. Các em được miễn học phí học trung cấp nghề. Các em tiết kiệm được từ hai đến ba năm so với bạn bè vào học THPT. Tại bất kỳ thời gian nào, các em hoàn toàn có thể học tiếp đại học liên thông với thời gian từ 1.5 đến 2 năm. Cơ hội thành công sẽ rất cao với các em học sinh có năng lực. Tại Nhật Bản, hệ thống 51 trường cao đẳng công nghệ thuộc hệ thống Kosen tiếp nhận những em học sinh khá giỏi hết lớp 9 vào học hệ cao đẳng thực hành 5 năm. Các em này khi ra trường cơ hội việc làm rất tốt và có thu nhập cao.

Thứ trưởng Lê Quân nhận định về chương trình Giao lưu

- Hết lớp 12, các em vào học trung cấp với thời gian từ 1 đến 1,5 năm hoặc học cao đẳng với thời gian từ 2 đến 3 năm. Học phí các trường nghề thấp, thời gian thực hành thường chiếm trên 50%, học đi đôi với hành. Cơ hội việc làm đúng ngành nghề thường đạt trên 80%. Rất nhiều trường cam kết việc làm với mức thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng cho người học.

Thực tế hiện nay, các trường nghề không đủ sinh viên để giới thiệu cho doanh nghiệp do đầu vào (tuyển sinh) thấp hơn rất nhiều so với đầu ra (nhu cầu tuyển dụng). Các trường nghề hiện đang chiếm ưu thế trong các lĩnh vực cung ứng nhân lực du lịch, dịch vụ, kỹ thuật, công nghệ. Doanh nghiệp rất dễ tuyển người tốt nghiệp đại học, nhưng lại gặp khó trong tuyển người có kỹ năng nghề do cung không đáp ứng được cầu.

Năm 2017 là năm đầu tiên các trường nghề tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Và năm nay, các trường nghề đã lội ngược dòng thành công. Ban đầu, nhiều người cho rằng khi đại học bỏ điểm sàn xét tuyển, các trường cao đẳng, trung cấp sẽ không tuyển sinh được. Nhưng thực tế đã cho thấy xã hội đã nhìn nhận đúng khi lựa chọn trường lớp theo nhu cầu thị trường lao động.

Đến thời điểm này, các trường nghề có kết quả tuyển sinh vượt trội so với những năm trước. Trong khi nhiều đại học còn đang gặp khó trong tuyển sinh và chỉ xét tuyển học bạ, thì các trường nghề khối công nghệ, kỹ thuật, du lịch, dịch vụ có kết quả tuyển sinh rất tốt. Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp cao vào học nghề đã trở lên phổ biến.


Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam trả lời bạn đọc.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam trả lời bạn đọc.

Lê Cẩm Tú - Nữ 21 tuổi

Thưa cô Nguyễn Phương Mai, cháu là sinh viên cao đẳng ngành kinh tế. Cháu muốn hỏi, các ngân hàng hiện có tuyển nhân sự có trình độ cao đẳng vào làm việc không ạ? Nếu có thì ở những vị trí nào và yêu cầu về kỹ năng ra sao?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Chào cháu, các ngân hàng hiện nay đều tuyển sinh viên tình độ cao đẳng, các vị trí nhiều nhất có thể kể đến như: Giao dịch viên, Nhân viên phát triển kinh doanh, Nhân viên tín dụng,...

Các vị trí trên yêu cầu có kiến thức cơ bản ngành tài chính/ngân hàng, có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng xử lý vấn đề, các công việc liên quan tới hành chánh, …là có thể đáp ứng được yêu cầu của mỗi vị trí công việc.

Ngoài ra, tùy yêu cầu công việc, mỗi ngân hàng sẽ đào tạo thêm kỹ năng hoặc kiến thức khác, theo hình thức đào tạo trên công việc hoặc có khóa đào tạo tập trung khi gia nhập công ty.

Trịnh Khánh Linh - Nữ 45 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, tôi có con trai đang đắn đo việc chọn học hệ cao đẳng và hệ đại học. Xin hỏi thầy một câu hỏi thẳng thắn, tại sao vẫn có nhiều người cho rằng con em họ chỉ khi trượt đại học mới chọn cao đẳng và trung cấp. Vậy thực tế qua công tác đào tạo của nhà trường, thầy nhận thấy năng lực của sinh viên cao đẳng ra trường với cử nhân ra sao?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Tại thời điểm này, nhiều bậc phụ huynh, các em học sinh đang băn khoăn trong việc lựa chọn đi học cao đẳng hay đi học đại học và thường chỉ chọn học cao đẳng khi không còn sự lựa chọn nào khác.

Lý do chính là do các bậc phụ huynh vẫn nặng về tâm lý bằng cấp, trình độ đào tạo, mong muốn tương lai con mình sau này sẽ thành đạt,… hoặc sợ con em mình sẽ khó khăn, vất vả… bên cạnh đó, do công tác tuyển dụng lao động hiện nay của các cơ quan Nhà nước vẫn còn ưu tiên đại học trong khi cơ chế chính sách đối với người làm nghề vẫn còn 1 số bất cập.


Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Và lý do nữa là công tác truyền thông vẫn chưa được tốt, nhiều phụ huynh chưa biết được sự bất cập về cơ cấu lao động hiện nay do tỷ lệ đào tạo đại học quá nhiều dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao (tổng số sinh viên đại học trở lên thất nghiệp (quí IV 2017) = 215.000 người) hay các sinh viên đại học giấu bằng để đi làm hoặc phải đi học lại cao đẳng.

Để so sánh năng lực của sinh viên cao đẳng ra trường với cử nhân thì theo ý kiến của doanh nghiệp sẽ khách quan nhất. Doanh nghiệp thích tuyển sinh viên cao đẳng vì các em có kỹ năng tốt hơn, ra trường vào doanh nghiệp là đã có thể tham gia sản xuất làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp, mang laị hiệu quả ngay. Đặc biệt các em có tinh thần, ý thức thái độ tốt hơn trong việc chấp hành các nội quy, quy định của doanh nghiệp, không đòi hỏi quá cao, ít khi “nhảy việc”…

Ngược lại các sinh viên đại học mới ra trường vì ít được học thực hành nên khi đi vào làm việc thường khó đáp ứng được yêu cầu và thường phải qua đào tạo lại, hay đòi hỏi cao về chế độ, về lương và các điều kiện làm việc, hay bỏ việc giữa chừng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất chung của doanh nghiệp.

Qua công tác đào tạo của nhà trường, những bạn sinh viên đỗ đại học, đã và đang vào học đại học chuyển sang học nghề ở trường nhiều em rất thành công ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Các em tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất ra sản phẩm, tham gia thi các cuộc thi tay nghề… đã đạt được nhiều giải cao và sớm thành danh, được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển thẳng với mức thu nhập cao, ổn định, cơ hội thăng tiến cao… đã có nhiều em tự khởi nghiệp thành công, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều sinh viên khoá sau!

Nguyễn Anh Tuấn - Nam 29 tuổi

Thưa chị Nguyễn Phương Mai, em rất khó xử khi vừa dự cuộc tuyển dụng lần rồi ở một công ty tại TP HCM. Nhà tuyển dụng hỏi quá sâu về lý do em nghỉ việc ở 2 công ty gần đây. Em chỉ có thể nói những lý do chung nhất và chủ yếu nhận lỗi về mình. Họ có vẻ chưa tin và nói phía công ty cũ chắc cũng có lỗi này nọ. Tuy nhiên, vì em tâm niệm không nói xấu công ty cũ nên không đả động nhiều tới điều này. Như vậy, việc em đã thực hiện như thế có đúng với tư cách ứng viên đi dự phỏng vấn không ạ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Lý do là tuyển dụng muốn tìm hiểu nguyên nhân nghỉ của các ứng viên từ các công ty trước đây. Là : họ cần xác định những nguyên nhân nào sẽ khiến ứng viên cũng sẽ nghỉ công ty của họ, đồng thời có những vấn đề gì tại công ty của họ mà ứng viên mong muốn nhưng có thệ họ không đáp ứng được.

Trong hoàn cảnh này tôi nghĩ các bạn nên trung thực chia sẻ lý do nếu đó là chính đáng, bạn không cần phải nói quá kỹ hoặc chia sẻ với những thông tin mang tính “tiêu cực”. Theo tôi, việc không phù hợp văn hóa, có định hướng công việc khác, hay muốn phát triển sự nghiệp tốt hơn,…là những lý do hoàn toàn được nhà tuyển dụng dễ hiểu và chấp nhận được.

Lan Khuê - Nữ 37 tuổi

Thưa Thứ trưởng, cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển và len lỏi vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy trong định hướng phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Bộ đã quan tâm tới việc đưa các thành quả của 4.0 vào công tác giảng dạy và qua đó giúp người học nhanh chóng tiếp cận thực tế chưa?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có rất nhiều cơ hội và không ít thách thức. Với giáo dục nghề nghiệp thì tôi cho rằng cơ hội nhiều hơn bởi mấy lý do:

Thứ nhất, các trường nghề sẽ có cơ hội gánh sứ mệnh rất lớn là đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 1.2 triệu học sinh như hiện nay, hàng chục triệu người lao động cần được đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp... là cơ hội lớn cho các trường nghề.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 7

Đề án đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà Bộ đang chủ trì nhằm giải quyết các vấn đề này. Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, gắn với các chứng chỉ nghề nghiệp sẽ quan trọng hơn đào tạo chạy theo bằng cấp.

Thứ hai, công nghệ mới giúp đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp và quản trị trường học. Kết nối vạn vật, blockchain, trí tuệ nhân tạo AI, mô phỏng, công nghệ ảo... mở ra cơ hội lớn để đổi mới. Ví dụ, ứng dụng “Chọn nghề” trên thiết bị di động mà Bộ mới ra mắt cho phép kết nối tất cả chỉ trên một thao tác thay vì những cuốn cẩm nang hàng ngàn trang.

Dự kiến 2019 Bộ sẽ đưa ứng dụng Quản lý văn bằng trên nền áp dụng block chain vào, sẽ giúp loại bỏ vai trò văn bằng giấy, tránh bằng giả, học giả bằng thật hoặc dự báo chính xác số lượng người học tốt nghiệp từng ngành nghề trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm.

Hoặc cơ sở dữ liệu ngành đi vào thực tế khoảng giữa 2019 sẽ cho phép toàn bộ công tác báo cáo, kiểm định chất lượng, thủ tục... trong quản lý nhà nước với các trường nghề được thực hiện trực tuyến. Ứng dụng công nghệ mới cho phép doanh nghiệp kết nối nhanh nhất với nhà trường trong cung ứng nhân lực...

Thứ ba, đổi mới chương trình và tổ chức hoạt động đào tạo. Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học....

Ví dụ đơn giản như ứng dụng ảo giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí nguyên liệu thực hành trong dạy nghề hàn, nghề cơ khí... Mục tiêu đến 2020, đào tạo trực tuyến sẽ phổ biến trong giáo dục nghề nghiệp. Cùng với công nghệ, các trường nghề sẽ thực sự mở.

Rất nhiều nội dung được đào tạo cho phép các em học sinh, công nhân, người lao động có thể học để tích lũy tín chỉ ngay cả khi chưa nhập học... Các khóa học trực tuyến cũng giúp giảm được rất nhiều chi phí trong bồi dưỡng giảng viên.

Với người học, cuối năm 2017, Bộ đã ban hành danh mục các ngành nghề trọng điểm được ưu tiên đầu tư, trong đó, tập trung vào các nhóm ngành đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 như: CNTT, Công nghệ sinh học, Nông nghiệp công nghệ cao, Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Logistic, Tự động hóa...

Trần Hoàng Quân - Nam 18 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, xin thầy cho biết các chuyên ngành đào tạo của nhà trường? trường có chi nhánh tuyển sinh ở tỉnh nào ngoài Hà Nội? Việc đăng ký học của trường theo thủ tục gì?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Năm học 2018-2019, nhà trường đào tạo 30 nghề thuộc các chuyên ngành Cơ khí, Hàn, Ô tô, Điện, Điện tử, CNTT, Kinh tế kế toán, Làm đẹp. cũng bắt đầu tự năm nay, nhà trường bắt đầu tổ chức tuyển sinh và đào tạo tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật hệ Cao đẳng. Các em quan tâm có thể truy cập vào website http://hht.edu.vn để tìm hiểu thông tin chi tiết.

Đến thời điểm hiện tại, trường chưa có chi nhánh tuyển sinh ở tỉnh nào ngoài Hà Nội. theo kế hoạch, từ năm 2018 này sẽ mở 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Các thủ tục đăng ký học tại trường đơn giản và rất thuận lợi. Nhà trường tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển học bạ hoặc kết quả TN THPT (Đối với hệ Cao đẳng) và TN THCS (Đối với hệ Trung cấp)

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 8

Để đăng ký vào học Các bạn có thể lựa chọn các hình thức sau:

Cách 1: Đến trực tiếp phòng Trung tâm tuyển sinh và giải quyết việc làm của trường để được hướng dẫn chi tiết cách làm các thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ xét tuyển (nhận hồ sơ miễn phí, đăng ký và nhận giấy mời nhập học và sau đó nộp hồ sơ nhập học)

Cách 2: Nếu bạn ở ở xa thì đăng ký trực tuyến: Vào Link sau:

http://hht.edu.vn/vi/dang-ky-tuyen-sinh.html . Sau khi xét tuyển, nhà trường sẽ gửi giấy báo trúng tuyển về cho các em đủ điệu kiện nhập học.

Nguyễn Thị Lan - Nữ 46 tuổi

Thưa chị Nguyễn Phương Mai, cháu nhà tôi mới tốt nghiệp kế toán hệ trung cấp và đang đi tìm việc. Cháu có học lực khá, tiếng Anh và vi tính cũng ở mức khá. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của cháu là sự rụt rè, thiếu tự tin khi dự phỏng vấn. Đây là điều khiến cháu bị loại ở 2 cuộc dự tuyển trước. Vậy, xin chị có thể đưa ra lợi khuyên giúp cháu có thê tự tin hơn khi ứng tuyển, xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Chào chị, các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc phỏng vấn và thiếu tự tin là điều rất thường gặp và dễ hiểu.

Để giúp các em cảm thấy tự tin hơn, có một số phương mà các em có thể áp dụng từ rất sớm: tham gia các hoạt động ở trường lớp, xung phong đảm nhiệm thuyết trình trước lớp để làm quên với cảm giác phát biểu và nói chuyện trước đám đông.

Riêng đối với chuẩn bị cho vòng phỏng vấn, tuyển dụng, các bạn cần luyện tập kỹ năng trả lời phỏng vấn thật nhiều trước khi gặp nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, có những thông tin mà nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi, các em cần tìm hiểu và chuẩn bị sẵn cho mình những thông tin để trả lời: Giới thiệu về bản thân; Điểm yếu và điểm mạnh của bản thân; Lý do bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này; Định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai; Chia sẻ những thành tích tại công việc cũ hoặc tại trường; Bạn biết gì về công ty của chúng tôi.

Những thông tin chia sẻ cần mạch lạc và tốt nhất nếu như có những sự dẫn chứng cụ thể để thuyết phục nhà tuyển dụng. Mô hình phỏng vấn STAR hiện được rất nhiều nhà tuyển dụng áp dụng khi khai thác thông tin từ ứng viên là: Tình huống (Situation) – Nhiệm vụ cụ thể (Tasks) – Hành động (Action) – Kết quả (Result)

Phỏng vấn là quá trình tìm hiểu giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, ngoài kiến thức và kỹ năng có rất nhiều yếu tố khiến nhà tuyển dụng quyết đinh sẽ nhận ứng viên đó hay không, có thể là do mức độ phù hợp văn hóa, mức dộ phù hợp công việc hoặc với đội nhóm chưa đủ.

