1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Quy định về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2015

Quy định mới nhất về BHXH, BHYT, BHTN năm 2015 như: Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đối tượng bắt buộc phải tham gia, mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN… theo Luật làm việc 38/2013/QH13 và Công văn 4064/BHXH-THU.

Kể từ ngày 1/1/2015 theo Luật làm việc số 38/2013/QH13 và Công văn số 4064/BHXH-THU quy định:

1. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

 

 

Các khoản trích theo lương

 

 

Doanh nghiệp đóng

 

 

Người lao động đóng

 

 

Cộng (%)

 

 

1. BHXH

 

 

18

 

 

8

 

 

26

 

 

2. BHYT

 

 

3

 

 

1,5

 

 

4,5

 

 

3. BHTN

 

 

1

 

 

1

 

 

2

 

 

Cộng (%)

 

 

22

 

 

10,5

 

 

32,5

 

4. KPCĐ2 %  

 

- Hàng tháng, DN đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %.

2. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN:

a. Nếu là lao động làm việc tại các doanh nghiệp:

- Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

b. Nếu là lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

tỷ lệ đóng bhxh, bhyt, bhtn moi nhat

- Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

c. Mức lương:

- Mức lương tối thiểu vùng: xem tại đây:   Mức lương tối thiểu vùng năm 2015

- Mức lương cơ sở: Từ ngày 01/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

(Theo Nghị định Số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013 của Chính phủ).

3. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 thángtrong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng).

- Những hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01/2015 mà có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, thì DN phải làm thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01/2015.

- Nếu NLĐ có ký hợp đông lao động với nhiều công ty thì Công ty đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN cho NLĐ.

Chú ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTN cho NLĐ tại tổ chức BHXH.

Lưu ý: Các DN có trách nhiệm đóng BHYT nếu không đóng hoặc đóng không đầy đủ thì sẽ bị xử lý:

- Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

- Đồng thời phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Những chú ý khi tham gia BHYT:

- NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.

- NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

- NLĐ trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT.

DN không đóng BHYT cho nhân viên thì sao?

- Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định thì sẽ bị xử lý: Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. (tăng gấp đôi so với trước đây)

- Ngoài ra còn phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT.

Theo Báo Người lao động/Công văn số 4064/BHXH-THU ngày 17/12/2014 của BHXH TP.HCM