1. Dòng sự kiện:
  2. Thực hành chữ "S" trong ESG

Những câu hỏi cấm kỵ

(Dân trí) - Bạn đã được dạy cách trả lời những câu hỏi khó. Nhưng có thể bạn chưa từng nghe ai nhắc đến cách đối phó với những câu hỏi thuộc phạm trù “cấm”. Đó có thể là những câu hỏi vi phạm pháp luật, hoặc quá tế nhị, xúc phạm nhân phẩm ứng viên.

Trước tiên, bạn cần phải biết rõ những câu hỏi thuộc loại nào thì được coi là vấn đề nhạy cảm thậm chí là vi phạm pháp luật:

 

- Tôn giáo  

- Chủng tộc

- Màu da

- Giới tính

- Khuyết tật

 

Có 3 cách để bạn đối phó với tình huống trên

 

Trả lời câu hỏi. Nếu bạn thực sự cho rằng trả lời những câu hỏi đó chẳng làm tổn hại gì đến bạn, hơn nữa bạn cũng chẳng muốn gây phiền nhiễu gì thì bạn có thể trả lời tất cả những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Lúc này, dù câu hỏi của họ có thế nào cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bạn.

 

Từ chối trả lời câu hỏi. Hãy thẳng thắn thông báo cho nhà tuyển dụng biết là họ đang vô tình hoặc cố ý vi phạm pháp luật hoặc đang đưa ra những câu hỏi chẳng liên quan gì đến yêu cầu của công việc cả. Nhưng theo các chuyên gia, thì bạn  chỉ nên thực sự cảnh báo khi thấy rằng người đưa ra câu hỏi đó thực sự có ác ý với bạn. Chẳng hạn như người phỏng vấn đang cố tình xoáy sâu vào một điểm khiếm khuyết nào đó trên cơ thể bạn. Hoặc ông ta đang cố tình đưa cho bạn những câu nhạy cảm về giới tính,...

 

Không trả lời trực tiếp mà chỉ đưa ra hàm ý. Có lẽ đây được coi là lựa chọn tốt nhất, bởi vì nó cho phép bạn vừa có thể giữ vững được quyền lợi của mình mà vẫn tỏ ra vô cùng lịch thiệp và thông minh. Để có thể trả lời câu hỏi kiểu như thế này, hãy cố gắng tập trung vào điều mà nhà tuyển dụng muốn biết.

 

Ví dụ như khi bạn đi ra nước ngoài làm việc, nhà tuyển dụng có hỏi: “Anh/chị có phải là công dân Hàn Quốc hay không?”, thì một câu trả lời thông minh sẽ là: “Tôi có đầy đủ quyền luật pháp để có thể lao động tại Hàn Quốc”. Đó chính là cách bạn đang biến câu hỏi của họ trở về với đúng luật hơn. Đây thực sự là một kĩ năng rất tốt. Nó sẽ có ích cho bạn rất nhiều.

 

1. Về tuổi tác

 

Thực ra chỉ có một số nước mới quy định cấm phân biệt đối xử tuổi tác như không được tuyển những người trên 40 tuổi… Còn đại đa số các quốc gia (chủ yếu là Tây Âu) chỉ coi đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm với phụ nữ. Chẳng hạn như nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí của một nhân viên chăm sóc da mặt thì lẽ tất nhiên nhà tuyển dụng chẳng bao giờ muốn tuyển vào một người đã quá lớn tuổi cả. Vì vậy, nếu không muốn gặp phải tình huống trớ trêu về tuổi tác thì tốt nhất bạn nên xem kỹ yêu cầu công việc trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển.

 

2. Gia đình và con cái

 

Nhà tuyển dụng có thể hỏi nhiều về cuộc sống gia đình của bạn, với nhiều người, đó là một sự can thiệp quá sâu và rất khó chịu. Tuy nhiên, thực chất nhà tuyển dụng chỉ muốn biết một điều duy nhất: “Bạn có sẵn sàng để chuyển chỗ ở không? Bạn đầu tư được bao nhiêu thời gian cho công việc?”.

 

Nếu bạn không muốn họ đi quá sâu vào đời tư, ngay khi họ chớm hỏi, hãy nói qua về cuộc sống gia đình hiện tại, đồng thời khẳng định ngay bạn đã sắp xếp gia đình rất ổn, để có thể toàn tâm toàn ý với công việc.

 

3. Sắc tộc và màu da

 

Nhà tuyển dụng không có quyền hỏi về nguồn gốc xuất xứ của bạn. Vì vậy bạn có quyền nhắc nhở họ đừng quan tâm quá nhiều đến vấn đề này, miễn là bạn có đủ tư cách pháp nhân để làm việc ở đây.

 

Minh Chi