Tôi nghĩ, phía gia đình cũng cần động viên các em không nên nản khi phỏng vấn vài lần nhưng chưa trúng tuyển vì đây là chuyện rất bình thường, không đậu phỏng vấn không có nghĩa là bản thân yếu kém.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 9

Thu Hà - Nữ 22 tuổi

Thưa chị Nguyễn Phương Mai, em là sinh viên ngành kinh tế năm cuối. Em đang rất quan tâm tới việc tiếp cận việc làm ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vậy theo chị, ngoài chuyên môn ở trường, em cần chuẩn bị gì cho hành trang của mình khi đi tìm việc, em cảm ơn chị?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Theo tôi quan sát, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có những yêu cầu thường cao hơn và có những điểm khác biệt so với công ty trong nước. Nếu bạn muốn thành công khi ứng tuyển vào công ty này cần chuẩn bị những hành trang sau: trau dồi khả năng tiếng Anh tốt bao gồm cả nghe, nói, đọc, viết. Kiến thức nền tảng về chuyên môn cũng là một yếu tố quan trọng giúp các bạn có thể thành công ở công ty nước ngoài.

Tuy nhiên những công ty đa quốc gia khi tuyển dụng thường coi trọng yếu tố liên quan tới thái độ và kỹ năng mềm. Thái độ chín chắn, nghiêm túc trong công việc, khả năng làm việc nhóm đồng thời có thể làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề - đây chính là nhưng yếu tố quan trọng nhất là các công ty nước ngoài cân nhắc khi đưa ra quyết định tuyển dụng.

Nông Đình Toán - Nam 43 tuổi

Thưa thứ trưởng, tôi là một giáo viên dạy nghề làm việc ở một tỉnh miền núi phía bắc. Thời gian qua, tôi có nghe nói Bộ đang thực hiện việc quy hoạch lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Vậy xin ông có thể cho biết ngắn gọn về chủ trương sáp nhập, xoá bỏ các trường cao đẳng, trung cấp nghề ra sao? Trong chủ trương này, liệu có thể gây nên tình trạng một số giáo viên thất nghiệp?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Hiện nay giáo dục nghề nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Nhiều trường nghề hoạt động hiệu quả và có chất lượng. Trên bình diện chung toàn quốc, quy mô đào tạo nghề tăng cao, mức độ hài lòng của người học và của doanh nghiệp được cải thiện.

Tuy vậy, dạy nghề có cơ hội phát triển khi gắn với cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó, nếu như các trường nghề ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch dịch vụ, các khu kinh tế, khu công nghiệp đang khởi sắc, thì các trường nghề tại các địa bàn kinh tế tư nhân chậm triển vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Trên tổng số 63 tỉnh thành, còn khoảng hơn chục địa phương có giáo dục nghề nghiệp vẫn còn khó khăn, tập trung chủ yếu tại miền núi phía bắc, một vài tỉnh miền trung, tây nguyên.

Về chủ trương sáp nhập, giải thể các trường cao đẳng, trung cấp, Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành TW, Nghị quyết số 08 của Chính phủ đã đưa ra các định hướng cơ bản. Việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động nhằm giảm đầu mối, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục chồng chéo, dàn trải, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển có hiệu quả sau sắp xếp.

Bên cạnh sắp xếp các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các trường tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 10

Với các trung tâm cấp huyện, sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thành một trung tâm. Tại nhiều huyện nơi nhu cầu học nghề thấp hoặc gần các trường cao đẳng, trung cấp thì không cần tổ chức trung tâm dạy nghề cấp huyện. Tiến tới, các trung tâm cấp huyện trở thành vệ tinh cho các trường cao đẳng, trung cấp.

Với các trường cao đẳng, trung cấp, chúng ta mạnh dạn giải thể, sáp nhập các trường hoạt động kém hiệu quả, không tuyển sinh được. Tuy nhiên, việc sắp xếp lại là nhằm mục đích có được các trường nghề mạnh, có chất lượng, chứ không phải chạy theo thành tích cắt giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp.

Tại các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, số lượng trường cần được duy trì đủ lớn, đủ quy mô đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nhà nước sẽ lựa chọn ưu tiên đầu tư một số trường trọng điểm. Những trường có khả năng tự chủ thì được tạo cơ chế đẩy nhanh tự chủ thay vì sáp nhập.

Việc gom các trường một cách hành chính mà không đi liền với tái cấu trúc, cắt giảm nhân sự thì có nguy cơ cao tạo xung đột và làm cản trở sự phát triển của các trường. Trường nghề không nhất thiết phải quy mô lớn, mà cần sự linh hoạt và năng động để cung cứng nhân lực cho doanh nghiệp.

Ngược lại, tại các địa phương khó khăn, nhu cầu nhân lực trong trung hạn trên địa bàn chưa nhiều, thì việc duy trì nhiều trường cao đẳng, trung cấp sẽ tạo áp lực cho ngân sách nhà nước, dẫn đến đầu tư dàn trải. Việc sáp nhập, giải thể các trường là cần thiết.

Quá trình sắp xếp lại sẽ dẫn đến dôi dư nhân lực, tình trạng thừa thiếu cục bộ. Trong ngắn hạn tình trạng thừa nhiều hơn thiếu. Do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có đề án tái cấu trúc nguồn nhân lực để triển khai đồng bộ công tác tuyển dụng, chấm dứt hợp đồng lao động, đào tạo lại...

Vũ Hồng Hạnh - Nữ 40 tuổi

Chúng ta vẫn khuyến khích học nghề nhằm giúp người lao động có thêm hành trang nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một thức tế là không ít doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp FDI chỉ muốn tuyển lao động phổ thông rồi tự đào tạo theo cách của họ. Vậy phải chăng vẫn có "khoảng trống" giữa đào tạo và thực tế?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Song, điều đáng nói ở đây là việc thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động không qua đào tạo, có giá nhân công thấp.

Trong kinh tế thị trường, chúng ta khó có thể bắt doanh nghiệp phải tuyển lao động qua đào tạo nếu doanh nghiệp không có nhu cầu. Chính phủ đã đánh giá thực trạng này, và đang có giải pháp. Một mặt, bên cạnh thu hút các nhà đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chúng ta vẫn cần thu hút FDI vào một số khu vực để tạo việc làm, giảm thất nghiệp.

Mặt khác, chúng ta đang xây dựng các chính sách gắn với đào tạo lại người lao động trong trung và dài hạn. Hiện đề án đào tạo lại cho công nhân trước những cơ hội và thách thức đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được Bộ LĐTB&XH xây dựng.

Nhà nước cần có chính sách với hàng triệu lao động không qua đào tạo khi bước vào tuổi trung niên. Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới trong đào tạo sẽ giúp chúng ta giải quyết được bài toán này.

Năm nay, chúng ta có 237 ngàn học sinh tốt nghiệp THPT nhưng không đăng ký xét tuyển đại học. Trong số này có rất nhiều em sẽ đi làm công nhân hoặc đảm nhận những công việc không qua đào tạo.

Đây là sự lãng phí của xã hội. Nếu như các em rẽ sang học nghề từ sau lớp 9, trong các công việc sau này các em không dễ bị sa thải, hoặc nếu bị sa thải thì cũng dễ dàng chuyển đổi sang công việc khác. Vì vậy học tập để có nghề nghiệp ổn định là rất cần thiết.

Về phía Bộ, một mặt chúng tôi đang đẩy nhanh xây dựng danh mục ngành nghề mà doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần tăng NSLĐ; mặt nữa chúng tôi đẩy mạnh truyền thông và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để thu hút các em vào học nghề, lên kế hoạch để đào tạo lại nguồn nhân lực.

Hoàng Vinh - Nam 42 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, tôi muốn hỏi về việc gắn kết đào tạo với việc làm. Hiện nay, chuyên ngành nào của hệ cao đẳng nói chung đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, cụ thể ra sao?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Việc gắn kết đào tạo với việc làm là sự quan tâm không chỉ các bậc phụ huynh, các em sinh viên mà là của toàn xã hội. Nhìn chung 32 ngành nghề trường đang đào tạo được các Doanh nghiệp, xã hội quan tâm. Trong đó nhiều ngành thuộc khoa Cơ khí, Điện điện tử, Chăm sóc sắc đẹp, Công nghệ Ô tô được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Sinh viên tốt nghiệp các ngành này không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 11

Hiện tại, nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với trên 400 doanh nghiệp để vừa kết hợp đào tạo, sử dụng sinh viên thực tập trong quá trình sản xuất, tiếp nhận sinh viên sau khi ra trường. Chính vì vậy, sinh viên trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội khi ra trường có tỉ lệ việc làm cao và luôn được các doanh nghiệp đánh giá tốt.

David Tuấn - Nam 48 tuổi

Thưa Thứ trưởng, tôi là một chủ nhà hàng ở Hà Nội, đợt rồi, tôi có tuyển 2 vào làm việc. Một người trình độ cao đẳng du lịch và một bạn trình độ đại học ngành kế toán. Mức lương khởi điểm tương đương nhau, khoảng 6-6,5 triệu đồng/tháng. Nhiều người hỏi, tại sao trả lương ngang nhau cho 2 nhân sự có trình độ khác nhau? Tôi cho rằng điều này còn do nhu cầu của cửa hàng và mức giá trên thị trường lao động. Vậy, thứ trưởng có đồng ý với tôi về điều này?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Nguyên tắc trả lương phổ biến là 3P.

P1 là theo vị trí công việc, tức là làm việc gì trả lương đó. Rất nhiều yếu tố chi phối như mức lương như trình độ đào tạo, mức độ phức tạp, mức độ sáng tạo, mức độ trách nhiệm, mức độ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, mức độ nặng nhọc, điều kiện làm việc... . Bằng cấp chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20% khi xác định giá trị công việc để định lương.

Ví dụ, việc trả lương giáo viên mầm non hệ số 1.86 vì có bằng trung cấp so với giáo viên THPT có bằng đại học khởi điểm 2.34 là chưa hợp lý; bởi đặc thù giáo viên mầm non đòi hỏi nhiều kỹ năng, cường độ làm việc, trách nhiệm, nặng nhọc khác nhau.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 12

P2 là theo năng lực cá nhân. Cùng công việc nhưng năng lực khác nhau thì lương khác nhau. Mỗi cá nhân có lộ trình để phát triển năng lực gắn với tăng lương chứ không phải cứ ba năm một bậc lương như chúng ta vẫn làm.

P3 là theo thành tích và mức độ hoàn thành công việc. Mức độ hoàn thành công việc cao hơn thì mức lương cao hơn.

Do đó, tôi hoàn toàn đồng ý với anh; và cũng hy vọng anh sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc 3P trên vào xây dựng thang bảng lương của nhà hàng.

Qua ví dụ của anh, có thực tế đáng buồn là tại các nhà hàng, nhân viên có kỹ năng nghiệp vụ khách sạn nhà hàng sẽ có mức lương cao hơn nhiều so với rất nhiều nhân viên chạy bàn là sinh viên tốt nghiệp đại học chấp nhận làm tạm thời do chưa có việc phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo.

Nguyễn Tùng - Nam 22 tuổi

Thưa chị Nguyễn Phương Mai, em sắp tốt nghiệp hệ cao đẳng ở Hà Nội. Nhóm bạn cũng lớn chúng em thường chia sẻ với nhau về nguyện vọng tìm việc. Nhiều bạn xác định tiêu chí phải làm ở công ty có lương cao, điều kiện tốt. Nhưng theo em thì trình độ của mình mới ra trường, cứ làm công việc vừa vừa sức, lương không cần cao. Theo chị, điều này có đúng không ạ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Mong muốn được làm việc ở môi trường tốt, có mức thu nhập cao là nguyện vọng của rất nhiều bạn trẻ, điều này là không sai. Tuy nhiên, để đạt được một vị trí tốt, mức lương cao là cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm sống và làm việc chứ không phải có thể đạt được ngay khi vừa ra trường.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 13

Theo tôi, các bạn trẻ nên xác định rõ lộ trình phát triển sự nghiệp của mình, trong đó khoảng thời gian 1 – 3 năm đầu là thời gian đi làm, học hỏi để tích lũy kinh nhiệm, khi cảm thấy bản thân đã đủ tự tin và kinh nghiệm thì hãy suy nghĩ đến việc thăng tiến lên vị trí cao hơn và một mức lương tốt hơn.

Đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp và chọn công ty đầu tiên để làm việc, tôi khuyên các bạn nên chọn những cơ hội phù hợp với năng lực của mình và chọn những công ty cho mình những cơ hội làm việc và đào tạo bài bản. Vì trong năm năm đầu tiên trong cuộc đời đi làm là thời gian quan trọng nhất, mang tính quyết định sau này mình có thành công hay không.

Trần Tuấn Dũng - Nam 25 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, tôi là một cử nhân ngành xã hội, hiện mới ra trường được mấy năm nhưng làm công việc không thích hợp. Vậy tôi đăng ký dự thi vào trường có được ưu tiên gì không? Sở trường của tôi là ngành xã hội, vậy sẽ phù hợp với chuyên ngành nào?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Những năm qua, nhà trường đã nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học vào trường học nghề và ra trường đều có việc làm tốt.

Khi em đến trường làm thủ tục nhập học, sẽ được nhà trường xem xét, đánh giá và công nhận những môn học, những kiến thức mà các em đã được học nếu đạt yêu cầu. Nhà trường sẽ bố trí cho em vào lớp học phù hợp, không phải học lại từ đầu; em chỉ phải đóng học phí phần còn lại em phải học.

Đối với ngành xã hội, bạn nên học các nghề như quan hệ công chúng, làm đẹp – nghề rất "hot" hiện nay, hoặc các nghề về quản trị kinh doanh, thương mại điện tử. Nếu bạn học các ngoại ngữ tiếng Hàn, Tiếng Nhật, tiếng Anh cũng là sự lựa chọn tốt bởi trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhu cầu về ngôn ngữ ngày càng cao, cơ hội việc làm ngày càng nhiều.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 14

Trương Mai Anh - Nữ 21 tuổi

Chào chị Mai, em vừa mới tốt nghiệp hệ cao đẳng và muốn xin việc trong lĩnh vực chứng khoán. Nhưng em lại tốt nghiệp một trường khối kỹ thuật. không liên quan đến kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng. Em xin hỏi chị, em cần phải bổ sung thêm kĩ năng gì để đạt tiêu chuẩn xin việc trong ngành này ạ, em cảm ơn chị?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Chào em, hiện nay ngoài các trường đào tạo chính quy thì cũng có những khóa học ngắn hạn đào tạo về đầu tư chứng khoán, em có thể tham gia theo học những lớp này để có kiến thức nền tảng cũng như cân nhắc liệu bản thân có phù hợp và muốn gắn bó hay không?

Phụ thuộc vào tùy từng vị trí tại công ty chứng khoán, họ sẽ đòi hỏi mức độ kiến thức và kỹ năng ứng viên khác nhau. Nếu muốn trở thành một môi giới chứng khoán, bạn cần có một tố chất của người làm phát triển kinh doanh tìm kiếm những cơ hội hợp tác mới và đồng thời đóng vai trò là người tư vấn viên, ngoài kiến thức chuyên môn về chứng khoán, bạn cũng cần phải có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng về tư vấn và thuyết phục, trên hết là khả năng phân tích thị trường và doanh nghiệp,…

Nghề môi giới chứng khoán nói riêng và nghề làm dịch vụ tư vấn nói chung, đam mê với nghề là một điều cần thiết, vì bất cứ ai mới vào nghề cũng trải qua những khó khăn nhất định để trở nên “giàu” kinh nghiệm hơn. Nếu không đủ sự kiên nhẫn và đam mê thì bạn cũng khó có thể gắn bó với nghề này.

Trần Văn Tuyên - Nam 30 tuổi

Chào Thầy Phạm Xuân Khánh, thực tế, nhiều bạn trẻ không lựa chọn học nghề để theo đuổi bằng được “cánh cửa” đại học vì mong muốn của phụ huynh, truyền thông, hướng nghiệp có thể thay đổi “định kiến” với việc học nghề. Vậy trường nghề đã làm gì để thu hút người học?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Để thu hút người học, điều quan trọng nhất chính là việc làm. Nhiều trường đã cam kết ra trường có việc làm 100%, với thu nhập cao hấp dẫn, nếu không sẽ trả lại học phí hoặc đào tạo lại. Chủ động đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, liên kết với doanh nghiệp, thay đổi mô hình quản lý… nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo để gắn kết được nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ,…

Bên cạnh đó, các trường nghiên cứu mở nhiều ngành nghề mới có nhu cầu sử dụng lao động cao, có nhiều cơ hội đi du học, xuất khẩu lao động…

Bùi Hoàng Nam - Nam 23 tuổi

Chào chị Phương Mai, em mới ra trường đại học được 1 năm, làm nhiều việc để kiếm sống nhưng thấy không thoả mãn. Nay em muốn đăng ký đi học một nghề để dễ kiếm việc hơn. Chị thấy điều này có nên hay không?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Các bạn trẻ mới ra trường thường hay gặp phải tình trạng trên do còn thiếu định hướng nghề nghiệp, đây cũng là một điều không quá khó kiểu trong trường hợp của em. Tôi chưa rõ em đang theo học ngành gì và lý do khiến em cảm thấy không hài lòng với ngành nghề hiện tại là gì nên khó có thể tư vấn kỹ hơn.

Tuy nhiên, trước khi bạn quyết định chuyển sang bất cứ ngành nghề nào, cần xác định trước mục tiêu mà bản thân mình muốn đạt được khi đi làm là gì, khả năng bạn có thể làm tốt việc gì, và công việc thế nào khiến bạn muốn gắn bó lâu dài. Tôi không khuyến khích các bạn trẻ thay đổi nhiều công việc để xem mình thích hợp với nghề nào, vì sẽ lãng phí rất nhiều thời gian.

Một nguy cơ trong tương lai nếu chuyển việc thường xuyên sẽ là việc bạn sẽ bị bỏ lỡ cơ hội công việc ở những vị trí quản lý, vì đa phần những khách hàng yêu cầu Navigos hỗ trợ tuyển dụng vị trí cấp quản lý đều yêu cầu chúng tôi bỏ qua những hồ sơ có độ chuyển việc quá thường xuyên.

Như vậy các bạn hãy có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và bắt đầu tích lũy kinh nghiệm cho một nghề ngay từ bây giờ. Để tìm hiểu kỹ về công việc nào đó, bạn có thể hỏi những người thân quen đang làm trong nghề để hiểu hơn, tìm kiếm các thông tin chính thông trên mạng internet, hoặc xin ý kiến của các nhà tư vấn tuyển dụng trong các buổi hội thảo nghề nghiệp.

Lê Na - Nữ 41 tuổi

Thưa Thứ trưởng, giả sử ông đã có một người con sắp tốt nghiệp cấp 3 và đang băn khoăn lựa chọn tham gia hệ thống học nghề hoặc đăng ký học đại học. Vậy ông sẽ khuyên cháu ra sao?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tôi đã đi làm công nhân một năm trước khi học đại học nên tôi hiểu. Quyết định học nghề, học đại học, hay đi làm ngay để có thu nhập hoàn toàn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Quan trọng nhất là cần xác định được mục tiêu, lộ trình và các điều kiện để thực hiện mục tiêu.

Nếu cháu muốn học đại học, đủ điểm để vào đại học có chất lượng, gia đình đủ tài chính để trang trải, thì câu trả lời dễ dàng là cháu nên vào học đại học. Nhiều người nói với tôi là cần định hướng là đại học chứ không phải là ”học đại”.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 15

Xã hội hiện nay đã không coi đỗ đại học là chỉ số đánh giá thành công của giáo dục phổ thông; bởi hiện nay nhiều khi trượt đại học khó hơn đỗ. Xã hội tiến tới bình đẳng và không có khác biệt nhiều giữa học đại học ngay hay học nghề trước học liên thông đại học sau. Có hai yếu tố quan trọng trong lựa chọn:

Thứ nhất, nghề nghiệp nào phù hợp với năng lực và sở trường của các em. Năng lực sở trường đôi khi không đồng nhất với học lực. Thực tế, rất nhiều sinh viên học khối ngành kinh tế, xã hội ra trường thất nghiệp bởi các em không đủ kỹ năng, năng lực đáp ứng yêu cầu của nghề. Có những em tốt nghiệp đại học rồi mà vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp, thuyết phục người khác thì rất khó có việc làm phù hợp ngành nghề.

Lựa chọn sai nghề, dễ dẫn đến chán học hoặc học để có tấm bằng, hoặc không hình dung học nhưng ra trường sẽ làm công việc cụ thể gì là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Các trường nghề có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề rất cao. Ngược lại, nhiều trường đại học công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm cao nhưng không công bố việc làm đó có gắn với kiến thức, kỹ năng mà các em đã học ở trường suốt 4 năm không.

Thứ hai, hoàn cảnh kinh tế và gia đình. Học nghề có học phí thấp, có điều kiện sớm có thu nhập, các trường nghề thường gần nhà... Nhiều chương trình đào tạo nghề gắn với việc làm ở nước ngoài có thu nhập hấp dẫn; nhiều trường nghề cam kết việc làm cho người học. Trong khi đó, cơ chế tự chủ đại học, học phí các chương trình đào tạo có chất lượng, có cơ hội việc làm đã tăng ở mức khá cao.

Hàn Quốc đã thành công trong chiến dịch truyền thông ”việc làm trước, đại học sau” để giúp đẩy mạnh phân luồng. Tôi cho rằng khẩu hiệu này rất đúng với Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Lê Trọng Tình - Nam 36 tuổi

Thưa thứ trưởng, hiện nay các trường đại học đang thông báo điểm tuyển sinh rất thấp, có nơi chỉ dưới 15 điểm cho 3 môn. Điều này sẽ gây khó gì cho công tác tuyển sinh của hệ thống giáo dục nghề nghiệp?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Lo lắng này được nhiều người đặt ra cách đây một năm. Nhiều trường cao đẳng, trung cấp lo lắng sẽ không tuyển sinh được. Tuy nhiên, đến nay nhiều ý kiến cho rằng các trường nghề đã lội ngược dòng. Rất nhiều trường nghề đã tuyển sinh đạt chỉ tiêu.

Ngay từ 2017, nhận thức được vấn đề này, Bộ đã chỉ đạo nhanh chóng tách tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp ra khỏi tuyển sinh đại học. Tuyển sinh học nghề là tuyển sinh quanh năm, là tuyển sinh gắn với tuyển dụng và việc làm.

Bên cạnh tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp TPTH, tuyển sinh học nghề nhắm vào hai đối tượng quan trọng khác gồm học sinh hết lớp 9 và người đang đi làm. Tháng 5 và tháng 6 tập trung tuyển sinh hệ trung cấp với các em hết lớp 9. Hiện nay tập trung tuyển sinh từ các em hết TPTH. Bộ đã cho ra mắt ứng dụng ”Chọn nghề” cho phép người học tìm hiểu thông tin về nghề, lộ trình học tập, chọn trường và đăng ký trực tuyến.

Các trường nghề đẩy mạnh truyền thông và tiếp cận học sinh, phụ huynh để tư vấn. Báo chí giúp chúng tôi đẩy mạnh truyền thông. Cho đến nay có thể nói tuyển sinh của giáo dục nghề nghiệp liên quan rất ít đến kỳ thi tốt nghiệp quốc gia và điểm sàn xét tuyển đại học. Các trường nghề sắp tới sẽ có nhiều lợi thế hơn các trường đại học trong tuyển sinh.

Dựa vào chất lượng, thực học, thực hành, thực nghiệp, giáo dục nghề nghiệp sẽ thu hút được người học. Bộ cũng sẽ kiên quyết xử lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không nghiêm túc và không thực hiện cam kết với người học, với doanh nghiệp và với xã hội.

Huy Nam - Nam 49 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, con gái tôi muốn học cao đẳng ngành chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên tôi chưa hiểu rõ ngành này là gì, nghe thấy cứ ngài ngại. Xin thầy có thể giới thiệu cụ thể về ngành học và cơ hội việc làm của ngành này ra sao?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Các nghề chăm sóc sắc đẹp – nghề rất "hot" hiện nay của trường. Đây là nghề mà cả xã hội quan tâm. Hàng năm, nhà trường đào tạo không đủ cung cấp cho thị trường.

Có thể anh, chị chưa hình dung được nghề làm đẹp là làm gì, tôi xin mô tả về 4 nghề về làm đẹp mà nhà trường đang tổ chức đào tạo. Đó là:

1. Chăm sóc sắc đẹp (theo chương trình của Hàn Quốc)

Các em sẽ được học các kỹ năng về chăm sóc da, chăm sóc body, điều trị da về nám, về mụn, về massage bấm huyệt, sử dụng các máy công nghệ cao và về các kỹ năng quản lý spa. Các em sẽ làm quản lý tại các spa, kỹ thuật viên và trở thành giảng viên giảng dạy nghề làm đẹp.

2. Kỹ thuật chăm sóc tóc (Thiết kế các kiểu tóc)

Sinh viên học xong sẽ thực hiện được các công việc cắt, chăm sóc tóc, gội đầu, masage đầu, thiết kế tạo mẫu tóc và trình diễn sân khấu.

3. Vẽ móng nghệ thuật (Nail)

Sinh viên sẽ thực hiện các kỹ thuật vẽ móng như vẽ móng bột đắp hoa nổi, vẽ móng trang trí và liên tục được cập nhật các công nghệ sản phẩm mới.

4. Trang điểm thẩm mỹ

Sinh viên được học từ cơ bản như trang điểm cá nhân, trang điểm cô dâu, trang điểm dạ tiệc trang điếm hóa trang, trình diễn sân khấu.

Các nghề này 100% sinh viên ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao. Hầu hết các em đều vừa đi học vừa đi làm và tự trang trải được toàn bộ chi phí đào tạo cũng như đi lại, ăn, ở…

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 16

Đoàn Trọng Trinh - Nam 33 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, một trong những điểm khác biệt giữa hệ cao đẳng khác hệ đại học là thời gian thực hành. Vậy ở trường của thầy, công tác thực hành được tổ chức ra sao, việc gắn doanh nghiệp với thực hành được tổ chức như thế nào?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Dạy nghề là đi từ cái tay đến cái đầu. Sinh viên phải được thực hành nhiều mới hình thành được kỹ năng, từ kỹ năng sẽ hình thành nhận thức, tư duy. Để có điều kiện thực hành được tốt thì cần có đủ máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu cho các em thực hành. Các trường cao đẳng thuôc hệ thống Giáo dục nghề nghiệp hiện nay được đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, có thể vừa dạy học vừa có thể sản xuất sản phẩm.

Ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, chúng tôi tổ chức dạy thực hành cho các em trên 70% thời gian học. Với tiêu chí “mỗi bài học là 1 công việc, mỗi môn học là 1 sản phẩm” các em vừa học vừa nghiên cứu sản xuất vừa làm ra sản phẩm.

Đã có nhiều sản phẩm của giảng viên và sinh viên được sản xuất đưa vào phục vụ trong giảng dạy - nghiên cứu và thương mại hóa để góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng của sinh viên và tăng nguồn thu cho nhà trường

Một số nghề hiện nay chúng tôi tổ chức học thực hành tại doanh nghiệp, các em được các chuyên gia giỏi của doanh nghiệp trực tiếp giảng dạy trên các máy móc, thiết bị, công nghệ mới nhất, vừa học vừa tham gia sản xuất cho doanh nghiệp. Ra trường các em được doanh nghiệp nhận vào làm việc luôn.

Toàn Vũ Minh - Nam 32 tuổi

Thưa chị Nguyễn Phương Mai, khi dự tuyển phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương khá thấp và có ý thăm dò phản ứng của ứng viên. Vậy làm thế nào để có thể đàm phán nâng cao lương với cách tế nhị?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Đề nghị một mức lương phù hợp đồng thời cũng thể hiện việc tự đánh giá năng lực của bản thân. Vì vậy nên nếu đưa ra một mức lương quá cao hay quá thấp so với năng lực cũng là điều khiến nhà tuyển dụng phải cân nhắc.

Các bạn cần phải thuyết phục nhà tuyển dụng lý do vì sao các bạn đề xuất mức lương mong muốn của mình Tôi hiểu thu nhập là một điều quan trọng với bất cứ ai đi làm công, tuy nhiên nếu muốn có mức lương cao, các bạn hãy chứng minh được giá trị của bản thân mình đóng góp cho doanh nghiệp trước, một khi được ghi nhận thành quả thì việc tăng lương là chuyện không khó đối với công ty.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 17

Một lời khuyên cho các bạn là hãy tìm hiểu kỹ mức lương trung bình hiện tại trên thị trường cho vị trí mà mình ứng tuyển. Có rất nhiều cách ví dụ: theo dõi thông tin đăng tuyển trên trang web Vietnamworks, tham gia phỏng vấn thử để xem nhà tuyển dụng sẵn sàng đưa cho mình mức lương như thế nào, hỏi thăm bạn bè trong ngành...v.v.

Chiến Thắng - Nam 52 tuổi

Thưa Thứ trưởng, chúng ta vẫn khuyến khích học nghề nhằm giúp người lao động có thêm hành trang nghề nghiệp. Tuy nhiên có một thực tế là không ít doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp FDI chỉ muốn tuyển lao động phổ thông rồi tự đào tạo theo cách của họ. Vậy phải chăng vẫn có “khoảng trống” giữa đào tạo và thực tế?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Song, điều đáng nói ở đây là việc thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động không qua đào tạo, có giá nhân công thấp.

Trong kinh tế thị trường, chúng ta khó có thể bắt doanh nghiệp phải tuyển lao động qua đào tạo nếu doanh nghiệp không có nhu cầu. Chính phủ đã đánh giá thực trạng này, và đang có giải pháp. Một mặt, bên cạnh thu hút các nhà đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chúng ta vẫn cần thu hút FDI vào một số khu vực để tạo việc làm, giảm thất nghiệp.

Mặt khác, chúng ta đang xây dựng các chính sách gắn với đào tạo lại người lao động trong trung và dài hạn. Hiện đề án đào tạo lại cho công nhân trước những cơ hội và thách thức đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được Bộ LĐTB&XH xây dựng.

Nhà nước cần có chính sách với hàng triệu lao động không qua đào tạo khi bước vào tuổi trung niên. Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới trong đào tạo sẽ giúp chúng ta giải quyết được bài toán này.

Năm nay, chúng ta có 237 ngàn học sinh tốt nghiệp THPT nhưng không đăng ký xét tuyển đại học. Trong số này có rất nhiều em sẽ đi làm công nhân hoặc đảm nhận những công việc không qua đào tạo.

Đây là sự lãng phí của xã hội. Nếu như các em rẽ sang học nghề từ sau lớp 9, trong các công việc sau này các em không dễ bị sa thải, hoặc nếu bị sa thải thì cũng dễ dàng chuyển đổi sang công việc khác. Vì vậy học tập để có nghề nghiệp ổn định là rất cần thiết.

Về phía Bộ, một mặt chúng tôi đang đẩy nhanh xây dựng danh mục ngành nghề mà doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và góp phần tăng NSLĐ; mặt nữa chúng tôi đẩy mạnh truyền thông và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để thu hút các em vào học nghề, lên kế hoạch để đào tạo lại nguồn nhân lực.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 18

Nguyễn Văn Dũng - Nam 37 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, trước mỗi mùa tuyển sinh, việc lựa chọn ngành học nào để ra trường không bị thất nghiệp luôn là quan tâm lớn đối với học sinh và các bậc phụ huynh. Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, ông có thể gợi ý một số ngành nghề cụ thể mà các em sau khi ra trường có thể thuận lợi tìm việc làm?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới. Các công nghệ mới, các phát minh mới, kỹ thuật mới, tiến bộ mới ra đời dẫn đến hình thành những ngành nghề mới và sẽ có một số ngành nghề cũ bị thu hẹp hoặc mất đi.

Bên cạnh các Ngành điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ vật liệu là những ngành luôn luôn có nhu cầu cao thì các ngành nghề sau đây:

1. Ngành công nghệ thông tin: Với sự bùng nổ của internet như hiện nay, Công nghệ thông tin luôn luôn là lĩnh vực có nhu cầu về nguồn nhân lực cao nhất. Ngành Công nghệ Thông tin trong giai đoạn hiện nay sẽ hình thành một số nhóm nghề như: Lập trình ứng dụng Mobile; Lập trình web; Bảo mật mạng; thiết kế Đồ họa, quản trị mạng, phân tích dữ liệu, an ninh mạng.

1. Ngành marketing: Thời đại công nghệ số cùng với sự bùng nổ của internet. Mọi doanh nghiệp, công ty, đơn vị đều sử dụng internet trong các hoạt động kinh doanh. Do đó sẽ cần một lượng lớn các chuyên gia thương mại điện tử, kinh doanh online, truyền thông, tiếp thị…

2. Ngành Y tế: Sức khỏe luôn được con người quan tâm hàng đầu, nên những ngành nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe luôn được nhiều người lựa chọn. Trong tương lai cùng với sự phát triển vượt trội của y học, các nghề về y dược, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế sẽ ngày càng phát triển.

3. Ngành Chăm sóc sắc đẹp: Đời sống được tăng cao, con người sẽ ngày càng để ý đến vẻ bề ngoài nhiều hơn. Do đó, các ngành liên quan đến chăm sóc sắc đẹp như: thiết kế các kiểu tóc, chăm sóc da, trang điểm, vẽ móng nghệ thuật là những nghề có nhu cầu sử dụng lao động rất cao.

4. Ngành Ngôn ngữ (ngoại ngữ): Nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ Việt – Nhật – Anh - Trung đang rộng mở trong thời kỳ hội nhập.

5. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Với dân số trên 94 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt khoảng 7,5%, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến nhanh, an toàn. Đây là một ngành đầy tiềm năm hiện nay

6. Ngành du lịch, dịch vụ, quản lý nhà hàng khách sạn: Nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí và du lịch của con người là thiết yếu và không ngừng tăng cao do điều kiện sống và thu nhu nhập ngày càng cao, kéo theo sự bùng nổ của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành du lịch, dịch vụ, quản lý nhà hàng khách sạn ngày càng cao

7. Xuất nhập khẩu: Năm 2016 với rất nhiều các hiệp định kinh tế được kí kết như hiệp định TPP, WTO… sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với nó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài ngày càng nhiều thì nghề xuất nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng (logistics).

Phạm Viết Chiến - Nam 20 tuổi

Chào chị Phương Mai, em mới tốt nghiệp trung cấp ngành nấu ăn. Em muốn tìm việc ở một nhà hàng và làm việc ở đó khoảng 3-5 năm. Khi tích luỹ đủ vốn, em sẽ tự khởi nghiệp ở lĩnh vực nhà hàng. Chị thấy như vậy có viển vông quá không ạ, em cầm thêm những điều gì ạ?. Em cảm ơn chị.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Theo tôi, em có một định hướng rất rõ ràng trong việc phát triển sự nghiệp của mình. Theo tôi được biết, bất cứ ai học và theo làm trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn cũng như đầu bếp, họ đều phải xuất phát và trải qua từ những vị trí thấp nhất như phụ bếp hoặc phục vụ.

Chính vì vậy, em cũng chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng nhận làm những công việc có vị trí xuất phát điểm, có như vậy em mới trải nghiệm thông suốt quy trình làm việc ở mỗi khâu, cũng như cách vận hành, từ đó có những quan sát và ý tưởng cho riêng mình để khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, việc khởi nghiệp thành công không chỉ phụ thuộc vào việc bạn có “một sản phẩm” tốt, mà có phụ thuộc các yếu tố khác như việc sử dụng ngân sách thông minh, quản trị nhân sự, làm marketing và kế hoạch phát triển,… đây là những kiến thức mà một người làm kinh doanh cũng phải có. Nếu em có ý định khởi nghiệp thì cũng nên học hỏi những kiến thức này ngay từ bây giờ để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Cuối cùng đối với một doanh nhân khởi nghiệp là sự nhẫn nại và tính kiên trì vì 3 năm đầu tiên của một doanh nghiệp mới là 3 năm đầy sóng gió nhất nếu không đủ kiên định qua giai đoạn này thì có thể doanh nghiệp khởi nghiệp không thành công.

Hoàng Trung Kiên - Nam 44 tuổi

Con tôi năm nay hoc lớp 11 nên rất cần các chuyên gia tư vấn các nghề phát triển trong tương lai để định hướng cho cháu.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Hiện nay nghề tư vấn định hướng nghề nghiệp chưa phổ biến tại Việt Nam giải pháp cho các bạn trẻ và quý vị phụ huynh là tham gia tất cả những cơ hội giao lưu của các nhà tuyển dụng để tìm hiểu rõ nhu cầu phát triển yêu cầu tuyển dụng của các nghành nghề khác nhau.

Gần đây tôi thấy có những bài kiểm tra tính cách, kiểm tra năng lực hoặc kỹ thuật phân tích sinh trắc vân tay để xác định điểm mạnh điểm yếu và những loại hình nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người, nếu quý vụ phụ huynh quan tâm thì nên tìm hiểu để giúp con mình phân tích được năng lực bản thân từ sớm.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 19

Nguyễn Văn An - Nam 35 tuổi

Thưa Thứ trưởng, Tôi rất muốn con Tôi học nghề, tuy nhiên Tôi không biết học nghề gì? Ở đâu? Để sau này có việc làm? Xin Thứ trưởng cho biết những ngành, nghề có nhu cầu lao động cao?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Hiện nay, hệ thống GDNN có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp đào tạo nhiều ngành, nghề khác nhau ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trong những năm gần đây và trong thời gian tới, các ngành, nghề có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam chủ yếu trong các nhóm ngành, nghề Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; ngoại ngữ; Du lịch, khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ thẩm mỹ; Điều dưỡng - hộ sinh.

Một số ngành, nghề có thể kể ra là: Công nghệ thông tin; Marketing; Quan hệ công chúng; Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Hướng dẫn du lịch, Quản trị nhà hàng, khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, Điện tử công nghiệp, Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Cơ điện tử, Thiết kế đồ họa, Điều dưỡng, Hộ sinh, Chăm sóc sắc đẹp, Lập trình viên, Các ngành, nghề thuộc lĩnh vực hàng không (Lái máy bay, tiếp viên hàng không...).

Lựa chọn học ở đâu cũng là một vấn đề cần phụ huynh và học sinh cân nhắc kỹ lưỡng để tránh trường hợp trường quảng cáo và marketing quá cao so với năng lực thực tế. Căn cứ vào nhóm ngành, nghề xã hội có nhu cầu cao, các phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu xem trường nào đang đào tạo, các thông tin về nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, website… để quyết định lựa chọn trường.

Một số trường tiêu biểu có kết quả tuyển sinh và tình hình có việc làm tốt cho học sinh sau khi tốt nghiệp như CĐ Du lịch Hà Nội, CĐN Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Kỹ thuật công nghệ Dung Quất, CĐ Công nghệ Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Cao đẳng Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama II, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II...

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 20

Phạm Thị Hoè - Nữ 38 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, chủ đề của buổi Giao lưu này là “Học nghề trước, đại học sau”. Như vậy là học sinh có thể tham gia học hệ cao đẳng của trường và sau đó có thể học tiếp lên đại học? Xin thầy có thể nói rõ hơn điều này?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, chúng tôi luôn có nhiều cơ hội cho sinh viên lựa chọn khi ra trường như đi làm, đi du học, đi xuất khẩu và cả học liên thông lên Đại học nếu các em có nhu cầu.

Đối với các em có nguyện vọng học lên các bậc học cao hơn, nhà trường đã hợp tác với các trường đại học lớn như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thái nguyên, Đại học Bách khoa Hà Nội… để tổ chức cho các em.

Tuy nhiên, thực tế thì sau khi ra trường, hầu hết các em đều có mong muốn đi làm và chưa muốn học lên đại học. Sau một thời gian đi làm, một số em nhận thấy sự cần thiết phải học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc, các em đã trở lại học đại học nhưng số này không nhiều.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 21

Nguyễn Lan Anh - Nữ 25 tuổi

Thưa chị Phương Mai, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, nhưng sinh viên ra trường hầu hết không đáp ứng được tiêu chí này. Vậy làm sao để sinh viên ra trường đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực ra các bạn đừng hiểu lầm về kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng rất hiểu rằng sinh viên mới ra trường thì không thể có kinh nghiệm từ một công việc toàn thời gian. Điều mà chúng tôi chú ý ở đây chính là những trải nghiệm của các bạn trong cuộc sống ví dụ: khả năng xử lý những dự án có được trong trường học, những hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện các dự án về chuyên môn mà các bạn đảm nhận. Qua đó các bạn hiểu được vận dụng những kỹ năng mềm để xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.

Nếu các bạn thể hiện được với nhà tuyển dụng về năng lực xử lý công việc khả năng giao tiếp, sự linh hoạt trong những tình huống khó khăn thì đó chính là những điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu ở bạn.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 22

Văn Khoẻ - Nam 28 tuổi

Thưa Thứ trưởng, thực tế hàng năm vẫn còn nhiều học sinh cấp 2 không vào cấp 3 và học sinh cấp 3 không thi đại học hoặc trượt đại học. Vậy ngành lao động có chính sách gì để khuyến khích những bạn tham gia giáo dục nghề nghiệp?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Để thu hút học sinh hết lớp 9 vào học nghề, giải pháp duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng. Thời gian qua, Bộ đã triển khai, cho phép các trường mở rộng mô hình đào tạo 9+ dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Mô hình 9+ đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn quốc.

Theo đó, học sinh hết lớp 9 được học chương trình kéo dài từ 3 - 5 năm tùy ngành nghề để nhận bằng cao đẳng, cử nhân thực hành, kỹ sư thực hành.

Chương trình được thiết kế tổng thể đảm bảo người học từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng không phải học lại những nội dung đã học. Trong thời gian học trung cấp, học sinh được học thêm chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đảm bảo cho học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn. Thời gian đào tạo được thiết kế đảm bảo phù hợp với quy định của Luật GDNN, các điều kiện đảm bảo chất lượng và giảm tải cho người học.

- Những chính sách cho đối tượng tốt nghiệp THCS vào học trung cấp:

+ Học sinh tốt nghiệp THCS được miễn học phí khi học tiếp lên trình độ trung cấp;

+ Chính sách sử dụng, tôn vinh: người học sau tốt nghiệp được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương theo trình độ đào tạo, được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành đối với người tốt nghiệp cao đẳng;

- Để nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ LĐTBXH cũng đã chỉ đạo các trường không tổ chức đào tạo trình độ trung cấp cho học sinh đồng thời đang theo học tại các trường THPT.

Nguyễn Văn Dũng - Nam 37 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, trước mỗi mùa tuyển sinh, việc lựa chọn ngành học nào để ra trường không bị thất nghiệp luôn là quan tâm lớn đối với học sinh và các bậc phụ huynh. Trước tác động của cuộc cách mạng 4.0, ông có thể gợi ý một số ngành nghề cụ thể mà các em sau khi ra trường có thể thuận lợi tìm việc làm?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi thế giới. Các công nghệ mới, các phát minh mới, kỹ thuật mới, tiến bộ mới ra đời dẫn đến hình thành những ngành nghề mới và sẽ có một số ngành nghề cũ bị thu hẹp hoặc mất đi.

Bên cạnh các Ngành điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ vật liệu là những ngành luôn luôn có nhu cầu cao thì các ngành nghề sau đây:

1. Ngành công nghệ thông tin: Với sự bùng nổ của internet như hiện nay, Công nghệ thông tin luôn luôn là lĩnh vực có nhu cầu về nguồn nhân lực cao nhất. Ngành Công nghệ Thông tin trong giai đoạn hiện nay sẽ hình thành một số nhóm nghề như: Lập trình ứng dụng Mobile; Lập trình web; Bảo mật mạng; thiết kế Đồ họa, quản trị mạng, phân tích dữ liệu, an ninh mạng.

1. Ngành marketing: Thời đại công nghệ số cùng với sự bùng nổ của internet. Mọi doanh nghiệp, công ty, đơn vị đều sử dụng internet trong các hoạt động kinh doanh. Do đó sẽ cần một lượng lớn các chuyên gia thương mại điện tử, kinh doanh online, truyền thông, tiếp thị…

2. Ngành Y tế: Sức khỏe luôn được con người quan tâm hàng đầu, nên những ngành nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe luôn được nhiều người lựa chọn. Trong tương lai cùng với sự phát triển vượt trội của y học, các nghề về y dược, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế sẽ ngày càng phát triển.

3. Ngành Chăm sóc sắc đẹp: Đời sống được tăng cao, con người sẽ ngày càng để ý đến vẻ bề ngoài nhiều hơn. Do đó, các ngành liên quan đến chăm sóc sắc đẹp như: thiết kế các kiểu tóc, chăm sóc da, trang điểm, vẽ móng nghệ thuật là những nghề có nhu cầu sử dụng lao động rất cao.

4. Ngành Ngôn ngữ (ngoại ngữ): Nhu cầu sử dụng các ngôn ngữ Việt – Nhật – Anh - Trung đang rộng mở trong thời kỳ hội nhập.

5. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm: Với dân số trên 94 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt khoảng 7,5%, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến nhanh, an toàn. Đây là một ngành đầy tiềm năm hiện nay

6. Ngành du lịch, dịch vụ, quản lý nhà hàng khách sạn: Nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí và du lịch của con người là thiết yếu và không ngừng tăng cao do điều kiện sống và thu nhu nhập ngày càng cao, kéo theo sự bùng nổ của ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành du lịch, dịch vụ, quản lý nhà hàng khách sạn ngày càng cao

7. Xuất nhập khẩu: Năm 2016 với rất nhiều các hiệp định kinh tế được kí kết như hiệp định TPP, WTO… sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng vượt trội. Cùng với nó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất ra thị trường nước ngoài ngày càng nhiều thì nghề xuất nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng (logistics).

Hoàng Trung Kiên - Nam 44 tuổi

Con tôi năm nay học lớp 11 nên rất cần các chuyên gia tư vấn các nghề phát triển trong tương lai để định hướng cho cháu.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Hiện nay nghề tư vấn định hướng nghề nghiệp chưa phổ biến tại Việt Nam giải pháp cho các bạn trẻ và quý vị phụ huynh là tham gia tất cả những cơ hội giao lưu của các nhà tuyển dụng để tìm hiểu rõ nhu cầu phát triển yêu cầu tuyển dụng của các nghành nghề khác nhau.

Gần đây tôi thấy có những bài kiểm tra tính cách, kiểm tra năng lực hoặc kỹ thuật phân tích sinh trắc vân tay để xác định điểm mạnh điểm yếu và những loại hình nghề nghiệp phù hợp cho mỗi người, nếu quý vụ phụ huynh quan tâm thì nên tìm hiểu để giúp con mình phân tích được năng lực bản thân từ sớm.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 23

Nguyễn Văn An - Nam 35 tuổi

Thưa Thứ trưởng, Tôi rất muốn con Tôi học nghề, tuy nhiên Tôi không biết học nghề gì? Ở đâu? Để sau này có việc làm? Xin Thứ trưởng cho biết những ngành, nghề có nhu cầu lao động cao?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Học nghề gì, ở đâu để sau này có việc làm là câu hỏi đang được giới trẻ và phụ huynh rất quan tâm. Thông tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam cho chúng ta thấy rõ thực trạng không phải cứ học đại học là có được một công việc tốt, mà học đại học xong vẫn thất nghiệp là một thực trạng khá phổ biến.

Hiện nay, hệ thống GDNN có gần 2000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp cung cấp đào tạo nhiều ngành, nghề khác nhau ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trong những năm gần đây và trong thời gian tới, các ngành, nghề có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam chủ yếu trong các nhóm ngành, nghề Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; ngoại ngữ; Du lịch, khách sạn, nhà hàng; Dịch vụ thẩm mỹ; Điều dưỡng – hộ sinh.

Một số ngành, nghề có thể kể ra là: Công nghệ thông tin; Marketing; Quan hệ công chúng; Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Đức, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Hướng dẫn du lịch, Quản trị nhà hàng, khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn, Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, Điện tử công nghiệp, Hàn, Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Cơ điện tử, Thiết kế đồ họa, Điều dưỡng, Hộ sinh, Chăm sóc sắc đẹp, Lập trình viên, Các ngành, nghề thuộc lĩnh vực hàng không (Lái máy bay, tiếp viên hàng không...).

Lựa chọn học ở đâu cũng là một vấn đề cần phụ huynh và học sinh cân nhắc kỹ lưỡng để tránh trường hợp trường quảng cáo và marketing quá cao so với năng lực thực tế. Căn cứ vào nhóm ngành, nghề xã hội có nhu cầu cao, các phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu xem trường nào đang đào tạo, các thông tin về nhà trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, website… để quyết định lựa chọn trường.

Một số trường tiêu biểu có kết quả tuyển sinh và tình hình có việc làm tốt cho học sinh sau khi tốt nghiệp như CĐ Du lịch Hà Nội, CĐN Công nghệ cao Hà Nội, CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Kỹ thuật công nghệ Dung Quất, CĐ Công nghệ Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Cao đẳng Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama II, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II...

Trang Hà - Nữ 18 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, em xin hỏi hệ cao đẳng nghề học trong bao lâu ạ? Nếu trong thời gian đang học, vì việc riêng gia đình, em xin bảo lưu 1 năm rồi học lại thì chương trình có cho phép như vậy được không ạ?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Thời gian học Cao đẳng từ 2-3 năm. Trong thời gian học, nếu vì một lý do nào đó không thể theo học tiệp được cần bảo lưu 1 năm, em làm đơn xin bảo lưu gửi Phòng Quản lý đào tạo, nhà trường sẽ giải quyết cho em.

Mai Thu - Nữ 20 tuổi

Thưa bà Phương Mai, với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, xin bà cho biết các nhà tuyển dụng thường nói nhiều về những điểm yếu gì của ứng viên mới tốt nghiệp ra trường?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Sau nhiều năm làm việc cùng các nhà tuyển dụng trên thị trường, bên cạnh những lời khen về sự thông minh và tinh thần cầu tiến về các bạn trẻ Việt Nam, tôi ghi nhận vẫn còn nhiều phản ánh từ nhà tuyển dụng về những điểm cần cải thiện của sinh viên mới ra trường.

Đầu tiên về kỹ năng mềm, đáng kể đến là khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và kỹ năng xử lý vấn đề vẫn còn chưa được thể hiện tốt. Tiếp đến khả năng ngoại ngữ, mặc dù các bạn đều được học tiếng Anh từ rất sớm, nhưng số lượng ứng viên đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tiếng Anh, bao gồm cả nghe, nói, đọc, viết hiện nay vẫn chưa nhiều và đồng đều. Đơn cử như trường hợp trong hồ sơ xin việc của ứng viên có bằng cấp tiếng Anh cao cấp, nhưng khi tham gia các bài kiểm tra tại công ty thì khả năng giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh vẫn chưa đạt yêu cầu.

Mặt khác, thái độ của các cử nhân cũng là vấn đề khiến nhiều nhà tuyển dụng phải dè chừng khi tuyển dụng, một số đánh giá từ nhà tuyển dụng mà tôi thường được nghe như “tác phong chưa chuyên nghiệp, thiếu sự cầu thị và chủ động, không có sự gắn bó cao, định hướng của bản thân chưa rõ ràng,ảo tưởng sức mạnh".

Mai Ngọc Trinh - Nữ 28 tuổi

Thưa Thứ trưởng, điểm khác biệt cơ bản của hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là gì?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Nôm na dạy nghề được hiểu là tập trung vào trả lời câu hỏi Như thế nào (How) còn giáo dục đại học tập trung trả lời câu hỏi Tại sao (Why).

Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc chương trình đào tạo đáp ứng ngay các công việc doanh nghiệp đang cần, trong đó tập trung vào nhóm nhân lực nghiệp vụ kỹ thuật. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo mo đun, tín chỉ, để người học được học và thực hành từ những việc dễ đến những việc khó chứ không giống như đại học đi vào giảng dạy các nội dung từ đại cương cơ bản đến ngành, chuyên ngành.

Quá trình dạy nghề thường được cấu trúc theo mô hình song song giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, giảng dạy tại trường và thực hành tại doanh nghiệp. Thời lượng thực hành thường chiếm trên 50% tổng số thời gian đào tạo. Nhờ vậy, sinh viên ra trường thường có việc làm ngay và nhà trường dễ dàng triển khai đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tham gia sâu vào quá trình dạy nghề. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo.

Ngoài ra, học nghề tiếp cận các đối tượng người học rất đa dạng, trong đó ưu tiên tiếp nhận người học tốt nghiệp THCS thay vì tốt nghiệp THPT như đại học; dạy nghề chú trọng phát triển kỹ năng và hướng đến đào tạo lại, đào tạo cập nhật cho lực lượng lao động.

Lê Thị Thu Hà - Nữ 29 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội sẽ có những đổi mới gì trong quá trình đào tạo, đầu tư như thế nào cho cơ sở vật chất thời gian tới đây?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình, đưa các chương trình quốc tế vào đào tạo như các chương trình của Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, sắp tới là của Đức. Đổi mới cách thức tổ chức đào tạo, linh hoạt, theo hướng mở, có sự tham gia đào tạo của doanh nghiệp.

Có nhiều sự lựa chọn cho sinh viên khi ra trường: có thể đi làm (nhà trường cam kết: tuyển sinh là tuyển dụng), đi du học (Úc, Newzealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức), xuất khẩu lao động hoặc học liên thông đại học…

Về cơ sở vật chất, thường xuyên đầu tư, mua sắm trang thiết bị hiện đại, đồng bộ của các nước tiên tiến như Đức, Mỹ, Nhật Bản,… đảm bảo vừa nghiên cứu, vừa sản xuất và vừa làm ra sản phẩm. Chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý, mô phỏng… để nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 24

Nguyễn Lan Anh - Nữ 25 tuổi

Thưa chị Phương Mai, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, nhưng sinh viên ra trường hầu hết không đáp ứng được tiêu chí này. Vậy làm sao để sinh viên ra trường đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực ra các bạn đừng hiểu lầm về kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng rất hiểu rằng sinh viên mới ra trường thì không thể có kinh nghiệm từ một công việc toàn thời gian. Điều mà chúng tôi chú ý ở đây chính là những trải nghiệm của các bạn trong cuộc sống ví dụ: khả năng xử lý những dự án có được trong trường học, những hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện các dự án về chuyên môn mà các bạn đảm nhận. Qua đó các bạn hiểu được vận dụng những kỹ năng mềm để xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.

Nếu các bạn thể hiện được với nhà tuyển dụng về năng lực xử lý công việc khả năng giao tiếp, sự linh hoạt trong những tình huống khó khăn thì đó chính là những điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu ở bạn.

Ngọc Long - Nam 23 tuổi

Thưa bà Phương Mai, nhiều người luôn đề cao yếu tố kỹ năng để nhà tuyển dụng lưu tâm, tuy nhiên công tác làm hồ sơ xin việc cũng là điều quan tâm? Bạn trẻ mới ra trường thường yếu về điểm chuẩn bị hồ sơ ra sao?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Là một công ty chuyên tư vấn và tìm kiếm nhân sự, chúng tôi đã làm việc rất nhiều với các hồ sơ xin việc (CV) của ứng viên và tôi ghi nhận nhiều trường hợp các ứng viên mới ra trường thường chỉ chú trọng đến thiết kế CV mà lại quên đầu tư “chất lượng” của phần nội dung, nhiều CV dài hơn 2 trang với những thông tin thiếu trọng tâm.

Hơn nữa, việc sử dụng 1 CV để “ứng tuyển hàng loạt” ở nhiều công ty/ lĩnh vực khác nhau là một điểm còn sơ suất của các bạn, gây ấn tượng “không tốt” trong mắt nhà tuyển dụng. Do đặc thù mỗi công ty và lĩnh vực đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ năng khác nhau, các bạn cần điều chỉnh CV thật phù hợp với phần yêu cầu của mỗi nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển.

Các bạn có thể vào https://www.vietnamworks.com/wow-cv và trang web http://hrinsider.vietnamworks.com/# để tham khảo cách viết CV một cách chuẩn mực.

Mai Ngọc Trinh - Nữ 28 tuổi

Thưa Thứ trưởng, điểm khác biệt cơ bản của hệ thống đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là gì?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Nôm na dạy nghề được hiểu là tập trung vào trả lời câu hỏi Như thế nào (How) còn giáo dục đại học tập trung trả lời câu hỏi Tại sao (Why).

Giáo dục nghề nghiệp cấu trúc chương trình đào tạo đáp ứng ngay các công việc doanh nghiệp đang cần, trong đó tập trung vào nhóm nhân lực nghiệp vụ kỹ thuật. Chương trình đào tạo được cấu trúc theo mo đun, tín chỉ, để người học được học và thực hành từ những việc dễ đến những việc khó chứ không giống như đại học đi vào giảng dạy các nội dung từ đại cương cơ bản đến ngành, chuyên ngành.

Quá trình dạy nghề thường được cấu trúc theo mô hình song song giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành, giảng dạy tại trường và thực hành tại doanh nghiệp. Thời lượng thực hành thường chiếm trên 50% tổng số thời gian đào tạo. Nhờ vậy, sinh viên ra trường thường có việc làm ngay và nhà trường dễ dàng triển khai đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tham gia sâu vào quá trình dạy nghề. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp được đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo.

Ngoài ra, học nghề tiếp cận các đối tượng người học rất đa dạng, trong đó ưu tiên tiếp nhận người học tốt nghiệp THCS thay vì tốt nghiệp THPT như đại học; dạy nghề chú trọng phát triển kỹ năng và hướng đến đào tạo lại, đào tạo cập nhật cho lực lượng lao động.

"Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay" - 25

Nguyễn Lan Anh - Nữ 25 tuổi

Thưa chị Phương Mai, nhiều doanh nghiệp tuyển dụng đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, nhưng sinh viên ra trường hầu hết không đáp ứng được tiêu chí này. Vậy làm sao để sinh viên ra trường đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực ra các bạn đừng hiểu lầm về kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng rất hiểu rằng sinh viên mới ra trường thì không thể có kinh nghiệm từ một công việc toàn thời gian. Điều mà chúng tôi chú ý ở đây chính là những trải nghiệm của các bạn trong cuộc sống ví dụ: khả năng xử lý những dự án có được trong trường học, những hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện các dự án về chuyên môn mà các bạn đảm nhận. Qua đó các bạn hiểu được vận dụng những kỹ năng mềm để xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.

Nếu các bạn thể hiện được với nhà tuyển dụng về năng lực xử lý công việc khả năng giao tiếp, sự linh hoạt trong những tình huống khó khăn thì đó chính là những điều mà nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu ở bạn.

Nguyễn Dương - Nam 53 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, gia đình tôi toàn người đỗ đại học, thậm chí là một người có tới 2-3 bằng đại học. Nay cháu nhà tôi lại vừa thi trượt đại học và có nguyện vọng đi học nghề. Tôi rất băn khoăn và có phần ngại với gia đình, họ hàng. Tôi đã khuyên cháu nên ôn thêm 1 năm nữa. Tuy nhiên, cháu cứ nhất quyết đòi đi học nghề vì cho rằng sẽ tự khẳng định mình. Tôi rất bối rối, xin thầy một lời khuyên?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Cảm ơn anh đã có ý kiến chia sẻ với chương trình.

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay vẫn đang còn có tâm lý mong muốn con cái mình có bằng cấp, trình độ.

Tôi nghĩ, cháu mong muốn đi học nghề là cháu đã tìm hiểu kỹ về vấn đề học nghề, việc làm hiện nay. Tôi xin chia sẽ thêm 1 số thông tin để anh, chị quan tâm và giúp cháu quyết định:

Hiện tại, nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên của Việt Nam không nhiều (chiếm 30-40% trong lực lượng lao động) trong khi các trường Đại học hiện nay đang tuyển sinh và đào tạo với số lượng rất đông. Trong khi tổng số sinh viên đại học trở lên thất nghiệp quí IV/2017 là 215.000 người. đây là một con số rất lớn. Lý giải về vấn đề này là do cung vượt quá cầu. Khẳng định, khi mà sai lệch về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề thì cho dù có đào tạo giỏi đến mấy cũng bị thất nghiệp.

Ngoài ra do chất lượng đào tạo của một số trường cũng như sự cố quyết tâm, cố gắng của chính các em.

Trong khi đó học nghề, hầu như đào tạo đến đâu, có việc làm đến đấy, thu nhập ổn định, có nghề giỏi yên tâm cả đời, gia đình không phải lo cho công việc của các em. Nhất nghệ tinh – Nhất thân vinh!

Đối với các em có nguyện vọng học lên các bậc học cao hơn thì các em cũng hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi các em đã đi làm nghề sau đó đi học rất thuận lợi và hiệu quả. Các em chủ động được chi phí, thời gian và đặc biệt là các sẽ tự biết mình cần học gì cần cho công việc của mình!

Rất hy vọng, gia đình sẽ đồng ý với sự lựa chọn của cháu.

Lê Mạc Tiến - Nam 46 tuổi

Tôi muốn hỏi ông Lê Quân: Hiện nay doanh nghiệp cho rằng lao động qua đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của DN cả về kiến thức và kỹ năng, nhưng sự hợp tác giữa DN và nhà trường hiện còn mang tính hình thức, phong trào. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Câu hỏi của bạn đã phản ánh cơ bản đúng thực trạng hợp tác giữa trường nghề và doanh nghiệp những năm trước.

Hiện nay, đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp được coi là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Một số giải pháp đã và đang được triển khai bao gồm:

- Thứ nhất, đẩy mạnh đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp đặt hàng nhà trường tuyển sinh và đào tạo gắn với công tác tuyển dụng của mình. Nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo những kiến thức và kỹ năng cơ bản; doanh nghiệp tham gia đào tạo các nội dung thực hành. Phương thức đào tạo này cho phép doanh nghiệp không phải đào tạo lại, thuận lợi trong tuyển dụng.

Về phía nhà trường, không phải đầu tư nhiều trang thiết bị và khai thác được đội ngũ giảng viên thực tế đến từ doanh nghiệp. Nhiều trường hiện đã và đang triển khai thành công mô hình đào tạo kép này.

- Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trường nghề và các trung tâm đào tạo trực thuộc. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều đã và đang triển khai đề án thành lập và phát triển trường CĐ trực thuộc, ví dụ: Trường Vinfast đào tạo công nghệ ô tô, Trường CĐ FPT, Trường CĐ Thaco, Mường Thanh, Sungroup, Tập đoàn BIM...

Trong giai đoạn sắp tới, hợp tác trường - doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh với các ngành nghề công nghệ kỹ thuật, du lịch dịch vụ. Đây là các nghề đòi hỏi các doanh nghiệp cần hợp tác với các trường trong đào tạo thì mới tuyển dụng được nhân lực cho mình. Động lực hợp tác đến từ lợi ích của cả 2 bên.

Ngoài ra, Bộ đang chỉ đạo gắn đào tạo nghề với đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... Hàng năm, chúng ta có hơn 130 ngàn người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Thời gian tới, đào tạo nghề sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ lao động có kỹ năng đi làm việc ở nước ngoài. Các nhà trường nhận được đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế và các doanh nghiệp liên quan.

Duy Khương - Nam 19 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, em mới tốt nghiệp cấp 3 ở Thanh Hoá. Em muốn đăng ký học ngành chăm sóc tóc của trường, để sau này về quê mở cửa hàng. Tuy nhiên quan niệm của bố mẹ em vẫn cho rằng nghề làm tóc chỉ có tính thời vụ và có phần không nghiêm túc như các công việc ở nhà nước. Vậy, em phải thuyết phục bố mẹ em ra sao đây, xin thầy một lời khuyên?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về làm đẹp của xã hội ngày càng tăng, do vậy các nghề làm đẹp có nhu cầu nhân sự rất cao, đặc biệt là Nghề Thiết kế tạo mẫu tóc. Từ trẻ em đến người già ai cũng có nhu cầu chăm sóc tóc.

Do vậy, nếu em theo học nghề Thiết kế tạo mẫu tóc, nếu em chăm chỉ học tập rèn luyện tay nghề thì sau khi tốt nghiệp, em có thể mở một cửa tiệm chắc chắn em sẽ có thu nhập cao và ổn định. Ngoài ra em có thể học tập nâng cao để trở thành các nhà tạo mẫu tóc phục vụ các show trình diễn và cũng có thể trở thành Giảng viên đào tạo nghề Thiết kế tạo mẫu tóc. Nghề này có thu nhập rất cao hiện nay đấy em!

Mạnh Đạt - Nam 36 tuổi

Thưa Thứ trưởng, cơ cấu đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đại học ở những nước phát triển trong khu vực Châu Á là bao nhiêu? Hiện tỉ lệ này ở VN ra sao và đã hợp lý chưa? Tỉ lệ nào sẽ là hợp lý nhất tại VN?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Hiện nay, tỷ lệ học sinh theo học nghề tại các quốc gia phổ biến ở mức trên 50%. Hiện nay, tỷ lệ này của nước ta đạt dưới 15%, trong đó tại nhiều địa phương là dưới 10%. Cơ cấu nhân lực hiện nay của chúng ta là 1 đại học - 0,35 cao đẳng- 0,56 trung cấp - 0,38 sơ cấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp mới đạt khoảng 22% lực lượng lao động.

Tỷ lệ hợp lý phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nhân lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Với các quốc gia phát triển tỷ lệ nhu cầu lao động trình độ cao thường lớn hơn tại các quốc gia đang phát triển.

Tại nước ta hiện nay, doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực chuyên môn nghiệp vụ trình độ TC,CĐ.

Đoàn Quý Ngọc - Nam 24 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, nghề chế tạo khuôn mẫu là đào tạo nội dung gì? Học viên cần đáp ứng những điện kiện ra sao? khi ra trường sẽ làm việc ở những đơn vị ra sao? Hiện nay, trên thị trường lao động, mức lương khởi điểm của người làm nghề này khoảng bao nhiêu tiền?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Chương trình đào tạo Nghề Khuôn mẫu gồm các khối kiến thức và kỹ năng như sau:

- Vị trí Thiết kế: Các em được học các môn học chung theo quy định và các mô đun chuyên ngành như Vẽ kỹ thuật, dung sai đo lường, nguyên lý cắt, vật liệu, vẽ thiết kế trên máy tính sử dụng phần mềm CAD và Inventer..., các mô đun về nguyên lý hoạt động của các loại khuôn dập, ép, khuôn nhựa... các loại máy dập, ép, đùn,... Thiết kế khuôn nhựa, Thiết kế khuôn cao su, Thiết kế khuôn dập, đúc.

- Vị trí gia công đứng máy gia công: Máy tiện, Phay, Mài, Máy xung điện, cắt dây, máy tiện CNC, máy Phay CNC... CAD/CAM/CNC.

- Vị trí lắp giáp khuôn: Máy ráp khuôn, gia công công đoạn cuối của khuôn Xử lý bề mặt khuôn, Lắp ráp và hiệu chỉnh khuôn.

Với các nội dung khối kiến thức trên thì khi các em ra trường hoàn toàn đáp ứng được các vị trí việc làm như:

- Vị tí thiết kế khuôn trong phòng kỹ thuật, làm chương trình gia công trên các phần mềm thiết kế khuôn để chuyển đến bộ phận gia công. Bạn có thể làm việc ở vị trí đứng máy gia công khuôn, vị trí lắp ráp khuôn. Bạn cũng có thể đứng ở vị trí sửa chữa các loại khuôn trong đơn vị sửa chữa, Bạn có thể điều khiển máy ép, dập ...ở nhà máy. Bạn có thể ở phòng tạo mẫu sản phẩm trong thiết kế...

- Vậy điều kiện để học được nghề này cần có trình độ tốt nghiệp 12, bên cạnh đó cần có tinh thần tập trung cao, yêu nghề.

- Đây là nghề rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp, công nghiệp càng phát triển càng cần nhiều lao động trong nghề này. Với các vị trí công việc của nghề này hiện nay lương rất cao. với vị trí thông thường từ 8- 12 triệu đồng/ tháng.

Tiến Mạnh - Nam 30 tuổi

Tôi muốn hỏi bà Phương Mai, liên quan tới câu chuyện học nghề - lập nghiệp, nhiều bậc phụ huynh và bạn trẻ vẫn có tâm lý cho rằng học nghề chưa “sang trọng”, họ muốn chọn các ngành đại học…Tuy nhiên với thực tế trải nghiệm, bà có thể chia sẻ gì về câu chuyện thành công của nhiều tấm gương trong xã hội, trong đó họ đều có xuất phát điểm không cao?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực tế trên thị trường lao động nhiều năm qua đã cho thấy rằng vẫn còn nhiều bạn trẻ có bằng cử nhân nhưng chưa chắc đã xin được việc và vẫn có khả năng thất nghiệp. Trong khi đó, hiện nay xu hướng trên thế giới tại nhiều quốc gia đã chuyển qua các mô hình giáo dục chú trọng vào đào tạo nghề và học nghề, bởi vì những lợi ích thiết thực mà nó đem lại, có thể kể đến: Thứ nhất, chương trình đào tạo nghề thường phù hợp và sát với thực tiễn nên khi các bạn tốt nghiệp xong thì đã có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp.

Thứ hai, ở trường nghề các bạn sinh viên vừa được học và thực hành trong môi trường làm việc đúng theo chuyên ngành. Và cuối cùng, các trường nghề đảm bảo được đầu ra cho các bạn, ra trường là có việc làm ngay. Đối với nhu cầu thị trường thời gian gần đây Navigos đã nhận được những chỉ thị rất thẳng thắn của một số nhà đầu tư nước ngoài đang chuyển bị những dự án khá lớn ở Việt Nam trong việc lựa chọn tuyển nhân viên tốt nghiệp trường nghề hoặc cao đẳng mà không phải là tốt nghiệp đại học.

Theo thông tin gần đây nhất và theo tôi là một tín hiệu khởi sắc đối với các trường học nghề là mùa tuyển sinh năm nay nhiều thí sinh có điểm tốt nghiệp cao (từ 19 điểm) cũng lựa chọn nộp đơn vào các trường nghề. Điều này cho thấy sự thay đổi lớn trong quan điểm của các bậc phụ huynh và các em học sinh về học nghề.

Nguyễn Thế Quyền - Nam 45 tuổi

Cho tôi hỏi hệ giáo dục nghề nghiệp hiện nay (hệ cao đẳng) khác gì so với hệ cao đẳng nghề và hệ cao đẳng của các trường đại học trước đây? bằng được cấp thế nào? sinh viên hệ cao đẳng GDNN có cơ hội học liên thông ở các trường Đại học trên cả nước hay không? Cảm ơn Tòa soạn!

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Trước đây, hệ thống có giáo dục chuyên nghiệp (các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp) thuộc sự quản lý của Bộ GD&ĐT và các trường nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) thuộc quản lý của Bộ Lao động TB&XH (Tổng Cục dạy nghề). Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015 đã nhất thể hóa 2 hệ đào tạo này.

Hiện nay, chỉ còn các trường cao đẳng, trung cấp thuộc quản lý nhà nước của Bộ Lao động TB&XH. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định thống nhất Khung trình độ quốc gia và cho phép người học có bằng cao đẳng, trung cấp được học liên thông lên đại học.

Nguyễn Tâm Đức - Nam 46 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, lâu nay nhiều ý kiến cho rằng hệ thống trường nghề thường có sự thích ứng chậm hơn yêu cầu của thị trường lao động, đơn cử ở: Chương trình đào tạo, giáo trình, máy móc thực tập và trình độ giáo viên. Đây cũng là lý do khiến doanh nghiệp còn ngại khi tìm tới nhà trường, thay vào đó họ tự đào tạo. Đứng ở góc độ người trong cuộc thầy có ý kiến gì về điều này?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Ý kiến này không đúng.

Trong nhiều năm qua, các cơ sở đào tạo nghề được đầu tư, trang bị cơ sở vật chất máy móc thiết bị hiện đại; thường xuyên cử nhiều giáo viên đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ trong nước và nước ngoài; đổi mới chương trình, giáo trình, cách thức tổ chức đào tạo, thi, đánh giá; nhiều trường đã nhiều bộ chương trình đào tạo từ các nước tiên tiến như Úc, Đức, Hàn Quốc Nhật Bản vào đào tạo; chủ động quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp, … để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của Doanh nghiệp.

Trong những năm qua, có ngày càng nhiều các doanh nghiệp, tìm đến các cơ sở đào tạo để hợp tác, đào tạo, nghiên cứu, sản xuất, sử dụng nguồn lực cán bộ, giáo viên, sinh viên…

Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp họ có bộ phân đào tạo để tự tổ chức đào tạo với mục đích để đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng, cập nhật công nghệ… cho doanh nghiệp.

Với các doanh nghiệp lớn, để chủ động nguồn lao động và tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ thì họ tự tổ chức đào tạo. Nhà nước cũng khuyến khích mô hình này.

Huyền Lê - Nữ 34 tuổi

Thưa chị Phương Mai, với kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng, xin chị cho biết các doanh nghiệp thường mong muốn điều gì từ các ứng viên? Thế mạnh và hạn chế của người lao động Việt Nam hiện nay là gì? Chị có lời khuyên gì cho các ứng viên để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Mô hình tuyển dụng thông thường sẽ dựa trên ba yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Vì vậy chúng ta không thể coi nhẹ bất cứ yếu tố nào trong quá trình ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét việc ứng viên có kiến thức nền tảng phù hợp cho yêu cầu công việc để quyết định có tiếp tục phỏng vấn hay không. Trong quá trình phỏng vấn chính kỹ năng và cuối cùng là thái độ của ứng viên mà nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng.

Hiện nay Việt Nam có thế mạnh về nguồn lao động trẻ có khả năng học hỏi nhanh và tinh thần chịu thương chịu khó đó là yếu tố giúp cho nhà tuyển dụng nhìn thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của người lao động Việt Nam.

Tuy nhiên những hạn chế chủ yếu của các ứng viên Việt Nam là kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ và tầm nhìn tương đối ngán hạn về định hướng nghề nghiệp. Hệ quả là chúng ta không đủ nguồn cung nhân lực cho vị trí cấp quản lý vì ứng viên không thể tích luỹ đủ kinh nghiệm cần thiết do chuyển việc quá nhiều.

Mai Khanh - Nữ 33 tuổi

Thưa bà Phương Mai, làm việc với nhiều nhà tuyển dụng trong lĩnh vực có tính chất tiên phong của ngành chế tạo, sản xuất, dịch vụ, bà đánh giá ra sao về nhu cầu phát triển nhân lực lĩnh vực 4.0 đối với thợ kỹ thuật thời gian tới?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Trong 2 năm gần đây chúng tôi đã tiếp nhận số lượng đơn đặt hàng tuyển dụng gia tăng đột biến cùng với sự "đổ bộ" của các nhà đầu tư trong nghành công nghiệp, sản suất và công nghệ. Đặc biệt là lĩnh vực gia công phần mềm Việt Nam đang ngày càng khẳng định về chất lượng trên bản đồ ngành công nghệ thế giới dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu tuyển dụng ngành này.

Theo thống kê của chúng tôi năm 2017 nhu cầu tuyển dụng gia tăng 20% so với cùng kỳ năm trước trong khi nguồn cung nhân lực chỉ gia tăng 14% điều này cho thấy nguồn cung nhân lực của chúng ta càng ngày càng hiếm và không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Trần Văn Phương - Nam 18 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, em vừa thi trượt đại học Công nghiệp Hà Nội. Có mấy trường ĐH khác cũng gửi giấy mời tới đăng ký nhập học nhưng em chưa thích ngành đó lắm. Vừa qua, máy lạnh nhà em hỏng và phải gọi thợ tới sửa. Mất cả ngày mà thợ mới tới vì việc nhiều quá. Thấy thế, mẹ em nói: Hay con thử đăng ký học ngành sửa chữa máy lạnh, có lẽ dễ học và có việc làm ổn định. Nhân buổi này, thầy có thể giải thích thêm cho em về ngành học sửa chữa máy lạnh không ạ, em cảm ơn thầy?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Trước tiên, thầy khẳng định nhận định của mẹ em "học ngành sửa chữa máy lạnh, có lẽ dễ học và có việc làm ổn định" là tương đối đúng với thực tế đang diễn ra hiện nay.

Trường hợp như nhà em vẫn gọi được thợ đến sửa máy là còn may mắn vì mấy năm gần đây cứ đến mùa hè là các siêu thị bán điện máy thiếu các kỹ thuật viên, thợ lành nghề đi lắp đặt, sửa chữa máy lạnh trầm trọng.

Vì thế, sinh viên học ngành máy lạnh trường thầy bắt đầu từ năm thứ 2 là đã tự sắm đồ nghề ra ngoài đi lắp máy và có thêm thu nhập được rồi. Theo thầy, học đại học hay học nghề thì mục đích cuối cùng cũng là mong muốn ra trường việc làm ổn định và có thu nhập cao để nuôi sống bản thân và gia đình.

Trường thầy là một trong số ít trường hiện nay thực hiện cam kết sinh viên ra trường 100% có việc làm ổn định và thực tế ngành máy lạnh trước khi sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm 100%. Nắm được cơ hội đó nên trường hợp đỗ đại học với trên 20 điểm nhưng vẫn lựa chọn vào học nghề tại trường của thầy cũng rất nhiều.

Cũng phải nói thêm để em rõ khi tốt nghiệp ra trường Ngoài việc đi lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng máy lạnh ra em có thể làm bảo hành trong các hãng như Panasonic, Daikin... Vận hành máy lạnh trong các nhà máy, xí nghiệp, các tòa nhà cao tầng, thi công lắp đặt kho lạnh, hệ thống điều hòa trung tâm (nhiều sinh viên đã tốt nghiệp của thầy hiện nay đang làm ở những vị trí đó).

Một lần nữa thầy khẳng định, nếu em lựa chọn theo học ngành máy lạnh là sự lựa chọn đúng đắn.

Nếu có gì còn chưa rõ về việc lựa chọn và theo học về nghề máy lạnh cần tư vấn em có thể liên hệ theo số điện thoại: 0914.680.339, thầy sẽ tư vấn cho em.

Chào em và chúc em có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình!

Lê Ánh Dương - Nữ 18 tuổi

Bây giờ cháu đang học tiếng Anh để phát triển bản thân trong tương lai. Cho cháu hỏi, nếu mình học như thế liệu có ổn không ạ, ngoài ra có bằng tiếng anh và bằng cấp 3 thì có khó xin việc. Khi họ tuyển dụng dựa vào bằng cấp hay năng lực để làm việc hiệu quả tối ưu ạ. Bản thân cháu rất yêu thích quản trị kinh doanh để vươn xa cho sự phát triển mới của mình ạ. Có điều gì sai sót chưa đúng thì mong các chủ chỉ dẫn. Cháu xin cảm ơn ạ!

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Trước hết cháu cần xác định rõ tiếng anh chỉ là công cụ để mình có thể làm tốt hơn trong công việc và nắm bắt cơ hội làm những việc có yêu cầu sử dụng tiếng anh.

Nếu chỉ có bằng cấp 3 và bằng tiếng anh sẽ chưa đủ để có thể có công việc mơ ước, kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng không đặt nặng yêu cầu về bằng cấp với khả năng tiếng anh của mình cô khuyên cháu học thêm chứng chỉ chuyên môn hoặc ít nhất cũng phải có chứng chỉ xác năng lực đảm nhiệm công việc làm phiên dịch.

Mai Minh - Nam 33 tuổi

Thưa Thứ trưởng, từ khi hệ thống giáo dục nghề nghiệp thuộc sự quản lý của Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ có việc làm của cử nhân và thợ nghề chênh nhau ra sao? Số liệu này nói lên điều gì?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động TB&XH quản lý thống nhất toàn bộ hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ 1/1/2017 (các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, trừ các trường sư phạm).

Năm 2017, là năm đầu tiên giáo dục nghề nghiệp đạt 100,2 % chỉ tiêu tuyển sinh, so với kết quả tuyển sinh rất thấp của những năm trước đó. Đến thời điểm này, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng đã có kết quả tuyển sinh vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp phù hợp với ngành nghề đào tạo đạt trên 70%, trong đó nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật, du lịch...có tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt gần 100%. Nhiều trường đã cam kết đảm bảo việc làm cho người học với mức thu nhập khởi điểm từ 5 - 7 triệu đồng.

So với giáo dục đại học, tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của giáo dục nghề nghiệp là cao hơn hẳn.

Hoàng Huy Tuấn - Nam 25 tuổi

Thưa Thứ trưởng, câu chuyện thừa thầy, thiếu thợ được nhắc đến từ lâu, có phải giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa đủ mạnh, vững và hấp dẫn đối với người học? giải pháp vấn đề trên như thế nào?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

"Thừa thầy thiếu thợ" là câu nói phổ biến nhưng cũng chưa phản ánh sát thực trạng hiện nay. Hiện nay, chúng ta đang thiếu nhân lực có chất lượng ở mọi trình độ. Vấn đề không phải là bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, mà là ở chất lượng việc làm chưa cao.

Nhận thức được điều này, giáo dục nghề nghiệp đang nỗ lực để tăng sức hút thông qua nâng cao chất lượng. Một số giải pháp cơ bản như: Quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới các trường; đẩy mạnh tự chủ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; gắn kết đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; khuyến khích tư nhân tham gia giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng CNTT/ngoại ngữ/khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp...

Trịnh Cự Đoàn - Nam 40 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, trong quá trình đưa sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng sinh viên trong những công đoạn đơn giản và sinh viên làm được việc thì vấn đề trả lương được tính ra sao? thực tế sinh viên nhà trường có được trả lương khi tham gia thực tập?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Đi thực tập, đi học tại doanh nghiệp là để học tập rèn luyện trên các máy móc, thiết bị công nghệ của doanh nghiệp, được các chuyên gia giỏi trực tiếp tham gia giảng dạy là xu thế hiện nay của các cơ sở đào tạo. Khi đi thực tập, học tập tại doanh nghiệp, không chỉ các em tham gia các công đoạn đơn giản mà nhiều doanh nghiệp các em được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp.

Và hầu hết các em đều được doanh nghiệp trả lương cho các em. Tuỳ theo mức độ tham gia hay năng suất, chất lượng, hiệu quả mà doanh nghiệp trả lương cho các em. Thực tế sinh viên trường Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội được trả lương khi tham gia thực tập từ 100.000-200.000 đồng/1 ngày tuỳ theo nghề và tuỳ theo doanh nghiệp.

Ví dụ: Lớp Cơ điện tử 2 K7 (năm học thứ 3) đang học tập và làm việc trực tiếp tại Doanh nghiệp sản xuất và gia công đúng lĩnh vực chuyên môn học nghề của các em.

- Các em được tham gia làm cùng các anh chị kỹ thuật của công ty trực tiếp tại xưởng.

- Đồng thời có giáo viên kèm cặp bổ sung kiến thức kỹ năng tại xưởng.

- Đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả một phần gọi là lương hỗ trợ học việc

Cụ thể:

- Sinh viên học việc được 100 000 đ/ 01 ngày làm việc 8h.

- Được hưởng bữa ăn cơm trưa miễn phí tại nhà máy.

- Được công ty bố trí xe đưa đón cùng với CNV công ty.

- Và được hưởng các phúc lợi khác của công ty như CB, CNV của công ty.

Lê Kim Dung - Nữ 23 tuổi

Thưa chị Phương Mai, em tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự. Thời gian qua, em đã tìm hiểu nhiều tuyển dụng để kiếm công việc cho mình. Tuy nhiên, đa số nhà tuyển dụng lại yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm. Vậy phải chăng những kiến thức từ nhà trường không áp dụng được cho thực tế công việc yêu cầu của họ. Mong chị có lợi giải đáp, em cảm ơn chị?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Đầu tiên phải khẳng định là tuyển dụng nào cũng uốn tuyển ứng viên có kinh nghiệm. Tuy nhiên nếu em chứng minh được cho các nhà tuyển dụng niềm đam mê nghề nghiệp của mình, tinh thần sẵn sàng học hỏi và cống hiến thì tôi tin rằng không có nhà tuyển dụng nào "phớt lờ"một ứng viên có tiềm năng như vậy.

Đặc biệt trong nghành nhân sự các doanh nghiệp cũng thường xuyên có những vị trí thực tấp sinh, làm công việc thời vụ và đó cũng có thể giai đoạn chuyển tiếp để bạn có thể có cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau khi chứng minh năng lực của mình.

Nếu bạn quyết tâm cống hiến trong ngành nhân sự, bạn có thể liên lạc với Navigos. Sẽ luôn luôn có cơ họi sẵng sàng cho bạn.

Phạm Văn Hoàng - Nam 52 tuổi

Thưa thầy Phạm Xuân Khánh, tôi là một kiến trúc sư có thâm niên hơn 30 năm. Tôi muốn cho cháu theo ngành của tôi, dù cháu lại muốn học ngành CNTT. Đợt thi đại học vừa qua, cháu thi trượt ngành CNTT của ĐH Bách Khoa. Nay cháu vẫn muốn học hệ cao đẳng CNTT. Xin thầy có thể chia sẻ các thông tin về ngành học CNTT, cơ hội việc làm của các cháu khi tốt nghiệp có rộng mở, mức lương bao nhiêu?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn mang đến sự phát triển vượt bậc cho khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy tính và đam mê công nghệ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ “Ngành Công nghệ thông tin là gì, ra trường làm gì?”.

"Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT cao nhất trong lịch sử" là nhận định của VietnamWorks (Trang web tuyển dụng lớn nhất hiện nay tại Việt Nam) dựa trên các báo cáo tuyển dụng 3 năm gần đây nhất.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần với sự lên ngôi của công nghệ đã thực sự tạo nên cơn "khát" nhân lực CNTT.

Trong khi các trường Đại học đào tạo nghề CNTT theo hướng hàn lâm (hướng nghiên cứu), thì các trường cao đẳng chọn phương pháp đào tạo CNTT theo hướng thực hành (trực tiếp làm ra các sản phẩm CNTT). Đây cũng chính là giải pháp nguồn nhân lực và các doanh nghiệp CNTT (như FPT, Viettel, VNPT, VC Corp…) hướng tới.

Nghề CNTT, được tổ chức đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội (HHT), căn cứ chương trình đào tạo chính quy và cập nhật sửa đổi hàng năm dựa trên xu hướng công nghệ và nhu cầu của doanh nghiệp.

Trong quá trình học, học viên được các giảng viên hướng dẫn thực hiện và trực tiếp hoàn thành các sản phẩm CNTT (phần mềm, ứng dụng CNTT, website,…), đảm bảo sau khi tốt nghiệp, các học viên có thể đáp ứng ngay nhu cầu sử dụng mà không phải tiến hành đào tạo lại. Thêm vào đó, trường hợp tác với các trường ĐH, CĐ nhằm chuyển giao các chương trình hợp tác đào tạo, chương trình đào tạo tiên tiến của Học viện Chisholm – Australia, Nam Seoul – Korea… vào giảng dạy.

Hoàn thành khóa học CNTT tại HHT, sinh viên tham gia công tác tại doanh nghiệp với các vai trò như: Chuyên viên (CV) tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng; CV thiết kế phần mềm ứng dụng; CV quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu; CV thiết kế và quản trị website; CV phân tích và thiết kế hệ thông CNTT; CV kiểm thử phần mềm,…

Mức thu nhập đối với các sinh viên CNTT sau khi ra trường từ 6 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng. HHT cam kết đầu ra có việc làm đối với sinh viên đạt chuẩn đầu ra và bảo vệ tốt nghiệp thành công.

Ngoài ra, Khoa CNTT tại HHT tổ chức đào tạo nghề Thiết kế đồ họa (chương trình chuyển giao từ Chishoml – Úc). Sinh viên có ưu thế lớn sau khi tốt nghiệp được tiếp tục sang Chisholm để học lấy bằng đại học hoặc làm việc tại các doanh nghiệp chuyên thiết kế ấn phẩm quảng cáo, thiết kế bao bì, sáng tác nghệ thuật…

Chương trình đào tạo CNTT dựa trên chương trình đào tạo chính quy, phù hợp với nền tảng đào tạo CNTT tại các trường Đại học. Do vậy, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể chuyển tiếp liên thông lên trình độ ĐH tại các trường như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, và các trường ĐH khác.

Mai Lan Anh - Nữ 28 tuổi

Thưa bà Phương Mai, hiện nay có xu hướng doanh nghiệp tuyển dụng đưa ra yêu cầu tuyển dụng nhân sự ở những vị trí không cần đặc thù như: đi lại nhiều, lao động nặng nhọc…Nhưng chỉ tuyển nam giới! Vậy phải chăng đây là sự phân biệt đối xử về giới trong tuyển dụng, thưa bà?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Rất tiếc đó là một thực tế trong thị trường việc làm hiện nay ở Việt Nam. Chúng ta cũng thông cảm cho những nhà tuyển dụng khi bản chất của một số loại hình công việc hoàn toàn không phù hợp cho thể chất của nữ giới nên nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên cho nam giới chứ không phải vì muốn phân biệt giới tính.

Navigos đã từng có những ứng viên nữ nhận đảm nhiệm công việc ở giàn khoan dầu khí-một công việc được coi là chỉ dành cho nam giới. Như vậy điều quan trọng bạn có đam mê công việc hay không có chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn tại công ty.

Vũ Thị Phượng - Nữ 47 tuổi

Xin hỏi TT Lê Quân: 1. Tôi muốn TT làm rõ chủ để của buổi giao luu : Học nghề trước - Đại học sau. Thứ trưởng muốn gửi thông điệp gì cho các bản trẻ đang chuẩn bị chọn con đường vào đời. 2. Chung ta đang nói nhiều về CMCN lần thứ 4 và học sinh của chúng tôi các em hiểu rằng cuộc CMCN ở đó nền tảng sẽ là ứng dụng CNTT để kết nối; là trí tuệ nhân tạo... như vậy sẽ là CN rất cao, trong cuộc CMCN này có chỗ cho nhân lực kỹ thuật được đào từ khu vực trường nghề hay không? hay chỉ dành cho những người có trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Ý kiến của Thứ trg sẽ là chỉ dẫn quý cho các bạn học sinh . Cảm ơn Thứ trưởng

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Thông điệp: "Học nghề trước, đại học sau" là ý nhấn mạnh các bạn trẻ nên lựa chọn nghề phù hợp với năng lực sở trường của bản thân và hoàn cảnh của gia đình. Giữa học nghề trước và sau này học tiếp liên thông đại học hoặc học đại học ngay không có sự khác biệt về đẳng cấp hay trình độ mà là lộ trình phát triển do mỗi cá nhân lựa chọn.

CMCN lần thứ 4 nhiều người cho rằng chỉ dành cho những người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Tôi cho rằng, quan niệm như vậy là chưa đầy đủ bởi nó có vẻ đúng với nguồn nhân lực trình độ cao góp phần dẫn dắt xã hội trong bối cảnh CMCN lần thứ 4.

Còn thực tế, CMCN lần thứ 4 ảnh hưởng lan tỏa rộng khắp đến toàn bộ lực lượng lao động. Nhiều công việc mới sẽ phát sinh trong đó có rất nhiều công việc đòi hỏi trình độ CĐ, TC chứ không chỉ dừng lại ở trình độ đại học. Ngoài ra, giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm rất lớn trong đào tạo lại, phát triển kỹ năng gắn với chuyển đổi nghề nghiệp trong bối cảnh mới.

Mai Châm - Nữ 22 tuổi

Em đang là sinh viên năm 2 của một trường cao đẳng dược ở Hà Nội. Quá trình học em thấy các thầy, cô dạy nhiều lý thuyết hơn thực hành. Còn 1 năm nữa ra trường, em rất lo không biết ra trường có tìm được việc làm đúng lĩnh vực mình học không, liệu em có cần đi làm thêm ở các quầy thuốc để học hỏi thêm kinh nghiệm?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực ra câu. hỏi của em cũng chính là câu trả lời. Nhìn chung các bạn sinh viên nếu muốn tìm được công việc đúng chuyên môn của mình thì các bạn phải chủ động trong việc tìm cơ hội thực tập hoặc, thu thập kiến thực tế ở bất cứ cơ hội nào có thể. Sẽ không có một con đường trải hoa hồng cho bất cứ ai.

Phạm Viết Tuân - Nam 35 tuổi

Thưa bà Phương Mai, với nhiều doanh nghiệp hiện nay, việc tuyển dụng nhân sự bậc trung hoặc cao cấp là rất khó khăn, dù mức lương ở những vị trí này là khá cao song doanh nghiệp vẫn khó tìm được ứng viên phù hợp. Theo bà đánh giá nguyên nhân là do đâu? Để giải quyết vấn đề này về lâu dài cũng như giữ chân được người lao động, bà có lưu ý gì đến các doanh nghiệp?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Việc khan hiếm cho các vị trí cấp trung và cấp cao ở Việt Nam nói riêng và Châu Á TBD nói chung là một "vấn nạn" cho các nhà tuyển dụng trong khoảng 4 năm trở lại đây. Theo tôi hiện tượng này đến từ rất nhiều nguyên nhân trong đó đến từ một số nguyên nhân như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và khu vực đang ở mức ổn định khiến môi trường đầu tư ở đây ngày càng hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư quốc tế. Với sự gia tăng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số lượng các vị trí quản lý cần tuyển cũng ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp vừa được sáp nhập, và những doanh nghiệp tái cơ cấu cho chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới.

Một nguyên nhân khác cho sự khan hiếm này là nguồn cung của chúng ta không phát triển kịp khiến cho những nhân sự ở vị trí quản lý cấp trung, cấp cao đứng trước quá nhiều lựa chọn và không đủ kiên định để làm việc đủ lâu tại một nơi nhằm bồi đắp kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Như một vòng luẩn quẩn điều này khiến cho các ứng viên Việt Nam không có đủ bề dày kinh nghiệm và trình độ chuyên môn theo yêu cầu tuyển dụng cho vị trí quản lý cấp cao, đã thiếu ngày càng thiêú hơn.

Theo tôi để giải quyết vấn đề này các doanh nghiệp cần đầu tư và gia tăng những hoạt động gắn kết nhân viên, đào tạo phát triển để có thể gắn bó và giữ chân nhân sự cấp quản lý cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho đội ngũ thay thế, nếu những nhân sự chủ chốt ra đi.

Nguyễn Hoà Bình - Nam 34 tuổi

Thưa Thứ trưởng, từ khi nhận nhiệm vụ mới ở Bộ LĐ-TB&XH, ông đã đi tới bao nhiêu địa phương và trường nghề rồi. Điều ông day dứt về giáo dục nghề nghiệp khi chứng kiến thực tế ở những nơi đó là gì?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Điều tôi quan tâm nhất là làm sao để phát triển các trường nghề nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên, trong số đó đa phần đến từ các gia đình có thu nhập không cao. Bên cạnh đó, tháo gỡ nhanh các khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách cho các trường cũng là quan tâm của chúng tôi.

Thực tế tại 63 tỉnh, thành có những đặc thù riêng trong phát triển giáo dục nghề nghiệp, đòi hỏi các chính sách đưa ra vừa phải có tính bao quát, lại vừa phải sát với thực tế của từng địa phương.

Lê Trung - Nam 20 tuổi

Thưa thầy Khánh, bố mẹ em vẫn có quan niệm: Chỉ có đại học mới là con đường duy nhất lập thân lập nghiệp. Xin thầy cho ý kiến về điều này?

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội:

Từ xa xưa, cha ông ta đã nói “Nhất nghệ tinh – Nhất thân vinh” hay “ruộng đất bề hề không bằng 1 nghề trong tay”. Thầy nghĩ em đã từng được nghe những câu này. Hay ở các cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới Worldskills Competitions có câu slogan rất đáng quan tâm “our skills-our future”, có thể dịch là “chúng ta có tay nghề - chúng ta có tương lai”. Những câu nói đó nói lên sự quan trọng của có kỹ năng nghề. Và thực tế thì có rất nhiều tấm gương đã thành công từ học nghề mà không qua đại học.

Chỉ riêng ở trường thầy, có nhiều anh chị đã trở thành giám đốc các doanh nghiệp, trở thành doanh nhân, trở thành những “key person” trong các doanh nghiệp lớn.

Nhiều anh, chị đã được nhận các giải thưởng “Bàn tay vàng”, người thợ giỏi toàn quốc, gương mặt Trẻ tiêu triển vọng Việt Nam của Trung ương Đoàn TNCS HCM, được tặng thưởng các phần thưởng cao quí như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội…

Như vậy, có thể nói học đại học không phải là con đường đi đến thành công duy nhất! Chúc em có sự lựa chọn hướng đi nghề nghiệp sáng suốt và thành công trong tương lai.

Phạm Việt Hưng - Nam 21 tuổi

Chào chị Phương Mai, em xin hỏi chị, việc chuyển đổi công việc được nhìn nhận thế nào. Vì em thấy,nhiều người khi đang ở ghế nhà trường cứ mong muốn mình được làm một công việc nào đó suốt cả đời, nhưng sau lại chuyển đổi sang ngành khác ạ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Việc thay đổi công việc đôi khi sẽ là sự cần thiết nếu bạn nhận ra rằng công việc hiện tại không thực sự phù hợp với năng lực của bạn. Cũng có khi nơi làm việc hiện tại không thể toạ điều kiện cho bạn hơn nữa về mặt nghề nghiệp thì chúng ta cần mạnh dạn đưa ra quyết định.

Việc chuyển việc chỉ mang ý nghĩa tiêu cực nếu bạn chưa làm hết sức để cống hiến và khai thác hết những cơ hội phát triển cá nhân ở công ty hiện tại, hoặc đơn giản là bạn muốn tìm một công ty có mức lương chỉ nhình hơn công ty hiện tại.

TS.Nguyễn Văn Thịnh - Nam 42 tuổi

Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm học nghề truớc, học đại học sau. Vì bản thân tôi truớc đây tôi học nghề ra đi làm rồi mới đi học đại học.... Hiện tại tôi đã lấy bằng TS khoa học Vật chất đuợc 2 năm rồi.

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Cám ơn anh! mong anh tiếp tục chia sẻ để chúng ta cùng chung tay làm thay đổi nhận thức xã hội về học nghề. Về phía quản lý nhà nước, chúng tôi cũng cam kết nâng cao chất lượng đào tạo để tạo niềm tin cho xã hội.

Nguyễn Văn Tuân - Nam 29 tuổi

Thưa thứ trưởng, xin ông cho biết những điểm mới và có tính ưu việt so với đại học, trong tuyển sinh trong hệ thống cao đẳng, trung cấp nghề hiện nay?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là tuyển sinh quanh năm dành cho mọi đối tượng trên 15 tuổi. Hết lớp 9 vào học nghề. Đang học THPT có nguyện vọng được chuyển sang học nghề. Tốt nghiệp THPT vào học nghề. Người lớn học nghề để phát triển kỹ năng vào chuyển đổi nghề nghiệp.

Tuyển sinh học nghề nhấn mạnh vào sự phù hợp của nghề với người học và với nhu cầu xã hội. Khẩu hiệu, "Chọn nghề trước - chọn trường sau". Ứng dụng Chọn nghề mà Bộ Lao động TB&XH mới khai trương cho phép người học biết được nghề này học cái gì, ra trường làm gì, mức thu nhập ra sao, học phí như thế nào, học ở đâu, lộ trình học tập tiếp theo và triển vọng nghề nghiệp như thế nào...

Lê Ánh Dương - Nữ 18 tuổi

Bây giờ cháu đang học tiếng anh để phát triển bản thân trong tương lai,cho cháu hỏi nếu mình học như thế liệu có ổn không ạ, ngoài ra có bằng tiếng anh và bằng cấp 3 thì có khó xin việc. Khi họ tuyển dụng họ dựa vào bằng cấp hay năng lực để làm việc hiệu quả tối ưu ạ. Bản thân cháu rất yêu thích quản trị kinh doanh để vươn xa cho sự phát triển mới của mình ạ. Có điều gì sai sót chưa đúng thì mong các chủ chỉ dâcn khuyển bảo. Cháu xin cảm ơn ạ!

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Trước hết cháu cần xác định rõ tiếng anh chỉ là công cụ để mình có thể làm tốt hơn trong công việc và nắm bắt cơ hội làm những việc có yêu cầu sử dụng tiếng anh.

Nếu chỉ có bằng cấp 3 và bằng tiếng anh sẽ chưa đủ để có thể có công việc mơ ước, kể cả trong trường hợp nhà tuyển dụng không đặt nặng yêu cầu về bằng cấp với khả năng tiếng anh của mình cô khuyên cháu học thêm chứng chỉ chuyên môn hoặc ít nhất cũng phải có chứng chỉ xác năng lực đảm nhiệm công việc làm phiên dịch.

Phạm Thu Hà - Nữ 22 tuổi

Thưa chị Mai, trước cuộc giao lưu này, em có xem trên Google về chị. Em được biết, chị từng làm Trưởng đại diện Văn phòng Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tại Việt Nam. Vậy điều gì khiến chị có thể “bẻ lái” sang lĩnh vực nhân sự? lĩnh vực cũ và mới này có quan hệ với nhau không ạ?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Thực ra công việc hiện tại của chị chính là sự tiếp nối những gì chị đã bắt đầu tại ACCA. Với ACCA, chị đã mang một bằng quốc tế về nghề kế toán kiểm toán, đến cho các bạn trẻ Viêt Nam để chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội về nghề nghiệp trong nhàng khi đầu tư nước ngoài bùng nổ.

Đến với Navigos chị tiếp tục tìm những cơ hội nghề nghiệp cho các tài năng việt nam ở nhiều ngành nghề hơn và tiếp tục niềm đam mê đào tạo, phát triển con người, và giúp các bạn sinh viên xác dịnh ước mơ nghề nghiệp của mình.

Nông Văn Chấn - Nam 47 tuổi

Thưa Thứ trưởng, tôi ở một huyện miền núi phía Bắc. Ở đây quanh năm khó khăn, đi lại không thuận tiện, thanh niên ít người có nghề nghiệp ổn định. Vậy xin hỏi, công tác triển khai giáo dục nghề nghiệp ở những địa phương miền núi phía Bắc có đặc thù gì để giúp người dân nói chung và lao động trẻ có nghề bền vững?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Với các tỉnh miền núi phía Bắc, giáo dục nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn do nhu cầu nhân lực qua đào tạo của các doanh nghiệp trên địa bàn không cao. Nhiều trường không tuyển sinh được và thiếu nhiều điều kiện đảm bảo chất lượng.

Giải pháp là sắp xếp lại mạng lưới các trường, đầu tư có trọng điểm. Gắn đào tạo với cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp lớn tại các địa phương lân cận và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thời gian qua, Hà Giang đã tiến hành sát nhập nhiều trường và đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng trên. Đến nay, kết quả tuyển sinh của trường đã đạt trên 1500 HSSV. Tương tự, một số Trường nghề dân tộc nội trú cũng đã thành công khi triển khai mô hình này.

Bộ đã chỉ đạo Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp rà soát và đánh giá các trường trên địa bàn miền núi để có chính sách đặc thù.

Đặng Hòa - Nam 25 tuổi

Thưa bà Phương Mai, thông thường, mức lương khởi điểm của lao động kỹ thuật và cử nhân, kỹ sư là khoảng bao nhiêu? Tại sao có những nơi mức lương của lao động kỹ thuật lại ngang bằng thậm chí còn hơn cả cử nhân? Bà có thể lý giải gì về điều này?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Theo báo cáo lương toàn năm 2017 dựa trên những thông tin đăng tuyển của các doanh nghiệp trên trong VietnamWorks, 72% công việc dành cho người mới ra trường có mức lương từ $251 - $500 (vào khoảng 5,700,000 – 11,400,000 VND theo tỉ giá lúc chúng tôi thực hiện khảo sát). Đồng thời, đó cũng là khoảng lương dành cho lao động kỹ thuật phổ thông. Dĩ nhiên đây là dựa trên những yêu cầu đặc thù cho những vị trí cụ thể của doanh nghiệp đặc biệt có yêu cầu về ngoại ngữ.

Để lý giải cho sự ngang bằng như vậy là vì cho dù bằng cấp của bạn là gì, thì xuất phát điểm cũng như nhau, các bạn đều cũng có những mặt thuận lợi và hạn chế trong công việc. Tuy lao động kỹ thuật phổ thông tuy không có được kiến thức chuyên sâu nhằm mục đích phân tích và lập kế hoạch, nhưng các bạn lại có tay nghề “thành thạo” hơn, do được đào tạo bài bản trong các trường nghề/ cao đẳng nghề.

Bùi Quý Bảy - Nam 58 tuổi

Tôi đã từng là giáo viên dạy nghề, đã từng làm việc 15 năm ở Đức. Tôi có câu hỏi: Tại sao mô hình đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp lại không phát triển ở VN? Có khó khăn gì sao?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Cám ơn anh, rất mong anh mang kinh nghiệm của mình để hỗ trợ các trường. Thời gian qua, đã có nhiều trường triển khai thí điểm thành công mô hình đào tạo kép của Đức với sự hỗ trợ của GIZ.

Tại Việt Nam, nguyên nhân cơ bản của sự hợp tác lỏng lẻo, hình thức giữa nhà trường và doanh nghiệp trong những năm trước đây bởi nó chưa gắn với lợi ích sát sườn của các bên.

Hiện nay, xu hướng đã bắt đầu thay đổi. Các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực chuyên môn kỹ thuật sâu đã tìm đến các trường nghề. Bên cạnh đó, áp lực phát triển cũng đòi hỏi các trường phải tìm đến doanh nghiệp. Do đó, bức tranh hợp tác đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp bước đầu đã đạt được một số kết quả và hiệu ứng lan tỏa.

Ngọc Hoa - Nữ 28 tuổi

Thưa bà Phương Mai, qua tiếp cận với các yêu cầu tuyển dụng, bà thấy nhà trường cần có sự điều chỉnh gì để phù hợp với thực tế yêu cầu của doanh nghiệp?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Tôi thấy việc dạy học tại nhiều trường Đại học hiện nay còn chú trọng nhiều vào lý thuyết và còn thiếu thời gian để các em thực hành, hoặc tiếp cận với kiến thức thực tế để hiểu cách vận dụng lý thuyết vào công việc, mối liên kết giữa nhà trường và thực tiễn tại doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.

Ngoài ra, nhà trường vẫn còn thiếu những điều kiện để thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng mềm và định hướng nghề nghiệp cho các em.

Qua nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp, tôi quan sát thấy vẫn còn tồn tại những thách thức mà nhà tuyển dụng đang gặp phải do nhu cầu tuyển dụng thực tế và chương trình giáo dục vẫn còn sự khoảng cách. Điều này không phải chỉ là lỗi của phía nhà trường. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tìm đến nhà trường mỗi khi cần tuyển dụng, và không có đối thoại thường xuyên để phản hồi cho nhà trường chất lượng nguồn nhân lực từ phía nhà trường sau khi vào làm việc.

Vì vậy, tôi đề xuất nỗ lực hợp tác từ nhiều phía: các doanh nghiệp cần tiếp cận thường xuyên các cơ sở đào tạo để cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng cũng như yêu cầu tuyển dụng của mình. Chỉ bằng cách đó các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề mới có thể lên kế hoạch tuyển sinh và liên tục đổi mới các chương trình đào tạo theo hướng thực tiễn.

Các trường cũng nên cập nhật những chương trình đào tạo mới nhất theo xu hướng của toàn cầu. Đồng thời, nhà trường cần tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, các công ty tuyển dụng nhân sự để tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tô Trọng Nam - Nam 34 tuổi

Thưa Thứ trưởng, theo đánh giá, việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở nhiều địa phương còn chậm và lúng túng, Bộ LĐ-TB&XH có phương án gì để khắc phục?

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

Hiện nay, toàn quốc có 83 trường CĐ tư thục và hơn 250 trường TC tư thục. Thời gian gần đây, hoạt động mua bán sát nhập các trường tư thục diễn ra khá sôi nổi. Nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm và đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp. Thực tế hiện nay, một số trường tư thục đang dẫn đầu hệ thống, vượt xa trường công về quy mô và chất lượng đào tạo.

Mục tiêu đến 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 50 trường tư thục đạt chuẩn chất lượng cao, so với mục tiêu 100 trường công lập.

Trung Kiên - Nam 27 tuổi

Thưa bà Phương Mai, với thực tế các quy định về chính sách về tuyển dụng dụng hiện nay, bà thấy cần kiến nghị gì để nhằm thuận tiện hơn cho doanh nghiệp và người lao động tiếp cận nhau hơn?

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam:

Hiện nay, nhà tuyển dụng và ứng viên có rất nhiều cơ hội để tiếp cận nhau, đặc biệt là qua các trang tuyển dụng trực tuyến như VietnamWorks.com, hay các dịch vụ tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao như Navigos Search. Tuy nhiên vấn đề lớn hơn mà chúng ta đang phải đối mặt là việc làm sao để tăng độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp.

Tôi không có kỳ vọng muốn đưa ra kiên nghị gì về mặt chính sách, tuy nhiên với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý giao động quản lý đầu tư nên chủ động tổ chức những hoạt động để cung cấp thông tin về thị trường lao động Việt Nam cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đang chuẩn bị vào Việt Nam.

Những thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn và người lao động sẽ còn nhiều cơ hội để chuẩn bị kiến thức kỹ năng kinh nghiẹm để đáp ứng những nhu cầu trong tương lai.

Ngoài ra vậy, thay vì đề xuất các chính sách trong tuyển dụng, tôi xin được đề xuất song song đó các doanh nghiệp cũng cần chú trọng hơn vào việc “gắn kết nguồn nhân lực, thông qua các chương trình đẩy mạnh thương hiệu nhà tuyển dụng, chú trọng phát triển nguồn nhân lực và xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp và công bằng, đó chính là những yếu tố quan trọng khiến người lao động quan tâm khi quyết định ứng tuyển và gắn bó lâu dài trong công việc.

Việc làm